Giữa khủng hoảng năng lượng toàn cầu, giá điện ở Nhật Bản tăng cao nhất 9 tháng
Giá điện tuần này tại Nhật Bản đang ở mức cao nhất 9 tháng do đà tăng giá nhiên liệu trên toàn cầu bắt đầu ảnh hưởng đến thị trường điện trị giá 150 tỷ USD của nước này.
Các bồn chứa khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại Nhật Bản. Ảnh: Reuters
Hãng Reuters đưa tin giá năng lượng trên thế giới đang chạm ngưỡng kỷ lục hoặc ở mức cao nhất nhiều năm, trong bối cảnh các nền kinh tế từ châu Âu đến châu Á phục hồi sau đại dịch COVID-19 nhưng lại đối mặt với tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng.
Đối với quốc gia chủ yếu dựa vào nhập khẩu năng lượng như Nhật Bản, việc giá dầu, khí đốt và than đá cao hơn đang khiến lạm phát quay trở lại với giá bán buôn ở mức cao nhất trong 13 năm.
Video đang HOT
Tình hình hiện nay khiến các nhà kinh tế nhớ lại mùa Đông khắc nghiệt ở Nhật Bản năm ngoái. Lúc đó, quốc gia này hứng chịu cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất kể từ sau thảm họa nhà máy hạt nhân Fukushima, khi giá điện tăng cao kỷ lục và lưới điện quốc gần như dừng hoạt động.
Ngày 12/10, giá bán điện giờ cao điểm tại Nhật Bản là 50 yên (khoảng 10.000 đồng) cho mỗi kilowatt giờ (kWh), chỉ kém một chút so với mốc cao nhất kể từ tháng 1 là 50,01 yên/kWh của ngày hôm trước.
Các công ty cung cấp điện lớn của Nhật Bản đang tăng tốc thực hiện những bước tích trữ cần thiết để ngăn chặn kịch bản khủng hoảng giống mùa Đông năm ngoái lặp lại.
Nhật Bản sẽ xả nước thải từ Fukushima vào đại dương
Chính phủ Nhật vừa thông qua kế hoạch xả hơn một triệu tấn nước đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima vào đại dương.
"Chính phủ đã soạn thảo các chính sách cơ bản để xả lượng nước qua xử lý vào đại dương, sau khi đảm bảo mức độ an toàn của nước. Chính phủ cũng sẽ thực hiện nhiều biện pháp để ngăn tổn hại về danh tiếng", Thủ tướng Yoshihide Suga nói hôm nay.
Chính phủ Nhật lập luận kế hoạch này an toàn bởi nước đã được xử lý để loại bỏ tất cả yếu tố phóng xạ và sẽ được pha loãng. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế ủng hộ kế hoạch, cho rằng nó tương tự quá trình xử lý nước thải của các nhà máy hạt nhân khác trên thế giới.
Khoảng 1,25 triệu tấn nước đã tích tụ tại khu vực nhà máy hạt nhân Fukushima kể từ sau sự cố do thảm họa động đất, sóng thần năm 2011, gồm nước của hệ thống làm mát nhà máy, nước mưa và nước ngầm. Lượng nước này được bơm ra và xử lý qua hệ thống lọc.
Các bể chứa nước đã qua xử lý tại khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở thị trấn Okuma, Nhật Bản. Ảnh: Reuters.
Việc xả nước từ nhà máy hạt nhân Fukushima chưa thể bắt đầu trong ít nhất hai năm tới, nhưng khiến nhiều cộng đồng ngư dân địa phương bất bình, vì họ đã mất nhiều năm để khôi phục niềm tin của khách hàng vào hải sản được đánh bắt trong khu vực này.
"Họ từng nói với chúng tôi sẽ không xả nước ra biển nếu không được ngư dân ủng hộ", Kanji Tachiya, người đứng đầu một hợp tác xã thủy sản ở Fukushima, nói. "Chúng tôi không ủng hộ động thái đơn phương phá vỡ cam kết và xả nước vào biển".
Quyết định cũng vấp phải phản đối trong khu vực trước khi được thông qua. Ngoại trưởng Hàn Quốc Chung Eui-yong ngày 12/4 "lấy làm tiếc về quyết định có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới an toàn của người dân và môi trường trong tương lai".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên kêu gọi Nhật Bản "hành động có trách nhiệm" về việc xả nước vào đại dương.
"Để bảo vệ lợi ích cộng đồng quốc tế, cũng như an toàn và sức khỏe của người dân Trung Quốc, Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại nghiêm trọng với phía Nhật Bản thông qua kênh ngoại giao", ông Triệu nói ngày 12/4.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật tạm nâng trần nợ công quốc gia Với 219 phiếu thuận và 206 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 12/10 đã thông qua dự luật tạm thời nâng mức trần nợ công của nước này lên 28.900 tỷ USD. Dự luật này trước đó đã được Thượng viện thông qua. Quang cảnh một phiên họp Hạ viện Mỹ tại Washington, DC. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo đó, giới hạn vay...