Giữ sạch ruột già bằng 7 loại thực phẩm cực tốt
Giữ sạch ruột già giúp ngăn ngừa một loạt các bệnh liên quan tới dạ dày, hệ tiêu hóa như đầy axit, táo bón, ung thư đại trực tràng… Dưới đây là một vài chế độ ăn uống giúp làm sạch bộ phận ruột này.
Thực phẩm tốt cho ruột già
1. Nước chanh
Chanh rất quan trọng để giữ cho dạ dày, ruột già luôn sạch sẽ. Bằng cách dùng nước chanh hỗ trợ, thức ăn luôn được tiêu hóa tốt.
Nếu bạn không thích uống nước nóng vào buổi sáng, hãy vắt thêm ít nước chanh vào ly và uống. Điều này sẽ làm giảm axit hình thành trong dạ dày và dạ dày luôn được làm sạch. Đồng thời cũng sẽ làm giảm trọng lượng.
2. Rau bina
Rau bina là loại rau xanh rất có lợi, giúp loại bỏ vấn đề dạ dày và cải thiện hệ tiêu hóa. Sử dụng rau bina trong thức ăn, ruột được làm sạch hoàn toàn.
Chất flavonoid trong rau bina hoạt động như một chất chống oxy hóa làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Bằng cách tiêu thụ nó trong món salad, hệ thống tiêu hóa sẽ khỏe hơn và thức ăn dễ tiêu hóa hơn.
Ăn bông cải xanh giúp làm sạch ruột, nó có lợi cho gan cũng như cho ruột. Nó có thể được nấu chín hoặc thậm chí ăn vừa chín tái, nhưng nếu được luộc thì có nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn.
Sắt, protein, canxi, carbohydrate, crôm, vitamin A và C được tìm thấy trong loại rau xanh này cực kỳ bổ dưỡng. Ngoài ra, nó cũng chứa chất phytochemical và chất chống oxy hóa, bảo vệ khỏi bệnh tật và nhiễm trùng.
4. Nước trái cây
Thêm nước trái cây thường xuyên vào chế độ ăn uống sẽ giúp bạn khỏe mạnh và không bị bệnh. Nước ép trái cây chứa chất xơ và các enzym khác đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch ruột.
5. Tỏi
Video đang HOT
Trong ẩm thực Ấn Độ, tỏi có tầm quan trọng lớn. Nó cũng là một nguồn chứa chất selen tốt, có tác động tích cực đến lưu thông máu, tiêu hóa và hệ miễn dịch của cơ thể, loại bỏ vấn đề trào ngược axit. Bằng cách ăn tỏi, ruột cũng được làm sạch.
6. Cá
Axít béo Omega-3 được tìm thấy trong cá là một chất béo lành mạnh dễ tiêu hóa. Ngoài ra, cá còn có các loại dầu cần thiết khác để giữ cho quá trình tiêu hóa luôn vận động khỏe mạnh, linh hoạt. Bằng cách ăn cá, ruột cũng được làm sạch.
7. Ngũ cốc nguyên hạt
Nếu bạn tiêu thụ một chế độ ăn uống giàu chất xơ, bạn sẽ rất khó có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến tiêu hóa. Chế độ ăn uống với chất xơ giúp dễ tiêu hóa và cũng làm sạch ruột hoàn toàn. Chất xơ cũng giàu trong ngũ cốc nguyên hạt, chứa lượng calo thấp giúp ngăn ngừa cholesterol xấu phát triển trong cơ thể.
Theo infonet
Mẹo hay cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả giúp bạn chống chọi với thời tiết thay đổi, cảm cúm không "ghé thăm"
Bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và bị cảm tái phát nhiều lần? Hãy cảnh giác vấn đề chức năng hệ miễn dịch đang suy giảm nghiêm trọng. Vậy biện pháp nào giúp bạn cải thiện sức khỏe một cách an toàn và hiệu quả?
Những biểu hiện cho thấy khả năng miễn dịch của cơ thể bạn đã suy giảm
Thường xuyên cảm thấy uể oải
Bất kể lúc làm việc hay hoạt động gì thì bạn luôn tỏ ra thiếu sức lực, chỉ cần vận động một chút đã cảm thấy vô cùng mệt mỏi nhưng kiểm tra lại không phát hiện bệnh tật ở cơ quan nào. Chỉ cần nghỉ ngơi một thời gian thì bạn lại khỏe hơn nhưng không được mấy ngày thì cảm giác uể oải quay trở lại. Đây chính là biểu hiện khi hệ miễn dịch của bạn suy yếu.
Bị cảm không dứt
Con người thỉnh thoảng bị cảm sốt là bình thường, nhưng nếu triệu chứng cảm mà bạn mắc phải giống như "cơm bữa" và điều trị rất lây mới khỏi thì nên cảnh giác khả năng miễn dịch có vấn đề.
Vết thương dễ viêm nhiễm
Khi cơ thể không đảm bảo được chức năng miễn dịch và đề kháng với độc bệnh thì chỉ cần một chút vết thương nhỏ trên cơ thể cũng dễ khiến bạn bị nhiễm trùng. Biểu hiện thường thấy chính là vết thương sưng đỏ, thậm chí làm mủ và phải mất thời gian dài để điều trị.
Ngoài ra, cơ thể bạn cũng dễ bị nổi những mụn nước vừa đau vừa ngứa, dù sau vài ngày có thể tự bong tróc và lành lại thì chúng vẫn có thể xuất hiện ở vị trí khác, gây ra nhiều phiền toái cho sức khỏe cũng như sinh hoạt của bạn.
Hệ tiêu hóa nhạy cảm
Chỉ cần thay đổi món ăn mới hoặc ăn ở hàng quán bên ngoài thì bạn đều dễ gặp những triệu chứng không khỏe, điển hình như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng v.v... Tình trạng này cho thấy hệ miễn dịch suy giảm kéo theo chức năng tự bảo vệ của dạ dày và đường ruột cũng gặp vấn đề.
Dễ bị lây nhiễm
Khi chức năng miễn dịch của cơ thể không đảm bảo thì bạn càng dễ bị nhiễm bệnh từ người xung quanh. Dù là căn bệnh cảm thông thường hay những bệnh truyền nhiễm khác thì cơ thể bạn cũng không đủ đề kháng đề chống lại bệnh, từ đó dễ cảm nhiễm và cũng khó điều trị hơn người bình thường.
Làm thế nào để cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể?
Cân bằng ăn uống
Cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng chính là nguyên nhân trọng yếu khiến chức năng miễn dịch suy giảm. Đặc biệt là những người thường ngày kén ăn, ăn kiêng quá mức hoặc chỉ ăn chay không đúng cách đều dễ khiến hệ miễn dịch thấp hơn người khác.
Protein, vitamin và các axit béo không no v.v... đều có mối liên hệ rất lớn với cơ quan miễn dịch trong cơ thể con người. Vì vậy, bạn cần có chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo cân bằng các dưỡng chất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch.
Nghỉ ngơi khoa học
Giấc ngủ có thể giải trừ hiệu quả những mệt mỏi hằng ngày của bạn, đồng thời ngủ đủ giấc và có chất lượng còn tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, ít bị bệnh tật hơn. Khi bạn ngủ, các tế bào sẽ tạo ra một loại axit có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch một cách hiệu quả.
Chú ý luyện tập thể chất
Mỗi ngày bạn nên dành một thời gian thích hợp để tập luyện thể dục thể thao, hoặc đơn giản hơn là những vận động như đi bộ, chạy bộ, yoga v.v... Tùy theo thể trạng và sức khỏe mà bạn lựa chọn bài tập phù hợp với mình.
Hoạt động thể chất vừa giúp bạn ngủ ngon hơn, vừa thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường tốc độ trao đổi chất, dần dần nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Duy trì tâm trạng vui tươi
Tinh thần cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức đề kháng của cơ thể. Vì vậy, mỗi người cần học cách giải tỏa căng thẳng, thư giãn bằng những thú vui lành mạnh, giao tiếp và chia sẻ với mọi người nhiều hơn để giữ tâm trạng luôn lạc quan, vui vẻ.
Một số loại thực vật có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch
Rau muống
Đây là loại rau rẻ tiền và dễ tìm mua nhưng nó lại chứa nhiều Glutathione, một chất chống oxi hóa thực vật và có chức năng tăng cường miễn dịch. Với nhiều cách chế biến như luộc, xào, làm gỏi, nấu canh sẽ giúp bạn có thực đơn đa dạng và có lợi cho khả năng đề kháng của cơ thể.
Tỏi
Tỏi được xem là loại gia vị có nhiều chất chống oxi hóa, ngăn ngừa vi khuẩn và độc bệnh xâm nhập vào hệ thống miễn dịch, trong đó có cả vi khuẩn Helicobacter pylori liên quan đến viêm loét và ung thư dạ dày. Sau khi bóc vỏ, bạn nên để tỏi thêm 15 đến 20 phút rồi mới cho vào nấu nướng, như vậy có thể kích hoạt các enzyme nâng cao hệ miễn dịch.
Bông cải xanh
Theo một nghiên cứu y học cho thấy, các chất hóa học trong bông cải xanh có thể kích thích hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, bông cải xanh còn rất giàu dinh dưỡng, điển hình như vitamin A, C, B, D và Glutathione, có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của tác nhân gây bệnh.
Thiên Khuê
Theo emdep.vn
Những lưu ý cơ bản khi ăn để hệ tiêu hóa khỏe mạnh Ăn nhiều loại thức ăn là tốt hay vừa ăn vừa uống sẽ dễ tiêu hóa hơn... là những quan niệm sai lầm của nhiều người trong việc ăn uống. Dưới đây là những kiến thức cơ bản về cách ăn đúng mà bạn không nên bỏ qua. Ảnh: Internet. Bạn có biết, khi ăn vào cơ thể, trái cây mất từ 30-60...