Giữ nguyên mức học phí năm học 2021-2022 như trước
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã báo cáo Chính phủ xem xét cho phép giữ nguyên mức học phí của năm học 2021-2022 ổn định như năm học 2020-2021.
Trường học vùng cao (Ảnh minh hoạ: DUY LINH)
Thứ trưởng GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng vừa có văn bản gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở giáo dục và đào tạo đề nghị chỉ đạo và quán triệt thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2020-2021, 2021-2022 và công tác chỉ đạo điều hành giá năm 2021.
Tại văn bản, về vấn đề mức học phí năm học 2021-2022, Bộ GD-ĐT cho biết, theo quy định, Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2-10-2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 sẽ hết hiệu lực sau khi kết thúc năm học 2020-2021 (Nghị định 86)
Video đang HOT
Thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng nghị định thay thế Nghị định 86 để áp dụng từ năm học 2021-2022 và đã trình Chính phủ để xem xét, phê duyệt.
Tuy nhiên, để chia sẻ khó khăn, giảm gánh nặng tài chính với người học do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và thiên tai bão lũ ở nhiều địa phương thời gian vừa qua, Bộ GD-ĐT đã báo cáo Chính phủ xem xét cho phép giữ nguyên mức học phí của năm học 2021-2022 ổn định, không tăng so với năm học 2020-2021.
Từ năm học 2022-2023, mức học phí được điều chỉnh tăng theo lộ trình phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế để từng bước thực hiện lộ trình tính đủ chi phí theo quy định.
Bộ GD-ĐT đề nghị các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan, các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý giữ ổn định mức học phí của năm học 2021-2022 như năm học 2020-2021.
Sau khi Chính phủ duyệt ban hành nghị định thay thế Nghị định 86, các bộ, ngành, địa phương, cơ sở giáo dục cần rà soát thực hiện theo đúng ghị định mới được ban hành; tăng cường kiểm tra, giám sát, có trách nhiệm giải trình với xã hội về hoạt động của cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý, trong đó có nội dung về quản lý học phí.
[Tiếng dân] Học phí - mối quan tâm lớn của phụ huynh
Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến hết năm học 2020 - 2021 đã hết hiệu lực.
Ảnh minh họa
Hàng triệu gia đình đang như ngồi trên đống lửa khi nghe tin học phí các trường đại học sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Các trường đại học đều bắt đầu công bố lộ trình tăng học phí cho năm học 2021 - 2022 và những năm tiếp đó theo đề án đổi mới cơ chế hoạt động tự chủ chi thường xuyên.
Các ngành Y, Dược, CNTT những nghề mà thị trường đang thiếu dự kiến sẽ tăng học học phí chóng mặt. Theo đó, trường ĐH Công nghệ thông tin đưa ra mức học phí là 25 triệu đồng/năm (hệ đại trà), 35 triệu đồng (hệ chất lượng cao), 45 triệu đồng (chương trình tiên tiến); sau đó những năm tiếp theo, học phí ở mỗi hệ đào tạo tăng thêm 5 triệu đồng.
Với ĐH Bách khoa, chương trình bình thường có mức học phí là 25 triệu đồng/năm (tăng 13 triệu đồng); chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Anh là 66 triệu đồng (tăng 36 triệu đồng).
Khu vực phía Nam, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch công bố, từ năm học 2021 - 2022, trường dự kiến áp dụng mức học phí mới, trong đó, nhóm ngành Y khoa, Dược học, Răng-Hàm-Mặt có mức 32 triệu đồng/năm, các ngành còn lại 28 triệu đồng. So với năm 2020, mức học phí này đã tăng hơn 2 lần.
Bộ GD&ĐT đang phối hợp với các bộ, ngành, lấy ý kiến các địa phương, các cơ sở giáo dục trên cả nước để hoàn thiện dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP. Đối với các trường công lập dự thảo lần này, Bộ GD&ĐT gắn mức thu học phí với kết quả kiểm định chất lượng giáo dục - đào tạo trường công lập, nhằm bảo đảm mức thu học phí tương xứng với chất lượng. Dự thảo quy định mức tăng học phí tối đa mỗi năm học không quá 10% đối với giáo dục mầm non, phổ thông và không quá 15% đối với đào tạo đại học (riêng mức thu năm học 2021 - 2022 không được vượt quá mức thu học phí năm học 2020 - 2021).
Dường như người dân đã làm quen dần với xu hướng tăng học phí của các trường đại học để con em có thể được học trong môi trường đào tạo có chất lượng. Theo đó, trường nào chất lượng đào tạo cao thì học phí đắt và ngược lại, một xu hướng mà các nước trên thế giới vẫn áp dụng, bất kể trường công lập hay dân lập. Những trường tự chủ tài chính và đạt kiểm định chất lượng trong nước hoặc quốc tế được thu học phí tối đa từ 2 - 2,5 lần học phí của các trường chưa tự chủ tài chính hoặc tự chủ tài chính, nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng.
Đối với trường công lập đến nay vẫn chưa có kế hoạch tự chủ tài chính hoặc tự chủ tài chính, nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng thì thực hiện mức thu học phí không quá một mức trần nhà nước quy định. Các trường ngoài công lập vẫn được tự quyết định mức thu học phí, nhưng phải công khai mức học phí cho từng năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; cho từng năm học cùng với dự kiến cho cả khóa học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
Nếu như quyết định chưa tăng học phí trong năm học 2021 - 2022 của tân Bộ trưởng GD&ĐT đang được người dân ủng hộ thì mức tăng học phí tối đa mỗi năm học không quá 15% đối với bậc đại học đã khiến không ít phụ huynh boăn khoăn. Bởi trong 1 năm tới, chưa có gì đảm bảo nền kinh tế có thể hồi phục trong bối cảnh Covid-19 còn chưa giảm.
Có phải học phí đại học thấp thì chất lượng không cao! Dư luận đang nóng về câu chuyện học phí, nói chính xác hơn là nhiều trường đồng loạt tăng học phí, thậm chí mức tăng rất cao. Tại sao lại đúng vào thời điểm này? Tòa nhà điều hành (Thiên Lý) của ĐH Nông Lâm TP.HCM. Ảnh: TL Hiện tại, các cơ sở giáo dục công lập đang thực hiện thu học phí...