Giới trẻ Sài Gòn ‘đổ xô’ học lớp vẽ truyện tranh kiểu Hàn Quốc miễn phí
Lớp vẽ webtoon miễn phí diễn ra vào mỗi sáng thứ 4 hàng tuần hiện là điểm hẹn thu hút đông đảo những ai yêu thích vẽ và mong muốn trở thành tác giả truyện tranh trong tương lai tham gia.
Lớp học vẽ truyện tranh miễn phí phong cách Hàn Quốc thu hút nhiều bạn trẻ – LÊ NAM
Thời gian qua, có một lớp học vẽ truyện tranh và hoạt hình miễn phí được tổ chức đều đặn vào sáng thứ 4 hằng tuần tại Q.1, TP.HCM đã thu hút sự tham gia đông đảo của các bạn trẻ. Thể loại mà các bạn trẻ tham gia có tên gọi là webtoon – được biết đến là thể loại truyện lai giữa truyện tranh và hoạt hình và được đăng tải trên mạng.
Học vẽ truyện tranh phong cách Hàn Quốc
Webtoon là từ được ghép từ “Web” trong chữ Internet và “Toon” trong chữ Cartoon, chỉ hoạt hình. Truyện webtoon được bắt nguồn từ Hàn Quốc và trở nên phát triển rầm rộ khoảng 6 năm trở lại đây.
Lớp học miễn phí diễn ra vào mỗi sáng thứ 4 hằng tuần thu hút đông đảo bạn trẻ tham gia – LÊ NAM
“Với mong muốn tạo ra một sân chơi vẽ truyện webtoon cho giới trẻ đam mê sáng tác truyện tranh, ban tổ chức đồng hành cùng tác giả Hong Duck Hwa mở các buổi chia sẻ miễn phí tại chính trụ sở công ty ở đường Cách Mạng Tháng Tám. Hy vọng trải nghiệm học tập và quan sát trực tiếp các nhà sáng tạo nội dung sẽ truyền được cảm hứng cho các bạn trẻ muốn theo đuổi con đường này”, chị Trương Mai Ái Trang, đại diện lớp học, chia sẻ.
Được biết, mỗi buổi học sẽ kèo dài 2 tiếng. Tại đây, tác giả Hong Duck Hwa sẽ giao đề tài vẽ theo từng sở trường của mỗi người hoặc học viên có thể chọn đề tài và ý tưởng mà mình muốn sáng tác. Dựa trên các bản phác thảo tham gia của bản vẽ, thầy giáo người Hàn Quốc sẽ đưa ra nhận xét cũng như hướng dẫn các bạn cách chỉnh sửa hoặc chọn lựa màu sắc cũng như phần mềm vẽ nào phù hợp.
Mỗi buổi học kéo dài khoảng 2 tiếng – LÊ NAM
Video đang HOT
Theo tìm hiểu, lớp học sáng tác truyện tranh kiểu Hàn Quốc này phù hợp với những bạn có năng khiếu hội họa, sinh viên các trường đào tạo có nội dung liên quan đến truyện tranh.
Bộ dụng cụ vẽ và máy tính cá nhân là hành trang trước mỗi buổi học. “Với những bạn trẻ lần đầu đến với buổi workshop, các bạn có thể gặp gỡ và tìm hiểu thêm về nghề vẽ truyện webtoon từ những người bạn mới và tác giả Hong Duck Hwa”, chị Ái Trang nói thêm.
Cơ hội nghề nghiệp tương lai
Vẽ truyện tranh là ngành nghề ngày càng được nhiều người yêu thích và theo đuổi, không chỉ có giới trẻ mà workshop này còn thu hút nhiều người trong nhiều độ tuổi khác nhau tham gia. Mỗi buổi học có khoảng từ 8 – 10 học viên tham dự. Theo nhiều học viên, mặc dù là lớp học miễn phí nhưng không chỉ là học kiến thức thực tế, mà đây còn là cơ hội để các bạn đem tác phẩm của mình tiếp cận với nhiều độc giả hơn nhờ nền tảng sẵn có của ban tổ chức.
Vũ Đình Hưởng, 21 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM là một thành viên quen thuộc của lớp học: “Bắt nguồn từ sở thích đọc truyện tranh thuở nhỏ, mình nghĩ tuổi thơ mỗi người đều gắn liền với những bộ truyện tranh hay và hấp dẫn, riêng mình không chỉ thích đọc truyện tranh mà còn muốn trở thành tác giả vẽ truyện tranh cho các em thiếu nhi đọc như mình lúc nhỏ. Vì vậy được tham gia lớp học như thế này là mong muốn bấy lâu của mình”.
Đây là cơ hội để các bạn trẻ yêu hội họa và sáng tác truyện tranh có cơ hội phát triển bản thân – LÊ NAM
Trong khi đó, Hoàng Trường Giang, 22 tuổi, Q.3, TP.HCM, bày tỏ: “Tình cờ theo chân một người bạn giới thiệu đến workshop và được trực tiếp nghe ông Hong Duck Hwa chia sẻ, mình đã bị ấn tượng với những điều mới mẻ và đầy sáng tạo trong lĩnh vực này. Sau đó mình quyết định tham gia nhiều buổi hơn và đang ấp ủ cho ra bộ truyện đầu tay. Hy vọng sẽ được mọi người đón nhận”.
Vẽ truyện tranh đang là công việc ngày được ưa chuộng – LÊ NAM
Tác giả người Hàn Quốc Hong Duck Hwa nói: “Lý do mà tôi đồng hành với các bạn trẻ vì đây là một lớp học hữu ích và ý nghĩa cho những ai yêu thích vẽ truyện tranh. Nhìn cách các bạn luyện tập vẽ tranh, tôi lại thấy yêu công việc của mình hơn. Tôi nghĩ thông qua những lớp học miễn phí này sẽ là cái nôi để các tác giả trẻ có cơ hội chia sẻ các tác phẩm mới và tiếp cận đến nhiều độc giả”.
Đơn vị tổ chức lớp học mong muốn sẽ duy trì được chương trình này lâu dài, để nhiều bạn trẻ có niềm đam mê với hội họa, truyện tranh và ngành sáng tạo nội dung giải trí số sẽ có sân chơi bổ ích, vừa học tập vừa có cơ hội được phát triển tài năng trong một môi trường chuyên nghiệp.
Học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học: Có phải 'thả gà ra để đuổi'?
Sau thông tin Bộ GD&ĐT cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học khiến không ít phụ huynh hoang mang, lo lắng các em sẽ sa đà vào mê trận thông tin trên mạng xã hội, nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ từ người lớn dễ dẫn đến hậu quả khó lường. Báo TG&VN xin trích đăng quan điểm của một nhà giáo về vấn đề này.
Việc cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học khiến dư luận hoang mang, lo lắng. (Nguồn: TT)
Tôi là một nhà giáo gắn cả đời với việc dạy học trò. Tuy nay đã bỏ phấn bỏ bút nhưng tôi vẫn thường xuyên theo dõi những quyết định liên quan đến việc dạy của thầy cô và việc học của trò. Việc Bộ GD&ĐT ra quyết định cho phép học sinh sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học theo tôi là một quyết định nông cạn, có thể ảnh hưởng không tốt đối với nền giáo dục nước nhà.
Ở nước ngoài, việc cấm hay cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động đều dựa trên những nghiên cứu khoa học bài bản, có so sánh đối chứng.
Nước Anh, năm 2007 có 50% số trường cấm sử dụng điện thoại, năm 2012 con số này là 98%. Ở Australia, kể từ năm 2020 chính phủ yêu cầu các trường công cấm học sinh sử dụng điện thoại di động. Nước Mỹ, mỗi bang có một quy định riêng, đôi khi phụ thuộc vào cách nghĩ của thống đốc bang. Chẳng hạn, tại New York từ 2006 tới 2015, dưới thời thị trưởng Michael Bloomberg học sinh phổ thông không được phép sử dụng điện thoại trong giờ học.
Tại Nhật, từ tháng 7/2020 học sinh từ cấp hai trở lên được phép mang điện thoại tới trường để phục vụ những việc khẩn cấp như thiên tai. Khi tới trường các em phải cất điện thoại vào tủ đựng đồ cá nhân.
Vào năm 2014, Hàn Quốc thí điểm một số nơi cho học sinh sử dụng điện thoại thông minh nhưng có phần mềm giúp giáo viên quản lý việc dùng điện thoại của học sinh như cho phép trang mạng nào học sinh được vào, trang mạng nào không.
Tôi không hiểu dựa trên những nghiên cứu nghiêm túc nào mà Bộ lại ban hành quyết định này. Thời nay, các công cụ hỗ trợ cho việc dạy và việc học không thiếu, học sinh cần được khuyến khích sử dụng các công cụ này ở nhà chứ không phải trong giờ học tại trường.
Đến trường, ngoài việc lĩnh hội kiến thức mà thầy cô truyền thụ cho trò, lớp học còn là nơi giao lưu giữa thầy cô với trò, giữa trò với trò. Trong khi đó, thực tế đang tồn tại căn bệnh trong các gia đình thời nay khi ở nhà, vợ chồng con cái mỗi người đều dán mắt vào chiếc điện thoại của mình. Và chiếc điện thoại tưởng chừng "vô tri vô giác" đang phá vỡ nếp sinh hoạt gia đình truyền thống của nhiều gia đình. Giờ đây, nếu chiếc điện thoại thông minh được hợp thức hóa khác nào đưa căn bệnh nghiện điện thoại di động vào trường học, có khác nào "thả gà ra để đuổi"?
Biết rằng, quy định cho học sinh sử dụng điện thoại vào mục đích học tập nhưng ai giám sát các em? Giáo viên làm sao có thể giám sát vài chục học sinh sử dụng điện thoại làm gì, học tập hay lao vào những thú tiêu khiển cá nhân? Khi ấy ai sẽ chịu trách nhiệm?
Thời nay, tính khai phóng cần được chú trọng hơn tính khai trí. Tuy nhiên, việc dạy và học theo kiểu thầy truyền thụ và giảng giải kiến thức trên lớp, học sinh tiếp thu nhanh hơn nhiều so với việc học online. Với những suy nghĩ như trên, tôi cho rằng, nên cân nhắc và có những đánh giá trước khi quyết định cho học sinh mang điện thoại vào lớp trong giờ học hay không.
Nói một cách trung thực, thời nay, học sinh từ bậc tiểu học tới đại học chưa thực sự tự giác trong việc học. Tại các lớp học ở bậc phổ thông, dạy đi đôi với dỗ, đấy là việc mà đa phần các giáo viên đang làm. Nếu cho học trò mang điện thoại thông minh vào lớp, tôi e rằng Internet sẽ "dỗ" học sinh đi chệch hướng.
Những trang mạng đen không phù hợp với thuần phong mĩ tục của người Việt có sức hấp dẫn rất ghê gớm, nhất là với lứa tuổi mới lớn ưa khám phá, tò mò. Lớp học đông, liệu các thầy các cô có đủ sức ngăn trò vào những trang mạng đen như bạo lực hay khiêu dâm được không? Cha mẹ thời nay chỉ có một hoặc hai con mà nhiều gia đình còn không quản được con vào các trang mạng này thì thầy cô làm cách nào quản được mấy chục học trò?
Thực ra, tại các thành phố lớn điện thoại thông minh đã chen chân vào nhiều gia đình chứ không phải chỉ đến khi Bộ GD&ĐT cho phép học trò mang điện thoại vào lớp học mới có vấn đề nan giải này. Việc thả gà ra rồi đuổi bắt cũng đã có rồi, nhiều nước cũng nhận ra mặt trái của việc học trò sử dụng điện thoại thông minh, nên mỗi nước đều có quy định cụ thể việc cho phép hay không cho phép sử dụng điện thoại tại trường.
Biết rằng, sợ thả gà ra bắt mà không dám quyết những việc làm hay, tiến bộ phục vụ cho mục đích giáo dục là không có bản lĩnh. Nhưng việc ban hành những quyết định không có cơ sở khoa học, không cân đong đo đếm cẩn thận sẽ có tác hại khôn lường.
Các phương tiện truyền thông chỉ là công cụ hỗ trợ cho việc dạy của thầy và việc học của trò chứ không thể thay thế cho các trường dạy theo phương pháp truyền thống. Tuy là giáo viên nhưng tôi đã từng phải đi học thêm những kiến thức mới, hôm nào vì lý do không đến lớp nghe bài giảng của thầy, tôi phải dành thời gian gấp 5 lần thời gian nghe giảng trực tiếp trên lớp để đọc tài liệu mới nắm được vấn đề.
Thực tế, cho đến thời điểm hiện nay, chưa có quốc gia nào đóng cửa trường truyền thống để thay bằng hình thức dạy online. Hơn nữa, trong một lớp học có từ "hai người thầy" trở lên trình bày một vấn đề, học sinh có tiếp thu dễ hơn không? Sẽ thế nào khi cùng một lúc vừa đọc tài liệu vừa nghe thầy cô giảng, liệu khả năng tiếp thu của các em có tăng lên?
Những quyết định của ngành giáo dục đều liên quan tới hàng chục triệu học sinh, liên quan tới mọi thành phần trong xã hội. Bởi vậy, trước khi ban hành những quy định mới cần phải cân đong đo đếm thận trọng.
Theo tôi, trước khi đưa ra quyết định cho phép học sinh được dùng điện thoại thông minh trong giờ học cần chọn ngẫu nhiên khoảng 126 lớp ở 63 tỉnh thành, mỗi tỉnh 2 lớp cùng bậc học. Trong hai lớp của mỗi tỉnh, một lớp cho sử dụng điện thoại, một lớp không. Sau một tháng được dạy cùng một chương trình, nếu lớp cho dùng điện thoại có kết quả kiểm tra cao hơn lớp không, khi đó, quyết định cho học sinh sử dụng điện thoại mới có sức thuyết phục về khoa học.
Đồng thời, nên tiến hành thăm dò trên diện rộng các bậc phụ huynh với đầy đủ các thành phần xem ai tán thành chủ trương cho học sinh sử dụng điện thoại, ai không. Nếu số phụ huynh tán thành chủ trương cho học sinh dùng điện thoại tại trường áp đảo số phụ huynh nói không, khi đó quyết định của Bộ mới thực sự được người dân tán thành.
Người Việt ta thông minh và có khả năng học hỏi. Thế nhưng nếu định hướng sai vì kém hiểu biết hay chỉ vì lợi ích của một nhóm người nào đó thì "lợi bất cập hại". Hãy xem các quy định về việc cho hay không cho học sinh sử dụng điện thoại thông minh của một số nước sẽ thấy việc Bộ GD&ĐT cho phép học sinh sử dụng điện thoại thông minh trong lớp học là đúng hay sai, có phù hợp hay không.
"Tôi nghĩ việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại với mục đích để các em khai thác tài liệu học tập trong giờ học khi có sự đồng ý của giáo viên về mặt lý thuyết là đúng. Nhưng thực tế rất khó kiểm soát được việc sử dụng có thực sự đúng mục đích hay không? Vì số học sinh có ý thức, tự giác cũng không nhiều. Số còn lại sẽ lợi dụng việc hợp thức hóa chiếc điện thoại trong lớp học với mục đích khác, trong đó rất có thể đưa các em đến những thông tin xấu. Giáo viên sẽ rất khó quản lý". (cô Lê Thị Hồng, TP. Thanh Hóa)
Kỷ luật nhà trường ở một số nước trên thế giới Kỷ luật là những quy định có tính chất bắt buộc đối với hoạt động của các thành viên trong một tổ chức để bảo đảm tính chặt chẽ của nó. HS Anh luôn vui vẻ và thân thiện. Trong nhà trường, kỷ luật góp phần quan trọng vào việc giáo dục HS, tạo điều kiện cho các em phát triển toàn diện....