Giới trẻ Hà Tĩnh lựa chọn học nghề để khởi nghiệp
Không theo đuổi con đường vào đại học, lựa chọn làm thợ để thực hiện ước mơ khởi nghiệp đang là xu hướng khá phổ biến trong giới trẻ Hà Tĩnh hiện nay.
Lớp học nghề được trang bị cơ sở vật chất học tập hiện đại tại Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh.
Nắm bắt cơ hội đào tạo nghề theo tiêu chuẩn quốc tế
Tại Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, cựu học sinh Trường THPT Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) Dương Nhật Tân đạt 21 điểm khối A và đỗ vào Trường Đại học Giao thông vận tải. Tuy nhiên, thay vì đi học đại học, Tân chọn vào lớp Điện công nghiệp của Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh bởi em nhận ra nhu cầu nhân lực nghề này khá cao. Hơn nữa, đây là chương trình đào tạo nghề theo tiêu chuẩn quốc tế về ngành điện công nghiệp đầu tiên ở Hà Tĩnh, Tân muốn nắm bắt cơ hội đó.
Lớp học do CHLB Đức phối hợp với Tổng cục Dạy nghề Việt Nam thực hiện. Khóa học gồm 22 bộ chương trình chuyển giao từ CHLB Đức nhằm tổ chức đào tạo thí điểm cấp bằng cao đẳng của Đức dành cho 22 nghề trọng điểm cấp quốc tế. Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh là trường duy nhất ở khu vực Bắc Trung Bộ được chọn đào tạo chương trình này.
Dương Nhật Tân sinh viên K24A2, Lớp Điện công nghiệp, Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh
Sau năm học đầu tiên, Dương Nhật Tân đạt kết quả trên 8.0. Cùng kết quả rèn luyện xuất sắc, Tân trở thành một trong những sinh viên được nhận học bổng của chương trình. Sau khi tốt nghiệp, Tân cùng 16 bạn sinh viên khác của lớp học sẽ có 2 bằng: cao đẳng ngành điện công nghiệp và bằng tiếng Đức đủ điều kiện đến làm việc tại nước bạn.
Tân chia sẻ: “Em mong muốn được làm việc trong ngành điện công nghiệp. Chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ mở ra cho em cơ hội việc làm ở nhiều nơi. Em tin là mình sẽ phát huy tốt kiến thức đã học”.
Học xong phổ thông đã có nghề cầm tay
Sinh ra trong một gia đình có 6 anh chị em ở xã Thạch Thắng (Thạch Hà), sau khi học xong THCS, Lê Thị Hải đã chọn Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt – Đức để vừa theo học chương trình THPT, vừa học nghề.
Video đang HOT
Hải cho biết: “Việc lựa chọn chương trình vừa học văn hóa, vừa học nghề sẽ giúp chúng em rút ngắn thời gian để có thể sớm lập nghiệp. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt – Đức là cơ sở đào tạo có uy tín nhiều năm qua. Các thế hệ học sinh, sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp đều tìm được việc làm nên chúng em tin tưởng mình cũng sẽ thành công”.
Lê Thị Hải học sinh lớp 12C, Hệ GDTX cấp THPT, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt – Đức
Lựa chọn nghề chăm sóc sắc đẹp – nghề khá “hot” trong thời điểm hiện nay, Hải ngày càng cảm thấy đam mê và dành nhiều thời gian tìm hiểu qua các kênh thông tin khác. “Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt – Đức, em sẽ xin vào làm nhân viên ở các trung tâm chăm sóc sắc đẹp, sau đó sẽ tự mình đứng ra mở cơ sở về dịch vụ này khi đủ điều kiện” – Hải chia sẻ thêm.
Có tay nghề vững để lập nghiệp tại quê nhà
Đỗ cả đại học lẫn cao đẳng nhưng Hồ Thanh Đẫm – cựu học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Lộc Hà) lại lựa chọn theo học ngành Công nghệ ô tô tại Trường Cao đẳng Công nghệ Kỹ thuật Bách khoa Hà Nội.
Lựa chọn này đã để lại tiếc nuối cho nhiều thầy cô và bạn bè nhưng với Đẫm lại là con đường đầy hứa hẹn. Khoa Công nghệ ô tô có đầy đủ các môn học liên quan về ô tô như: linh kiện, lắp ráp, sửa chữa… nhưng Hồ Thanh Đẫm chọn nghề sửa chữa.
Hồ Thanh Đẫm sinh viên năm thứ nhất, Khoa Công nghệ Ô tô – Trường Cao đẳng Công nghệ Kỹ thuật Bách khoa Hà Nội.
Hồ Thanh Đẫm bày tỏ: “Sử dụng ô tô làm phương tiện di chuyển đang là xu hướng phổ biến ở Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng. Trường Trường Cao đẳng Công nghệ Kỹ thuật Bách khoa Hà Nội cũng có sự liên kết với nhiều công ty chuyên về sản xuất, lắp ráp linh kiện ô tô trong nước, chính vì thế, cơ hội được thực hành rất nhiều. Đó cũng là cơ sở để sau này tốt nghiệp, em sẽ có tay nghề vững và có thể mở xưởng sữa chữa, bảo dưỡng ô tô tại quê nhà, trở thành ông chủ của chính mình”.
Lựa chọn của mình là đúng
Ở Trung Lộc (Can Lộc) hiện nay, câu chuyện về anh Đặng Văn Thái vẫn được kể trong các trường học, trong các gia đình như một điển hình về việc từ bỏ giấc mơ đại học và thành công với việc học nghề. Năm 2008, sau khi tốt nghiệp THPT, anh Thái đã chọn khoa Cơ khí – Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh để theo học.
Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề, anh Thái được nhận làm công nhân quốc phòng tại đơn vị Hải đoàn 433, Công ty 128 Hải quân (Hải Phòng). Sau 3 năm phục vụ trong quân đội, anh trở về quê hương, bắt đầu lập nghiệp bằng cơ sở chuyên sản xuất, lắp ráp các sản phẩm cơ khí – nhôm kính.
Anh Đặng Văn Thái chủ Cơ sở sản xuất sản phẩm nhôm kính Quốc Thái (xã Trung Lộc, Can Lộc).
Đến nay, sau gần 7 năm cơ sở sản xuất sản phẩm nhôm kính Quốc Thái do anh làm chủ đã có chỗ đứng vững vàng trên thị trường. Bên cạnh đó, cơ sở của anh Thái cũng đã tạo việc làm thường xuyên cho 2 lao động trên địa bàn với mức lương bình quân 6 triệu đồng/người/tháng.
Nói về thành công của mình, anh Thái cho hay: “Lựa chọn học nghề của tôi xuất phát từ mong muốn được lập nghiệp và cống hiến trên quê hương. Đến thời điểm này, tôi thấy lựa chọn của mình là đúng. Hiện nay, khi thực hiện nhiệm vụ của một Bí thư Đoàn xã, tôi cũng luôn định hướng cho thanh niên địa phương về cách chọn ngành học để có nhiều cơ hội thành công trong cuộc sống”.
Sinh viên trường nghề có khả năng thành công cao hơn trường khác
Đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp, sinh viên ra trường nếu khởi nghiệp thì khả năng thành công cao hơn vì các em có tay nghề, tự tin, đồng thời lại có giải pháp để thương mại hóa sản phẩm.
Đó là khẳng định của Tiến sĩ Phạm Xuân Khánh - Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề Công nghệ cao Hà Nội tại hội thảo "Kết nối nguồn lực hỗ trợ học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp khởi nghiệp thời kỳ 4.0". Hội thảo diễn ra trong khuôn khổ "Ngày hội khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp năm 2020" do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức trong hai ngày 23 và 24/11 TPHCM.
Tại hội thảo, đại diện các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp trên toàn quốc đã trình bày các báo cáo, tham luận về nhu cầu nhân lực, định hướng đào tạo... thu hút sự quan tâm của đông đảo người dự.
Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Nam Thái)
Trong phần phát biểu của mình, TS. Phạm Xuân Khánh - Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề Công nghệ cao Hà Nội đã chia sẻ thông tin đáng ngưỡng mộ về việc làm của sinh viên trường này sau khi tốt nghiệp.
TS Khánh cho biết bản thân mình xuất thân là người thợ, đã ba lần khởi nghiệp thành công. Sau khi học nghề, TS Khánh đã tự thành lập hãng sữa chữa đồ điện tử ở thành phố Vinh. Sau đó, ông được Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội mời về làm khi trường thành lập khoa Điện tử. Năm 2009, ông được thành phố Hà Nội mời về thành lập trường Cao đẳng Nghề Công nghệ cao Hà Nội. Trường bắt đầu hoạt động từ năm 2010.
Trải qua 10 năm hoạt động, đến nay tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm/tự tay tạo việc là 100%. Thầy Khánh cho biết thông tin này được ông nhiều lần khẳng định trên các phương tiện thông tin đại chúng. Câu hỏi ở đây là làm thế nào để 100% sinh viên ra trường có việc làm/tự tay tạo việc?
Sở dĩ 100% sinh viên nhà trường có việc làm sau khi tốt nghiệp vì sinh viên đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp xuất phát từ việc nhà trường đầu tư vào việc nâng cao chất lượng giáo viên, cơ sở vật chất, cải tiến giáo trình... Đặc biệt, hoạt động nghiên cứu khoa học được trường chú trọng đẩy mạnh, thường xuyên tổ chức các cuộc thi cho sinh viên tham gia như thi Robocon, kỹ năng nghề, khởi nghiệp...
Đồng thời, trường tích cực tổ chức các chương trình về khoa học công nghệ, qua đó nhiều sản phẩm được thương mại hóa. Khi nhà trường kết hợp với các doanh nghiệp để sản xuất sản phẩm thương mại, sinh viên có cơ hội tìm việc làm, và trở nên tự tin.
TS. Phạm Xuân Khánh - Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề Công nghệ cao Hà Nội phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Nam Thái)
TS. Phạm Xuân Khánh khẳng định: "Đối với hệ thống GDNN, sinh viên ra trường nếu khởi nghiệp thì khả năng thành công cao hơn vì các em có tay nghề, tự tin, đồng thời lại có giải pháp để thương mại sản phẩm, được các doanh nghiệp kết nối và đầu tư."
Đồng quan điểm với nhận định của TS. Phạm Xuân Khánh, ông Đỗ Năng Khánh - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN, Bộ LĐ-TB&XH xác nhận là khả năng thành công sau khi tốt nghiệp của sinh viên các cơ sở GDNN cao hơn các trường khác. Ông Đỗ Năng Khánh nhắc lại chia sẻ của một một vị chuyên gia khởi nghiệp từng tư vấn cho Thủ tướng. Vị chuyên gia này sau khi tiếp xúc với các sinh viên GDNN đã ngỡ ngàng nhận thấy và đánh giá các sinh viên này có khả năng thành công cao hơn sinh viên các trường khác.
Một lần nữa khẳng định lại khả năng thành công khi khởi nghiệp của sinh viên GDNN, Phó Tổng Cục trưởng Đỗ Năng Khánh khích lệ các sinh viên cơ sở GDNN tích cực tham gia khởi nghiệp và chúc các em ngày càng thành công hơn nữa.
Ông Đỗ Năng Khánh (giữa) - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN, Bộ LĐ-TB&XH phát biểu tại hội thảo.
Trước câu hỏi của Hiệu trưởng Phạm Xuân Khánh về việc hiện nay trong hệ thống GDNN chưa có doanh nghiệp trong nhà trường, tại sao không xây dựng cơ chế lập doanh nghiệp trong trường, Phó Tổng Cục trưởng Đỗ Năng Khánh cho biết, việc thầy Khánh nêu, văn bản quy phạm pháp luật đã có, bản thân ông cũng mong muốn các trường lập được doanh nghiệp trong trường. Nếu có vướng mắc gì thì Tổng Cục GDNN sẵn sàng hỗ trợ.
Tuy nhiên, Phó Tổng Cục trưởng Đỗ Năng Khánh cũng chỉ ra rằng hầu hết các trường "ngại" lập doanh nghiệp vì không chịu được thuế, nhưng trên thực tế vẫn có nhiều ngành không bị thuế.
"Tôi mong thời gian tới các trường lập doanh nghiệp trong trường, điều đó càng tạo thêm thuận lợi cho sinh viên khởi nghiệp", ông Đỗ Năng Khánh nhắn nhủ với đại diện các trường trong hội thảo "Kết nối nguồn lực hỗ trợ học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp khởi nghiệp thời kỳ 4.0".
Học nghề đâu chỉ để làm thợ Trong hai ngày 23 và 24-11, Ngày hội khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp lần đầu tiên được tổ chức. Sinh viên học nghề tại Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn - Ảnh: QUANG ĐỊNH Theo đại diện Tổng cục giáo dục nghề nghiệp, ngày hội mang theo thông điệp: khi đã nắm vững nghề, học...