Giới trẻ đang thay đổi thói quen đọc

Theo dõi VGT trên

Giới trẻ tại nhiều nước trên thế giới đang mất dần thói quen đọc sách. Việc cập nhật tình hình của bạn bè trên Facebook có vẻ hấp dẫn hơn việc lật từng trang sách để khám phá sự bí ẩn của tri thức.

Giới trẻ đang thay đổi thói quen đọc - Hình 1

Theo một nghiên cứu xã hội học mới đây của Anh do tổ chức National Literacy Trust (NLT) tiến hành, cứ sáu thiếu niên Anh thì có một em không đọc bất cứ cuốn sách nào trong vòng một tháng. Nguyên nhân của điều này được các nhà giáo dục cho là do sự xuất hiện của các trang mạng xã hội đang rất thịnh hành trên thế giới như Facebook hay Twitter, bên cạnh đó là các chương trình gameshow trên truyền hình và các trò chơi điện tử mới mẻ liên tục ra đời.

Những em không thích đọc sách đã thú nhận rằng các em cảm thấy xấu hổ khi bạn bè nhìn thấy mình đọc sách, bởi các em sợ bị mọi người nghĩ là mọt sách và học gạo để đạt điểm tốt.

Nghiên cứu này tiến hành đối với 21.000 trẻ ở độ t.uổi từ 8-17 và kết quả cho thấy đa số các em (54%) chỉ đọc một loại sách duy nhất là sách giáo khoa ở trường học.

Giám đốc của tổ chức NLT, ông Jonathan Douglas, chia sẻ: “Khơi gợi niềm yêu thích đọc sách đối với các em là cách để cuộc sống các em phong phú hơn, tương lai các em có nhiều cơ hội hơn và nuôi dưỡng khát vọng trong mỗi mầm non. Nhưng hiện nay các em chỉ quan tâm tới việc cập nhật tình hình của bạn bè qua Facebook mà quên đi niềm vui khi lật từng trang sách và sự bí ẩn thú vị mà mỗi cuốn sách mang lại.”

Xu hướng ít đọc sách tăng dần theo độ t.uổi. “Thật đáng lo ngại vì những em này sẽ lớn lên mà không có chút cảm hứng nào với văn chương nghệ thuật. Thói quen đọc sách của nhiều em dường như chững lại ở độ t.uổi 11 khi các em kết thúc bậc tiểu học.”

Video đang HOT

Các chuyên gia Anh nhận thấy tình trạng lười đọc sách ở giới trẻ là một thực trạng mà nền giáo dục của nhiều nước đang gặp phải bởi thế giới ngày nay đang thay đổi quá nhanh. Xã hội vận động và người lớn cũng không nên quá cứng nhắc bắt các em đọc những tác phẩm lớn đã quá xa với thời đại của các em, văn học cần dịch chuyển theo thời gian và những biến đổi trong cuộc sống.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục Anh, ông Michael Gove, từng có ý kiến đề xuất rằng mỗi t.rẻ e.m Anh bắt đầu từ độ t.uổi 11 cần đọc tối thiểu 50 cuốn sách một năm, nhưng theo con số thống kê mới đây, có lẽ con số này rất khó trở thành hiện thực.

Các em đang quay lưng lại với việc đọc, kể cả đọc tạp chí và “lướt” các trang web phục vụ học tập.

Claire Tomalin, một nhà sử học nhận định tình trạng học sinh bây giờ có khả năng tập trung kém chính là bởi các em không đọc nổi những tác phẩm lớn.

Trong một diễn biến khác, Tổ chức Stifung Lesen (tổ chức làm nhiệm vụ phát triển văn hóa đọc tại Đức) vừa qua đã phối hợp với Bộ Giáo dục của nước này để tổ chức hội thảo bàn về sự phát triển của thói quen đọc sách trong tương lai.

Các chuyên gia tại hội thảo đã khẳng định việc đọc sách trong thời đại hiện nay cần được hiểu một cách linh hoạt. Chắc chắn con người trong tương lai vẫn sẽ giữ thói quen đọc sách nhưng theo những cách mới mẻ và việc đọc các ấn bản in sẽ ít dần.

Giới trẻ đang thay đổi thói quen đọc - Hình 2

Những phương tiện hỗ trợ việc đọc trên máy tính và điện thoại sẽ giúp mở rộng khái niệm đọc sách. Thực chất, trong thời đại hiện nay, con người đọc nhiều hơn bao giờ hết, thu lượm một khối lượng thông tin khổng lồ một cách có ý thức và cả vô thức. Tuy vậy, không phải hoạt động đọc nào cũng được đ.ánh giá là có cùng bản chất với đọc sách, ví dụ như đọc thông tin từ các trang mạng xã hội.

Nhưng cách đ.ánh giá này trong tương lai sẽ cần phải thay đổi, việc đọc sách bằng các phương tiện công nghệ sẽ sánh cùng đẳng cấp với đọc sách in và dần dần phương pháp đọc này sẽ trở nên áp đảo các ấn bản thông thường.

Hồ Bích Ngọc

Theo dân trí

“Tị nạn” giáo dục

Nhiều trí thức hàng đầu hội tụ để đóng góp ý kiến xây dựng một nền giáo dục tiên tiến cho đất nước.

Giáo sư Chu Hảo khẳng định nền giáo dục của chúng ta đang đi lạc đường, còn Giáo sư Hoàng Tụy cho rằng nền giáo dục chìm đắm trong khủng hoảng triền miên bởi ràng buộc các ý thực hệ cứng nhắc.

Nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình quan tâm đến chính sách đãi ngộ cho giáo viên, bởi vì đây chính là yếu tố căn bản để người thầy gắn bó, tận tâm với nghề. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đề xuất việc xuất bản sách giáo khoa nên để nhiều nhóm tác giả và nhà xuất bản cạnh tranh mới có sản phẩm đạt chất lượng cao.

Những ý kiến nêu ra tại hội thảo đổi mới giáo dục diễn ra hôm 29.9 đều tâm huyết, xác thực và quyết liệt.

Tị nạn giáo dục - Hình 1

(Ảnh minh họa)

Thực ra, những ý kiến này không phải là phát hiện mới mẻ, tuy nhiên, dù được đưa ra tại nhiều hội nghị, hội thảo về giáo dục, nhưng nó vẫn còn mới là vì cái cũ chưa được thay đổi. Các bậc trí thức uy tín có trách nhiệm với nền giáo dục của đất nước cho nên rất có trách nhiệm với những phát ngôn của mình. Việc khẳng định "một nền giáo dục đi lạc đường" hoặc "khủng hoảng triền miên" có thể g.ây s.ốc cho những người quản lý giáo dục, nhưng đó là lời nói trung thực của tấm lòng, đúng đắn của khoa học, cho nên không thể không lắng nghe.

Tư duy cứng nhắc khiến cho nền giáo dục Việt Nam bị khủng hoảng mà Giáo sư Hoàng Tụy đề cập đến tưởng cũng cần phải phân tích một cách khách quan, khoa học để điều chỉnh để có được một nền giáo dục khai phóng phát triển. Chúng ta thường nói đến tư duy giáo dục áp đặt một chiều, đè nén suy nghĩ độc lập, triệt tiêu khả năng sáng tạo. Chúng ta thường nói đến một đường lối giáo dục khoa học xã hội nặng từ chương theo kiểu rập khuôn, lời thầy nói bao giờ cũng đúng, là bất biến, là chân lý.

Nếu thế giới này không có những bộ óc biết suy nghĩ ngược lại với những bộ óc cũ, không có những người dám "phá hủy sáng tạo" (khái niệm của Joseph Schumpeter - nhà kinh tế, chính trị học người Áo) thì làm sao con người đạt được những thành tựu vĩ đại mọi mặt như ngày hôm nay. Sự khác biệt giữa các quốc gia phát triển và chậm phát triển hôm nay không phải là gì hơn ngoài một lằn ranh giữa một bên luôn luôn sáng tạo và đổi mới trong ánh sáng của văn minh, còn bên kia là bảo thủ, trì trệ.

Gần đây, nhiều gia đình cho con cái đi du học thường dùng cách nói là đi "tị nạn giáo dục". Có thể hơi quá lời nhưng dù sao cũng hàm chứa phần nào thực tế hiện nay. Một nền giáo dục đang bị lạc đường và khủng hoảng triền miên thì phải "tị nạn" là đúng rồi. Còn để cho con em không phải đi "tị nạn giáo dục" thì nền giáo dục của quốc gia phải sửa lại cho đúng đường.

Theo Lao động

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

"Tiểu tam trơ trẽn nhất showbiz" hiện ra sao sau khi nhận 900 tỷ phí chia tay từ người tình tỷ phú?
07:32:07 28/06/2024
Hé lộ không gian đám cưới xa hoa của Midu - Minh Đạt: Cô dâu phải di chuyển bằng scooter vì quá rộng, thi công 4 ngày 4 đêm
06:31:24 28/06/2024
Mẹ tôi phát hiện bố ngoại tình chỉ nhờ một chiếc nĩa
07:33:17 28/06/2024
Mỹ nhân là "báu vật" của showbiz đổi đời nhờ body n.óng b.ỏng, thành công cưới được "trai xấu" siêu giàu
07:35:50 28/06/2024
Cặp đôi Trung Quốc ôm hôn cháy bỏng trên giường làm khán giả "mất máu", nam chính tổng tài đẹp như xé sách bước ra
06:05:09 28/06/2024
Người đại diện xác nhận tương lai HLV Park Hang Seo
06:50:03 28/06/2024
Lặn lội từ quê lên chăm con gái đẻ, mẹ tôi rơi nước mắt trước hành động của thông gia
07:44:35 28/06/2024
Định chi 50 triệu đi hưởng tuần trăng mật, cô hàng xóm sang chơi bĩu môi nói một câu mà mặt tôi nóng ran, đành hủy chuyến du lịch
08:23:24 28/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bắt trưởng phòng thuộc Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng

Pháp luật

09:28:55 28/06/2024
Công an Hải Phòng đã bắt giữ Trưởng phòng Thủ tục tàu thuyền thuộc Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng và 1 chuyên viên để điều tra về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ.

Hơn 50 t.uổi vẫn trẻ đẹp như 30 nhờ loại thực phẩm rẻ t.iền, dễ mua

Làm đẹp

09:20:34 28/06/2024
Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại di động có thể gây lão hóa mắt. Chất lutein trong lòng đỏ trứng có thể ngăn ngừa lão hóa mắt.

Nữ tài xế lái xe tông nhiều người thương vong, náo loạn đường phố Vũng Tàu

Tin nổi bật

09:20:16 28/06/2024
Nữ tài xế ở Vũng Tàu điều khiển ô tô liên tục va chạm, gây thương vong cho nhiều người, trong đó 2 người t.ử v.ong trên đoạn đường dài hơn 0,5 km.

Cách nấu cá hú kho tộ mềm ngon, rục xương, đậm đà của mẹ đảm Sài Gòn

Ẩm thực

09:15:51 28/06/2024
Cá hú thuộc loại cá da trơn, thịt trắng, ngọt nên rất được nhiều người yêu thích và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như canh chua, đặc biệt là cá kho.

Cái kết cho tài xế cố tình 'thay áo' siêu xe để tránh bị phạt chạy quá tốc độ

Thế giới

09:12:10 28/06/2024
Chạy quá tốc độ và không dừng lại dù được cảnh sát ra hiệu, nam tài xế đã cố tình sơn lại chiếc siêu xe màu xanh lá thành màu xám để trốn tội.

Cảm giác thèm ăn liên tục khi mang thai có bất thường không?

Kiến thức giới tính

09:06:39 28/06/2024
Có nhiều phụ nữ mang thai luôn có cảm giác thèm ăn. Điều này có bình thường không và nên ăn gì để đáp ứng cảm giác thèm ăn một cách lành mạnh?

Tử vi ngày mới 12 cung hoàng đạo thứ 6 ngày 28/6: Kim Ngưu nên bước ra vùng an toàn, Ma Kết mất phương hướng

Trắc nghiệm

09:06:26 28/06/2024
Xem tử vi của 12 cung hoàng đạo trong ngày 20/4 về tài lộc, tình yêu, công việc. Hôm nay, Ma Kết cần có một biểu tượng thành công để noi gương, tránh

Công viên nước đạt kỷ lục châu Á sắp khai trương ở TP Sầm Sơn

Du lịch

08:57:37 28/06/2024
Công viên nước Sầm Sơn (Thanh Hóa) có những tổ hợp, đường trượt lần đầu tiên xuất hiện và đạt kỷ lục châu Á sẽ khai trương mở cửa đón khách vào chiều 30/6.

Thấy đồng nghiệp vỡ nợ, tôi về nhà truy hỏi vợ về tài sản tích lũy được, ngờ đâu cô ấy mang ra 6 cuốn sổ đỏ

Góc tâm tình

08:55:09 28/06/2024
Nếu tôi không phát hiện sớm, chắc có ngày bị vợ đá ra đường mới tỉnh ngộ. Thời gian yêu nhau tôi đã nhận thấy vợ là người chi tiêu tiết kiệm, mỗi lần bỏ ra một đồng mua cái gì cũng đắn đo cân nhắc cẩn thận.

Jiyeon (T-ara) nhất quyết không xuất hiện trong sinh nhật ông xã giữa lúc ầm ĩ tin ly hôn

Sao châu á

08:47:03 28/06/2024
Jiyeon bất ngờ dính tin đồn r.ạn n.ứt với Hwang Jae Gyun ngay từ đầu tháng 6 năm nay. Theo nguồn tin, nữ ca sĩ 9X không đón sinh nhật với chồng trong ngày sinh nhật 7/6

Sao Việt 28/6: Sam đẹp rạng ngời sau sinh, Thanh Lam trẻ trung bên bạn trai

Sao việt

08:40:29 28/06/2024
Diễn viên Sam đăng ảnh xinh đẹp sau khi sinh cặp thiên thần đáng yêu, NSND Thanh Lam khoe ảnh tình tứ bên bạn trai bác sĩ.