Giới thiệu sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 1 cho 101 trường tiểu học
Ngày 12-5, Sở GD-ĐT TP phối hợp cùng các đơn vị xuất bản sách (NXB) tổ chức giới thiệu các bộ sách giáo khoa (SGK) Tiếng Anh lớp 1 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPTM) đã được Bộ GD-ĐT thông qua cho hơn 350 cán bộ quản lý, giáo viên Tiếng Anh của 101 trường tiểu học (TH) trên địa bàn TP.
Tại đây, các chủ biên, tác giả đã giới thiệu một số điểm mới, khác biệt của các cuốn SGK Tiếng Anh lớp 1 được viết theo tinh thần đổi mới của CTGDPTM.
Đại diện NXB ĐH Sư phạm Giới thiệu bộ sách giáo khoa Tiếng Anh 1 – English Discovery.
Trong số đó, đáng chú ý là cuốn SGK Tiếng Anh lớp 1- English Discovery do Công ty Đào tạo& Phát triển ngôn ngữ ISE phối hợp NXB ĐH Sư phạm xuất bản với nội dung, hình thức trình bày bắt mắt. Để HS lớp 1 làm quen và thích thú với môn học ngoại ngữ này, English Discovery xây dựng chương trình theo hướng biến môn học này trở thành một cuộc phiêu lưu đầy thú vị.
Theo đó, nội dung chương trình chú trọng việc tạo môi trường thực hành & phát triển các kỹ năng giao tiếp đầy thú vị thông qua cốt truyện hài hước với các tuyến nhân vật dễ thương, gần gũi với trẻ thơ. Cấu trúc, nội dung, mục tiêu học tập gắn liền với hệ thống năng lực giao tiếp CEFR và yêu cầu trong chương trình tiếng Anh Tiểu học do Bộ GD-ĐT ban hành. Đặc biệt, chương trình được xây dựng theo phương pháp đánh giá vì sự tiến bộ của người học cùng mô hình sư phạm 5Ps dễ dạy và hiệu quả.Trong chương trình có lồng ghép các bài hát dân ca, đồng dao ngộ nghĩnh, phù hợp với trẻ thơ…
Cũng tại buổi giới thiệu này, các chủ biên, tác giả và NXB còn chia sẻ với các đại biểu về kinh nghiệm lựa chọn SGK Tiếng Anh lớp 1 phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương, từng đối tượng người học.
Theo kế hoạch, trước ngày 15-5, các trường TH trên địa bàn TP sẽ báo cáo kết quả lựa chọn SGK Tiếng Anh lớp 1 gửi về Sở GD-ĐT để Sở tổng hợp, báo cáo UBND TP và Bộ GD-ĐT trước ngày 20-5. Từ tháng 7 đến tháng 8-2020, các đơn vị được các trường chọn SGK sẽ phối hợp với Sở GD-ĐT tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng SGK cho tất cả cán bộ quản lý, giáo viên Tiếng Anh trên địa bàn TP để chuẩn bị cho việc dạy học tiếng Anh tự chọn lớp 1 vào năm học mới 2020-2021 tới.
Các trường sẽ 'mất quyền' chọn sách giáo khoa từ năm học 2021-2022?
Bộ GD&ĐT vừa ban hành dự thảo Thông tư quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông bám sát theo Luật Giáo dục sửa đổi 2019.
Theo dự thảo Thông tư, Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa (SGK) do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập, giúp UBND cấp tỉnh tổ chức lựa chọn SGK. Mỗi môn học của một cấp học thành lập một Hội đồng.
Thành viên hội đồng lựa chọn SGK gồm: Lãnh đạo, chuyên viên của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT; cán bộ quản lý và giáo viên đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu 15 người, trong đó có ít nhất 2/3 tổng số thành viên là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên đang giảng dạy.
Hội đồng có trách nhiệm lựa chọn SGK theo quy định và tiêu chí của UBND tỉnh; Đề xuất danh mục sách SGK để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông; Giải trình trước cấp tỉnh về danh mục SGK được lựa chọn, việc tiếp thu ý kiến góp ý về việc lựa chọn SGK của các cơ sở giáo dục phổ thông.
Các trường sẽ mất quyền lựa chọn SGK khoa từ năm học 2021-2022.
Theo quy định tại dự thảo Thông tư, người đã tham gia biên soạn, thẩm định, chỉ đạo biên soạn, xuất bản, in SGK thuộc danh mục SGK đã được Bộ trưởng GD&ĐT phê duyệt không được tham gia hội đồng lựa chọn SGK.
Việc lựa chọn SGK để sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông phải tuân theo ba nguyên tắc: SGK phải thuộc danh mục SGK đã được Bộ trưởng GD&ĐT phê duyệt; mỗi môn học, hoạt động giáo dục ở một khối lớp lựa chọn một đầu SGK; bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
Ngoài ra, dự thảo Thông tư cũng quy định, SGK được lựa chọn phải bảo đảm phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương hoặc từng khu vực của địa phương; đồng thời phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.
Như vậy, điểm mới căn bản của dự thảo thông tư này so với Thông tư số 01 mà Bộ GD&ĐT mới ban hành ngày 30/1/2020 là quyền quyết định lựa chọn SGK nào để giảng dạy trong cơ sở giáo dục phổ thông là UBND cấp tỉnh, không phải các cơ sở giáo dục như quy định hiện hành.
Điều này thực hiện đúng theo quy định tại Điểm C Khoản 1, Điều 32 của Luật Giáo dục sửa đổi: "UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT".
Lý giải thêm về thay đổi này, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT), cho biết, ngay từ khi Thông tư 01 ngày 30/1/2020 ban hành đã xác định sẽ chỉ có hiệu lực từ tháng 1/2020 đến hết tháng 6/2020. Bởi vì, từ ngày 1/7/2020 Luật Giáo dục sửa đổi 2019 chính thức có hiệu lực thi hành thì việc chọn SGK khi ấy sẽ giao cho UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm.
"Đó là lý do Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư mới quy định về lựa chọn SGK căn cứ theo quy định của luật Giáo dục 2019 để có thể áp dụng từ năm học 2021 - 2022", ông Thành cho hay.
Video: Hướng dẫn quy trình lựa chọn sách năm học 2020-2021
Hà Cường
SGK lớp 1 mới sẽ tăng giá 'phi mã'? Nếu tính theo giá bộ SGK lớp 1 hiện hành của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sử dụng trong năm học 2019-2020 (đã tăng 16,9% so với những năm trước) là 54.000đ thì bộ SGK lớp 1 mới do các NXB kê khai đều có giá tăng "phi mã". Thống kê cho thấy, hiện nay có tổng số 46 SGK lớp...