Giới khoa học phát triển hệ thống AI dạy robot cười đúng lúc
Các nhà khoa học đang phát triển một hệ thống AI nhằm dạy robot lúc nào nên cười.
Theo nhóm nghiên cứu đằng sau con robot cười, có tên là Erica, hệ thống này có thể giúp các cuộc trò chuyện giữa con người và AI trở nên tự nhiên hơn.
“Chúng tôi nghĩ rằng một trong những chức năng quan trọng của AI đàm thoại là sự đồng cảm. Vì vậy, chúng tôi tin rằng cách mà robot có thể đồng cảm với người dùng là chia sẻ tiếng cười cùng với họ”, tiến sĩ Koji Inoue, Đại học Kyoto, tác giả chính của nghiên cứu nói.
Robot Erica được huấn luyện để có khiếu hài hước.
Tiến sĩ Inoue và các đồng nghiệp bắt đầu dạy cho hệ thống AI của họ nghệ thuật của việc trò chuyện bằng tiếng cười. Họ thu thập dữ liệu đào tạo từ hơn 80 cuộc đối thoại giữa sinh viên đại học và người máy, mà thực ra ban đầu được điều khiển bởi bốn diễn viên nữ.
Sau đó trong từng cuộc hội thoại, tiếng cười một mình, tiếng cười xã giao (không có sự hài hước, chẳng hạn như tiếng cười lịch sự hoặc xấu hổ) và tiếng cười lớn sẽ được chú thích. Dữ liệu này sau đó được sử dụng để đào tạo một hệ thống AI quyết định xem có nên cười hay không và chọn kiểu cười thích hợp.
Video đang HOT
Bắt chước một tiếng cười lịch sự nhỏ có thể khó xử, nhưng tham gia một tràng cười vui vẻ lại thể hiện sự đồng cảm. Dựa trên các tệp âm thanh, hệ thống đã tìm hiểu các đặc điểm cơ bản của kiểu cười xã giao, có xu hướng nhẹ nhàng hơn, và kiểu cười thật sự, với mục đích thực hiện chúng trong các tình huống thích hợp.
“Thách thức lớn nhất của chúng tôi trong dự án này là xác định các trường hợp chia sẻ tiếng cười thật sự, điều này không hề dễ dàng vì như bạn có thể thấy, hầu hết tiếng cười thực chất không được chia sẻ. Chúng tôi đã phải cẩn thận phân loại chính xác những tiếng cười nào mà chúng tôi có thể sử dụng để phân tích, chứ không thể giả định rằng bất kỳ tiếng cười nào cũng nên được đáp lại”, tiến sĩ Inoue cho biết.
Nhóm đã kiểm tra “khiếu hài hước” của Erica bằng cách tạo ra bốn cuộc đối thoại ngắn để nó chia sẻ với một người, với hệ thống chia sẻ tiếng cười mới được thêm vào phần mềm trò chuyện hiện có. Các cuộc hội thoại sau đó được phát cho 130 tình nguyện viên, những người sẽ đánh giá hệ thống dựa trên khả năng đồng cảm, tính tự nhiên, và sự thấu hiểu giống con người.
Nhóm nghiên cứu tin rằng tiếng cười có thể giúp tạo ra các robot có đặc điểm riêng biệt. “Chúng tôi nghĩ rằng chúng có thể thể hiện cá tính thông qua các hành vi trò chuyện, chẳng hạn như tiếng cười, ánh mắt, cử chỉ và phong cách nói”, tiến sĩ Inoue cho biết và nói thêm rằng, có thể mất hơn 20 năm trước khi chúng ta có thể có một trò chuyện với một robot giống như với một người bạn.
Giáo sư Sandra Wachter, thuộc Viện Internet Oxford tại Đại học Oxford cho biết: Một trong những điều cần lưu ý là một con robot hoặc một hệ thống sẽ không bao giờ có thể hiểu được bạn. Nó không biết bạn, không hiểu bạn và không hiểu ý nghĩa của tiếng cười. “Chúng không có tri giác, nhưng chúng có thể rất giỏi trong việc khiến bạn tin rằng chúng nhận thức được chuyện gì đang xảy ra”, giáo sư nói.
Tích hợp tia laser điều khiển bằng AI, các nhà khoa học chế tạo hệ thống 'sát thủ' chuyên dùng để diệt...gián
Các nhà khoa học từ Đại học Heriot-Watt (Scotland) đã phát triển một hệ thống tích hợp cả tia laser và công nghệ trí tuệ nhân tạo để giải quyết vấn đề diệt gián.
Căn bếp cứ ngỡ sạch tinh tươm nhưng một đêm chủ nhà sẽ phát hiện ra lũ gián không biết từ đâu xuất hiện, thoát khỏi những đợt càn quét tưởng chừng như cực kỳ triệt để vào ban ngày. Không có gì ngạc nhiên khi gián từ lâu đã luôn nổi tiếng về khả năng sinh tồn và ẩn nấp của chúng trong những điều kiện khắc nghiệt nhất.
Gián có thể phá hoại thực phẩm và thiết bị và còn là một mối nguy nghiêm trọng cho sức khỏe, gây ra các chứng dị ứng và phát triển bệnh hen suyễn ở người.
Nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng kiểm soát gián, từ các công cụ cơ học như bẫy dính đến các phương pháp tiếp cận hóa học bằng gel và bột nhão. Tuy nhiên, bẫy có phạm vi hạn chế và việc sử dụng hóa chất lâu dài có thể khiến gián sinh ra khả năng kháng thuốc diệt côn trùng.
Gián là loài sinh vật có khả năng sinh tồn bậc nhất hành tinh.
Gần đây, một hệ thống vũ khí mới tích hợp trí tuệ nhân tạo và tia laser đã được công bố. Đây là phát minh được thiết kế bởi Ildar Rakhmatulin, một nhà khoa học tại Đại học Heriot-Watt, Edinburgh.
Ildar Rakhmatulin đã thử nghiệm hệ thống AI của mình trên gián vào năm ngoái. Thiết kế của ông được xây dựng bằng cách sử dụng các thiết bị giá rẻ, có sẵn và có khả năng phát hiện gián với độ chính xác cao từ khoảng cách 1,2m.
Hệ thống dựa trên lý thuyết thị giác máy học, về cơ bản đã cho phép máy tính có khả năng nhìn và khóa mục tiêu từ xa. Hai camera thuộc hệ thống sẽ gửi tín hiệu trở lại máy tính để xác định vị trí chính xác của gián.
Thông tin đó sau đó được sử dụng để chiếu tia laser vào con mồi. Thị giác máy sau đó sẽ xác nhận xem con mồi có còn di chuyển hay không. Nếu gián vẫn di chuyển, tia laser sẽ truy sát chúng tới cùng.
Bên cạnh đó, Rakhmatulin và các cộng sự của ông đã thực hiện một loạt các thí nghiệm cho nhiều công dụng khác nhau của hệ thống. Khi sử dụng tia laser ở mức công suất thấp, họ có thể thay đổi hành vi của gián. Nhiệt tỏa ra liên tục từ tia laser khiến gián thay đổi vị trí hoặc hướng đi. Điều này sẽ ngăn chúng ẩn náu tại những nơi tối tăm.
Hệ thống của Rakhmatulin được tạo nên từ các thiết bị đơn giản.
Trong khi đó, việc tăng công suất trên tia laser đồng nghĩa với việc đặt hệ thống vào chế độ vô hiệu hóa, giết chết những con gián từ khoảng cách 1,2m.
Hệ thống laser của Rakhmatulin được đánh giá là một phương pháp kiểm soát dịch hại có chọn lọc và thân thiện với môi trường. Đây là một hệ thống có khả năng điều chỉnh cao, vì vậy nó còn có thể được sử dụng để chống muỗi, giữ cho ong bắp cày săn mồi tránh xa ong thường hoặc ngăn cản ký sinh trùng tiếp cận cây trồng v.v...
Rakhmatulin đã công bố các phương pháp và dữ liệu của mình. Tuy nhiên, nguồn thông tin mở kèm theo cảnh báo: "Hệ thống này không phù hợp để sử dụng trong gia đình. Tia laser được sử dụng sẽ có nguy cơ gây mù hoặc tổn thương cho mắt."
Rakhmatulin cũng lên tiếng xin lỗi những người có mục đích diệt gián trong nhà nhưng ông nhấn mạnh hệ thống của mình không phải là giải pháp dành cho họ. Để đảm bảo tính an toàn, phát minh của Rakhmatulin sẽ được ưu tiên để sử dụng tại một số địa điểm đặc thù.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đời sống Thời gian qua, các nhà khoa học trong nước đã nghiên cứu, phát triển và ứng dụng nhiều giải pháp trí tuệ nhân tạo một cách hiệu quả. Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo được Thủ tướng Chính phủ ban hành đặt ra mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành trung...