Giới khoa học lo ngại về lò hạt nhân lỗi thời của Trung Quốc
Thay vì sử dụng những công nghệ phổ biến, mang đến hiệu suất cao, Trung Quốc lại chọn phương án xây dựng nhà máy điện hạt nhân sinh ra nhiều plutonium hơn mức thông thường.
Trên hòn đảo nhỏ bé, vắng vẻ thuộc tỉnh Phúc Kiến, Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC) đang xây dựng 2 lò phản ứng hạt nhân bất thường, thu hút sự chú ý và lo ngại của cộng đồng khoa học quốc tế. Dự kiến các nhà máy sẽ hoàn thành, đi vào phát điện từ năm 2023 và 2026. Chúng sử dụng công nghệ mang tên Lò phản ứng nhanh 600 của Trung Quốc (CFR-600).
Vị trí hòn đảo Changbiao, nơi Trung Quốc đang xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân.
Theo Al Jazeera , không giống như các nhà máy điện hạt nhân phổ biến trên thế giới, đây là kiểu lò phản tái sinh ( Breeder reactor ). Trong quá trình hoạt động, nó tạo ra nhiều chất phóng xạ hơn mức đã sử dụng. Điều đó khiến các nhà khoa học nghi ngờ mục đích của dự án này.
Công nghệ lạc hậu, kém hiệu quả
Mục tiêu của các nhà máy điện hạt nhân là sử dụng càng nhiều nhiên liệu càng tốt, chứ không phải tạo nhiều chất thải nguyên tử hơn. Điều này đặc biệt đúng khi lò phản ứng sinh ra plutonium – chất dễ biến thành vũ khí nguy hiểm.
Trong lịch sử phát triển của điện hạt nhân, các nhà máy dùng lò phản ứng tái sinh sớm bị thay thế bởi những công nghệ tiên tiến và hiệu năng cao hơn. Các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Đức đã sớm khai tử dự án dùng Breeder reactor.
Video đang HOT
Bên trong một lò phản ứng hạt nhân sử dụng công nghệ Breeder reactor của Nga.
Tuy nhiên, Trung Quốc không nghĩ vậy. CFR-600 là lò phản ứng neutron nhanh làm mát bằng natri. Thay vì sử dụng nước, giống như hầu hết nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động trên thế giới, nó được làm mát bằng natri lỏng, với dải nhiệt độ rộng hơn và ít tương tác hơn nước.
Bên trong CFR-600 là một loại oxit hỗn hợp (MOX), được làm từ chất thải phóng xạ plutonium và uranium đã làm nghèo. Đây là bước tiếp theo trong quá trình phát triển công nghệ hạt nhân nội địa. Trung Quốc khởi động kế hoạch này từ 2003 với việc thiết kế Lò phản ứng nhanh thử nghiệm (CEFR).
Điều đặc biệt, thay vì phát triển trên nền tảng tiên tiến hơn như lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ, loại đang được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới với hiệu suất tốt, Trung Quốc lại chọn công nghệ tiêu tốn nhiều uranium hơn. Từ vài thập kỷ trước, Breeder reactor dần bị bỏ rơi do chi phí nhiên liệu cao.
Có thể sử dụng vào mục đích kép?
Theo Al Jazeera, chuyên gia từ Trung tâm Giáo dục Chính sách Không phổ biến Vũ khí hạt nhân Mỹ (NPEC) cho rằng, với lượng plutonium mà các lò phản ứng nhanh tạo ra, Trung Quốc có thể sở hữu 1.270 đầu đạn hạt nhân vào năm 2030. Con số này tương đương với lượng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hiện có trong kho vũ khí của Mỹ.
Khu vực Trung Quốc đang xây nhà máy điện hạt nhân.
Hai cựu Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ về An ninh Quốc tế và Không phổ biến vũ khí hạt nhân kêu gọi chính phủ các nước có phản ứng quyết liệt trước động thái của Trung Quốc.
“Theo quan điểm của chúng tôi, đã đến lúc lãnh đạo các quốc gia xung quanh Vành đai Thái Bình Dương phải ngồi lại với nhau, xem xét nghiêm túc vấn đề này. Liệu việc đó (dự án hạt nhân của Trung Quốc) có thực sự là ý tưởng tốt cho một khu vực quan trọng, năng động và thịnh vượng hay lại tiếp tục vướng vào việc sản xuất hàng tấn nguyên liệu nguy hiểm. Thay vào đó, hãy tìm kiếm giải pháp thay thế tốt hơn”.
Chương trình phát triển hạt nhân của Trung Quốc đang không rõ ràng. Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều báo cáo tình trạng sử dụng plutonium dân dụng của họ cho Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) nhưng Trung Quốc chưa công khai việc này từ 2017 đến nay.
Các nhà khoa học có thể sẽ tiếp tục đặt câu hỏi về lò phản ứng tái sinh, đặc biệt khi ngày càng nhiều quốc gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhằm thay thế các nguồn năng lượng phát thải khí carbon.
Khoa học vừa kết nối được bộ não với máy tính
Nghiên cứu tưởng chừng chỉ có trong phim khoa học viễn tưởng đã trở thành sự thật. Con người có thể điều khiển máy tính chỉ qua suy nghĩ ngay từ lúc này.
Theo Mashable , các nhà khoa học lần đầu tiên tạo ra được hệ thống kết nối không dây não bộ con người và máy tính. Nghiên cứu do Đại học Brown, Mỹ thực hiện được hy vọng sẽ là bước đột phá cho việc phát triển tiềm năng của các bệnh nhân bại liệt.
Hệ thống có tên BrainGate thiết lập "những giao tiếp không dây với độ phân giải đơn tế bào thần kinh trên băng thông rộng", thông qua thiết bị phát đơn giản đặt trên đầu.
Kết quả đăng trên tạp chí IEEE Trans Transaction on Biomedical Engineering cho biết, hệ thống sau khi được sử dụng bởi hai người đàn ông 35 và 63 tuổi bị liệt do chấn thương tủy sống đã mang lại kết quả khả quan.
Những nạn nhân bại liệt sẽ là nhóm đối tượng đầu tiên được hưởng lợi từ nghiên cứu mới.
BrainGate hoạt động bằng cách kết nối thiết bị phát gắn trên đầu người dùng đến máy tính. Thiết bị phát này gồm một rơ le điện cực đi xuyên qua hộp sọ, đính với phần vỏ não vận động. Nhờ đó, người bệnh có thể điểu khiển trỏ chuột, thao tác với máy tính thông qua suy nghĩ.
Trong bài kiểm tra với 2 bệnh nhân nói trên, họ có thể liên tục sử dụng hệ thống trong tối đa 24 giờ tại nhà riêng với mức hiệu suất cao. Trước đó, các giao tiếp tương tự giữa não bộ và máy tính mới chỉ được thực hiện bên trong phòng thí nghiệm.
"Các tín hiệu được ghi lại và truyền đi với độ cao... Hệ thống không dây này hoạt động tương tự như có dây", John Simeral, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
"Nhờ không còn ràng buộc về mặt vật lý, thiết kế này mở ra nhiều khả năng mới về cách hệ thống có thể được sử dụng", ông nói. Điều này còn giúp các xét nghiệm thời Covid-19 có thể được thực hiện từ xa.
Đây được xem là bước tiến đáng kể trong lĩnh vực giao tiếp thần kinh, khi bộ não con người có thể thực sự kết nối trực tiếp với máy tính.
Gần đây, một vài cái tên nổi bật trong ngành công nghệ như Mark Zuckerberg và Elon Musk cũng bày tỏ sự quan tâm đến các loại công nghệ tương tự.
Năm 2020, công ty về sinh học thần kinh Neuralink của Elon Musk giới thiệu chú lợn Getrude được cấy chip máy tính vào não bộ. Đầu 2021, công ty này tiếp tục thành công trong việc gắn chip vào não khỉ để con vật này có thể chơi game thông qua suy nghĩ.
5 năm tập trung vào tự cường khoa học công nghệ của Trung Quốc Tự cường khoa học, công nghệ đóng vai trò trung tâm trong kế hoạch 5 năm mới nhất của Trung Quốc. Đây là kết quả của những căng thẳng gần đây với Mỹ và phương Tây. Phiên khai mạc kỳ họp thứ tư Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc khóa XIII hôm 5/3. Trung Quốc thông qua kế hoạch...