Giới chuyên gia Mỹ cảnh báo về ‘tháng 1 khốc liệt cùng Omicron’
Với số ca nhập viện do mắc COVID-19 đang gia tăng trong bối cảnh dịp nghỉ lễ cuối năm bắt đầu sôi động, giới chuyên gia kêu gọi người dân Mỹ thực hiện đầy đủ mọi biện pháp phòng ngừa trước nguy cơ biến thể Omicron hoành hành tại nước này.
Một điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 lưu động ở New York, Mỹ, ngày 7/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ông Michael Osterholm – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách về bệnh truyền nhiễm thuộc trường Đại học Minnesota – cho biết tuy Delta vẫn đang là biến thể đáng lo ngại tại Mỹ, nhưng trong vòng vài tuần tới, rất có thể sẽ có thêm hàng triệu người Mỹ bị mắc COVID-19 do nhiễm biến thể Omicron có khả năng lây lan cao.
Phát biểu trên kênh truyền hình CNN, ông Osterholm nhận định: “Tôi cho rằng chúng ta thực sự sắp trải qua một trận bão tuyết virus. Trong khoảng 3 đến 8 tuần tới, chúng ta sẽ thấy hàng triệu người Mỹ bị nhiễm biến thể mới Omicron, vượt trội hơn nhiều số ca nhiễm Delta, và chúng tôi vẫn chưa chắc chắn những diễn biến chính xác sẽ xảy ra như thế nào”.
Các nhà khoa học tin rằng Omicron là biến thể dễ lây lan, mặc dù hầu hết các trường hợp nhiễm biến thể này cho đến nay đều mắc bệnh ở thể nhẹ. Tuy nhiên, theo ông Osterholm, sự gia tăng các ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron vẫn sẽ gây ra sức ép lớn đối với hệ thống chăm sóc y tế và nguy cơ mắc bệnh của các nhân viên y tế cũng sẽ cao hơn. Ông cảnh báo: “Những gì chúng ta có ở đây, ngay bây giờ là một cơn bão có sức phá hủy tiềm tàng. Tôi rất lo ngại về thực tế rằng sẽ có 1/4 hoặc thậm chí 1/3 số nhân viên y tế trở thành bệnh nhân của đợt dịch mới này”.
Trong khi đó, ông Andy Slavitt, cựu cố vấn cấp cao về đại dịch COVID-19 của Tổng thống Mỹ Joe Biden – cho rằng ngay cả khi các công cụ phòng dịch như vaccine hiện đã sẵn có thay vì phải chờ đợi trong đợt bùng phát dịch bệnh mùa Đông, “một tháng 1 khốc liệt ” với sự án ngữ của Omicron vẫn đang chờ đợi nước Mỹ.
Video đang HOT
Ông Slavitt nhận định: “Đối với các nhân viên y tế, các bệnh viện, hay những người mắc bệnh, kể cả những bệnh nhân của các căn bệnh khác ngoài COVID-19, đó là một mối nguy hiểm thực sự và một mối đe dọa thực sự”.
Không chỉ riêng với ngành y tế, nhiều lĩnh vực khác trong đời sống của người Mỹ cũng đã có dấu hiệu căng thẳng bởi dịch bệnh. Một số trường cao đẳng và đại học đã quay trở lại với việc học trực tuyến. Các liên đoàn thể thao buộc phải hoãn các trận đấu do vận động viên mắc COVID-19, trong khi các show diễn theo hình thức trực tiếp một lần nữa phải thông báo hủy bỏ.
Tại các ga tàu điện ngầm ở New York, Boston và Miami, người dân xếp hàng dài để chờ xét nghiệm COVID-19. Trong bối cảnh lễ Giáng sinh và đêm giao thừa đang đến gần, nhu cầu đến thăm bạn bè và những người thân trong gia đình trở nên khắc khoải hơn bao giờ hết. Để thực hiện được điều này, tiêm chủng ngừa COVID-19 hoặc thậm chí là tiêm liều tăng cường vẫn được xem là “tấm lá chắn phòng dịch” thiết yếu.
Các kết quả nghiên cứu gần đây – thực hiện với việc cho mẫu máu của những người được tiêm chủng phơi nhiễm “bản sao” của Omicron – cho thấy biến thể này có thể “né” các kháng thể được tạo ra từ việc tiêm 2 liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng Moderna. Tuy nhiên, một mũi tiêm tăng cường sẽ củng cố khá tốt hàng rào miễn dịch trước Omicron. Nghiên cứu thực hiện đối với vaccine của Pfizer/BioNTech cũng cho kết quả tương tự.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, tỷ lệ tiêm chủng hàng ngày tại nước này hiện đã tăng khoảng 22% so với một tháng trước, trong đó hơn 50% số trường hợp tiêm phòng là tiêm mũi tăng cường.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 16/12 nhấn mạnh tiêm chủng và tiêm mũi tăng cường là điều cần thiết để giữ an toàn cho các doanh nghiệp và các cuộc gặp gỡ trong dịp lễ cuối năm, do biện pháp này giúp bảo vệ người dân trước nguy cơ bệnh trở nặng hoặc tử vong khi mắc COVID-19.
Vaccine cúm mùa không còn tác dụng với các chủng virus lưu hành rộng rãi
Ngày 16/12, các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết một trong những loại virus cúm đang lưu hành rộng rãi đã biến đổi và các loại vaccine cúm hiện tại không đạt hiệu quả cao chống những loại virus này.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, có thể không tác dụng phòng bệnh, song những vaccine này vẫn giúp ngăn ngừa bệnh chuyển nặng.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng cúm mùa cho người dân tại Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Giáo sư vi sinh vật học Scott Hensley thuộc Đại học Pennsylvania đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu, nói rõ những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của nhóm này cho thấy dường như vaccine không còn tác dụng nữa. Vaccine cúm bảo vệ chống lại 4 chủng virus khác nhau: H3N2, H1N1 và 2 chủng cúm B. Nghiên cứu của nhóm Hensley chỉ tập trung vào chủng H3N2 và cũng là chủng virus lưu hành chủ yếu hiện nay.
Việc vaccine giảm hiệu quả có thể lý giải cho đợt bùng phát dịch cúm tại Đại học Michigan vào tháng trước với hơn 700 người bị cúm. Hơn 26% trong số những người có kết quả xét nghiệm dương tính đã được tiêm vaccine cúm và tỷ lệ này tương đương ở những người xét nghiệm âm tính. Điều này đồng nghĩa là vaccine không hiệu quả trong ngăn ngừa nhiễm bệnh.
Theo Giáo sư Hensley, nguyên nhân khiến vaccine giảm tác dụng là do virus cúm luôn biến đổi, thậm chí với tần suất nhiều hơn các loại virus khác, kể cả virus corona và nhiều loại biến thể virus cúm khác nhau lại có thể lưu hành đồng thời. Đáng chú ý, biến thể H3N2 đã biến đổi để né tránh các kháng thể do cơ thể tạo ra nhờ tiêm vaccine.
Kháng thể là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại những phần tử xâm nhập cơ thể như virus và vaccine hiện tại dường như không tạo ra bất kỳ kháng thể nào phù hợp chống lại phiên bản đột biến này của H3N2, được gọi tắt là 2a2. Điều may mắn là những biến đổi không có khả năng ảnh hưởng đến "tuyến phòng thủ" thứ 2 trong hệ thống miễn dịch là các tế bào T.
Theo Giáo sư Hensley, ngay cả khi vaccine không thể phòng bệnh, loại chế phẩm này vẫn có khả năng ngăn chặn bệnh chuyển nặng và tử vong. Do đó, tiêm phòng cúm vẫn rất quan trọng để giảm số ca nhập viện vì virus SARS-CoV-2 và phiên bản mới của chủng cúm H3N2 là 2a2 cùng phổ biến trong những tháng tới.
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết bệnh cúm mùa hầu như đã biến mất vào năm ngoái nhưng sẽ quay trở lại vào năm nay và có nguy cơ gây ra "đại dịch kép" cúm và COVID-19.
Nhóm nghiên cứu của giáo sư Hensley nhận định rằng khả năng miễn dịch cộng đồng chống lại virus cúm xuống thấp vì những virus này không lưu hành rộng rãi trong đại dịch COVID-19. Các biện pháp phòng dịch COVID-19 như giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và hạn chế đi lại đã góp phần giảm sự lây lan của virus cúm trên toàn cầu, song một khi các biện pháp được nới lỏng, virus cúm sẽ lây lan rộng rãi.
Ngoài ra, hiệu lực của vaccine cúm thay đổi theo từng năm do vấn đề thời gian cần thiết để tạo ra vaccine cúm. Hầu hết vaccine cúm được sản xuất theo công nghệ cũ, mất nhiều thời gian để thử nghiệm, sản xuất và đưa ra thị trường, do đó virus có thể phát triển trong giai đoạn này và xuất hiện các biến thể mới chiếm ưu thế.
Theo CDC, khi vaccine không đáp ứng với các loại virus lưu hành, hiệu quả vaccine giảm mạnh, thậm chí xuống còn 6%, như đối với chủng H3N2 trong mùa cúm 2014-2015. Giáo sư Hensley cho biết những thay đổi trong virus H3N2 năm nay gợi nhớ đến những đột biến khiến vaccine suy yếu vào năm 2014-2015.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng mọi thứ vẫn có thể thay đổi. Trong khi các ca nhiễm 2a2 H3N2 đang gia tăng nhanh chóng ở Mỹ và các khu vực khác trên thế giới, các biến thể khác của H3N2 có thể sẽ chiếm ưu thế trong tương lai. Thậm chí, không loại trừ khả năng virus H1N1 hoặc cúm B có thể chiếm ưu thế vào cuối mùa 2021-2022. Điều nguy hiểm là vẫn chưa rõ vaccine có tác dụng với những biến thể đó như thế nào.
CDC cho biết bệnh cúm mùa gây tử vong cho khoảng từ 12.000 đến 52.000 người mỗi năm tại Mỹ, và khiến cho 700.000 người phải nhập viện điều trị.
WHO khuyến nghị tạm thời tiêm kết hợp các loại vaccine ngừa COVID-19 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 16/12 đã đưa ra khuyến nghị tạm thời về việc kết hợp các loại vaccine ngừa COVID-19 của các hãng dược phẩm khác nhau để tiêm liều thứ 2 và thứ 3. Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN Theo WHO, tùy thuộc vào...