Gioan Phaolo II – vị giáo hoàng sở hữu nhiều “kỷ lục” nhất lịch sử công giáo
ức Gioan Phaolô II được biết đến là vị giáo hoàng thứ 264 của Giáo hội Công Giáo. Ngài là giáo hoàng người Ba Lan duy nhất cho đến nay và là giáo hoàng đầu tiên không phải người dân Ý kể từ thế kỷ 16.
Suốt triều đại 26 năm trị vì của mình, Gioan Phaolô II đã có nhiều đóng góp vô cùng to lớn, trở thành một trong những nhân vật quan trọng trong lịch sử công giáo thế giới.
Trong cuốn sách “Anh em hãy để tôi ra đi. Sức mạnh trong sự yếu đuối của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II”, Đức Hồng y Dziwisz đã kể lại những giờ sau hết của vị thánh Giáo hoàng người Ba lan.
Tối ngày 02.04.2005, Chúa nhật tuần hai mùa Phục sinh, Chúa nhật Lòng thương xót Chúa, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô đã từ biệt thế gian để trở về nhà Cha trên trời. Một trong những người gần gũi, hiện diện trong giây phút cuối cùng với ngài chính là Đức ông Stanislaw Dziwisz, thư ký riêng của ngài, sau này trở thành Đức Hồng Y và nguyên Giám mục tổng Giáo phận Cracovia của Ba lan. Đức Hồng y Dziwisz kể:
ĐGH muốn chịu đau khổ và chết ở nhà của mình
Khi nhận biết rằng đã gần đến lúc mình đi về cõi vĩnh hằng, với sự đồng ý của các bác sĩ, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô đã quyết định không đi bệnh viện nữa, nhưng ở lại Vatican, nơi ngài vẫn được bảo đảm chăm sóc y khoa cần thiết. Ngài muốn chịu đau khổ và chết ở nhà của mình gần bên mộ thánh Phêrô.
Thứ bảy 02.04 – ngày cuối đời của ngài
Đức Giáo hoàng từ giã những cộng sự viên gần gũi nhất trong giáo triều Roma. Những lời cầu nguyện vẫn tiếp tục ở đầu giường của ngài và ngài cũng tham dự vào việc cầu nguyện, dù rằng ngài bị sốt cao và rất yếu. Vào ban chiều, có một lúc ngài nói: “Anh em hãy để tôi đi về nhà Cha.”
Khoảng gần 17 giờ, người ta đọc Kinh Chiều ngày Chúa nhật thứ hai mùa Phục sinh, Chúa nhật Lòng Thương xót. Các bài đọc nói về ngôi mộ trống và sự Sống lại của Chúa Kitô, lời ca “Alleluia” được lập lại. Vào cuối giờ kinh, người ta hát kinh Magnificat (Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa) và kinh Lạy Nữ Vương. Vài lần Đức Giáo hoàng nhìn những người hiện diện đứng gần ngài và các bác sĩ đã túc trực canh chừng bên ngài.
“ Viva il Papa!”
Từ quảng trường thánh Phêrô, nơi hàng ngàn tín hữu đang tụ họp, đặc biệt là các bạn trẻ, vang lên những tiếng hô “Giovanni Paolo II” (Gioan Phaolô II) và “Viva il Papa!” (Hoan hô Đức Giáo hoàng!). Ngài đã nghe những lời này.
Những giây phút cuối với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II kính yêu
Bức ảnh Chúa Kitô đau khổ
Trên bức tường đối diện với giường của Đức Giáo hoàng có treo bức ảnh Chúa Kitô đau khổ, với hàng chữ “Ecce Homo” (Này là Người); ngài đã liên tục ngắm nhìn bức ảnh này trong thời gian đau bệnh của mình. Đôi mắt gần khép lại của Đức Giáo hoàng cũng chăm chú nhìn bức ảnh Đức MẹCzestochowa (Đức Mẹ của Ba lan). Trên chiếc bàn nhỏ là ảnh của thân phụ và thân mẫu của ngài.”
Thánh lễ cuối cùng
Khoảng 20 giờ tối, cạnh giường của Đức Giáo hoàng đang gần từ giã cõi đời, Đức ông Stanislaw Dziwisz đã chủ sự Thánh lễ Chúa nhật Lòng Thương xót. Đồng tế với ngài có Đức Hồng y Marian Jaworski, Đức ông Stanislaw Rylko, Đức ông Mieczyslaw Mokrzycki và cha Tadeusz Styczen. Bác sĩ Renato Buzzonetti, các cộng sự viên và các nữ tu dòng Nữ tỳ Thánh tâm phục vụ tại dinh Giáo hoàng cũng tham dự Thánh lễ.
“Bình an cho anh em!”
Những lời trong Tin mừng thánh Gioan vang lên cách cảm động: “Chúa Giêsu đến, Người dừng lại giữa họ và nói: ‘Bình an cho anh em!’”, và lời nguyện giáo dân cũng thế: “Lạy Chúa Giêsu, xin đến làm cho chúng con nghe lời hứa của Chúa trong bữa Tiệc Ly: ‘Bình an cho anh em!’ Trong giây phút này chúng con rất cần sự hiện diện của Chúa.”
Trước khi dâng lễ vật, Đức Hồng yMarian Jaworski đã một lần nữa ban bí tích xức dầu bệnh nhân cho Đức Giáo hoàng và trong phần rước lễ, Đức ôngDziwisz đã trao Máu Thánh như Của Ăn Đàng cho ngài, củng cố ngài trên hành trình về cuộc sống vĩnh hằng. Sau một lúc, sức lực dần rời bỏ ngài. Người ta đặt vào đôi bàn tay ngài một cây nến được làm phép và thắp sáng.
21.37 ngày 02.04.2005. Tạ ơn Chúa!
Vào lúc 21.37, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã từ giã thế giới này . Những người hiện diện hát bài thánh thi Te Deum (Lạy Thiên Chúa). Với những dòng lệ thấm đẫm đôi mắt, họ dâng lời tạ ơn Chúa về quà tặng là chính Đức Giáo hoàng và triều đại Giáo hoàng vĩ đại của ngài.
Theo người nổi tiếng, vaticannews
Giáo hoàng Francis phong thánh cho nhà thần học John Henry Newman
Lễ phong thánh cho nhà thần học thế kỷ thứ 19 của Anh, John Henry Newman, diễn ra tại quảng trường St. Peter ở tòa thánh Vatican với gần 50.000 người tham dự.
Tại buổi lễ phong thánh ngày 13/10 ở quảng trường St. Peter, Vatican, Giáo hoàng Francis đã dẫn lại lời của bài thánh ca nổi tiếng "Lead, Kindly Lights" do nhà thần học, linh mục John Henry Newman viết vào năm 1833. Ông ghi nhận sức ảnh hưởng to lớn của vị linh mục đối với lịch sử của cả nhà thờ Anh giáo và Công giáo. Ảnh: AP.
Buổi lễ do Giáo hoàng Francis chủ trì với sự tham gia của gần 50.000 người tại quảng trường. Linh mục Newman được tôn kính bởi cả cộng đồng Anh giáo và Công giáo vì ông đi theo tiếng gọi của đức tin bằng mọi giá. Ông từ bỏ Anh giáo và cải đạo sang Công giáo vào năm 1845, mất bạn bè, công việc và quan hệ gia đình vì tin tưởng chân lý ông tìm kiếm. Ảnh: AP.
Giáo hoàng Francis nói cuộc đời của nhà thần học người Anh cho thấy "hành trình của đức tin" đôi khi là một cuộc chiến không cân sức và mỏi mệt như những ghì John Henry Newman đã trả qua. "Đức tin tăng lên nhờ sự cho đi và lớn lên nhờ chấp nhận mạo hiểm", ông nói. Ảnh: AP.
Trong buổi lễ, giáo hoàng đã tuyên bố 5 vị thánh mới của Công giáo gồm linh mục John Henry Newman và 4 người phụ nữ là nữ tu Giuseppina Vannini của Ý, nữ tu Mariam Thresia Chiramel Mankidiyan của Ấn Độ, nữ tu Dulce Lopes Pontes của Brazil và bà Margherita Bays của Thụy Sĩ. Ảnh: AP.
Đến dự sự kiện còn có Thái tử Charles, thân vương xứ Wales, đại diện cho Hoàng gia Anh. Mẹ của Thái tử Charles là người đứng đầu nhà thờ Anh giáo. Người kế thừa ngai vàng của hoàng gia Anh đã có một bài viết xuất sắc về Newman đăng trên báo Vatican L'Oservatore Romano trước buổi lễ phong thánh cho John Henry Newman. Ảnh: AP.
Các nữ tu đến từ Ấn Độ đến dự buổi lễ phong thánh cho nữ tu Maria Teresa Chiramel Mankidiyan tại Vatican vào ngày 13/10. Ảnh: AP.
Nhiều người dân Anh đã đổ về Vatican tham quan, tìm hiểm về những câu chuyện của John Henry Newman và tham dự lễ phong thánh vào ngày 13/10 tại quảng trường St. Peter. Ảnh: AP.
Anh giáo tách khỏi nhà thờ Công giáo Roma vào năm 1534 khi vua Henry VIII từ chối chấm dứt một hôn ước. Nhiều thế kỷ sau đó, người theo Công giáo tại Anh bị bắt phạt, phân biệt đối xử và thậm chí hành hình vì đức tin của mình. Ảnh: AP.
Thái tử Charles cho rằng tấm gương về sự can đảm, trung thực của John Henry Newman cần thiết cho thời đại hiện nay, khi những chia rẽ và sự vô cảm đang tràn ngập. "Ông ấy đã cổ xúy mà không cần cáo buộc ai, có thể bất đồng nhưng không mất đi sự tôn trọng, và quan trọng nhất là có thể nhìn sự khác biệt như những điểm giao hòa chứ không phải sự bài xích", ông nhận định. Ảnh: AP.
Newman cũng là một trong những người sáng lập nên Phong trào Oxford vào thập niên 1830, khôi phục nhiều lý thuyết của Công giáo La Mã tại nhà thờ Anh giáo bằng cách nhìn lại những truyền thống từ các nhà thờ Thiên chúa giáo xa xưa. Ảnh: AP.
Sau đó ông từ bỏ sự nghiệp nghiên cứu thần học tại Đại học Oxford và cải đạo sang Công giáo vào năm 1845. Ông trở thành một trong những nhà thần học có sức ảnh hưởng lớn nhất vào thời đó, đưa nhiều yếu tố của Anh giáo vào trong Công giáo. Ảnh: AP.
"Từ hình ảnh của sự hòa hợp thiêng liêng mà ông Newman đã thể hiện một cách hùng hồn, chúng ta có thể nhận ra rằng khi đi theo những con đường khác nhau với sự chân thành và can đảm mà lương tâm vẫy gọi, sự khác biệt có thể dẫn đến thấu hiểu nhau và tất cả đều tìm được đường về một mái nhà chung", Thái tử Charles viết trên tờ L'Oservatore Romano. Ảnh: AP.
Theo Zing.vn
Là "chất thải" từ động vật nhưng thứ bé tẹo này có giá lên tới vài trăm tỷ Viên ngọc tự nhiên đắt nhất từng được bán là mặt dây chuyền của Marie Antoinette. Nó được bán ra với mức giá là 32 triệu USD (gần 740 tỷ VND) trong một cuộc đấu giá năm 2018. Ngọc trai thực chất là "chất thải" của một loài động vật, nhưng chúng lại là thứ rất quý giá với cuộc sống con người...