Giờ học vẽ tranh quét mã QR của trường mầm non 100% vốn nước ngoài
Trường Mầm non Dongsim Kindergarten (Yên Hòa, Hà Nội) sử dụng nhiều ứng dụng tin học giúp học sinh vừa học, vừa chơi, phát triển đa giác quan.
Trường Dongsim Kindergarten có 100% vốn đầu tư Hàn Quốc, thuộc danh sách 14 cơ sở mầm non có vốn đầu tư hoàn toàn của nước ngoài do Sở GD&ĐT Hà Nội công bố. Cơ sở tại Yên Hòa, Hà Nội có diện tích 1.000 m2. Mỗi buổi sáng đến trường, học sinh được lựa chọn các biểu tượng bắt tay, thơm má hay ôm giáo viên.
Lớp học được thiết kế đơn giản, dành nhiều không gian cho trẻ hoạt động. Từ 3 tuổi, học sinh mầm non đã có những giờ học trải nghiệm với máy chiếu tương tác thông minh. Các em tự tô màu con vật theo ý thích rồi đưa lên máy quét. Hệ thống sẽ nhận diện màu sắc, hình dáng của bức tranh qua mã quét QR, sau đó trình chiếu hình vẽ lên màn hình. Trẻ có thể tương tác, chạm tay vào những sinh vật biển trên màn hình.
Với chương trình này, học sinh vừa học, vừa chơi và trải nghiệm thực tế từ việc vẽ tranh đến cảm nhận hình ảnh qua thế giới ảo. Các con vật từ ở đại dương đến núi rừng đều được tái hiện sống động. Không chỉ hình vẽ, tiết học này còn dạy trẻ học Toán, chữ viết, phát triển đa giác quan.
Hiệu trưởng nhà trường cho biết ngoài chương trình tuân thủ theo quy định của Bộ GD&ĐT, giáo viên còn dạy theo dự án và kết hợp thêm 5 môn đặc trưng gồm: Khoa học diệu kỳ, Tôi là bảng màu, Taekwondo, English Doo và Gabe. Những chương trình này thiết kế riêng cho trẻ mầm non, có bản quyền từ Hàn Quốc.
“Tôi là bảng màu” là chương trình mỹ thuật, dành riêng cho mẫu giáo từ 3-6 tuổi. Môn học giúp trẻ phát triển tưởng tượng, cân bằng thẩm mỹ. Mỗi tháng, trẻ được phát 4 bộ học liệu khác nhau như thêu, làm robot, hội họa…
Các em nhỏ được cô giáo hướng dẫn thực hành bài tập trong bộ môn “Khoa học diệu kỳ” thông qua giáo cụ trực quan. Trẻ được trải nghiệm thí nghiệm về búp bê nhảy múa, khám phá cơ thể, những điều bí ẩn… Trẻ có thể hỏi và được giải đáp hàng trăm câu hỏi “vì sao?”. Trường sử dụng nhiều video về khoa học, tăng yếu tố trực quan. Sách và đĩa tài liệu nghe nhìn nhiều màu sắc, được sắp xếp khoa học.
Môn học tạo ra sức hấp dẫn riêng khi các em nhỏ thoải mái sáng tạo mà không bị ép buộc, gò bó trong khuôn khổ. Ông Lee Sung Gun – người sáng lập trường – cho hay sự quan tâm tới giáo dục của phụ huynh Việt Nam không kém Hàn Quốc. Mục tiêu của chương trình học là mang đến cơ hội để trẻ em Việt Nam được trải nghiệm các môn học bổ ích, sáng tạo.
Trẻ sẽ học tiếng Anh với người nước ngoài thông qua chương trình English Doo, nhập khẩu từ Hàn Quốc. Với việc lựa chọn giáo viên, nhà trường chú ý đến người truyền cảm hứng, ngoài tiêu chuẩn về chuyên môn. Triết lý của chương trình là học bằng cách trải nghiệm sẽ được lâu bền hơn, ngôn ngữ phải nói không ngừng.
Để rèn thể lực, học sinh được họcTaekwondo và tham gia nhiều hoạt động sau các tiết học.
Bữa ăn trưa của học sinh trường mầm non có vốn 100% từ Hàn Quốc. Theo thông tin từ nhà trường, học phí dao động từ 45 triệu đến 65 triệu đồng/em/năm học.
Theo Zing
Quảng Bình: Cô giáo vùng cao chào đón đầy yêu thương khiến trẻ vui đến trường
Mỗi sáng đến lớp, các em học sinh mầm non tại xã vùng cao Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình sẽ được lựa chọn màn chào hỏi nhiều hình thức như ôm, đập tay với cô giáo của mình.
Đây là cách để các cô giáo vùng cao tạo sự hứng khởi cho học sinh, giảm tình trạng bỏ học.
Video: Cách đón trẻ tới lớp của cô giáo Trường Mầm non số 2 xã Trọng Hóa.
Đó là cách đón trẻ đến lớp mỗi ngày của các cô giáo tại Trường Mầm non số 2 xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình). Đây là ngôi trường đóng trên địa bàn xã miền núi, còn rất nhiều khó khăn, là nơi sinh sống của đồng bào người Khùa, Mày, Chứt...
Cô giáo đón trẻ với bộ "menu" lựa chọn hành động như: trái tim ấm áp, đôi bàn tay xinh, nắm tay kỳ diệu và bàn chân đáng yêu.
Cách đón trẻ đầy độc đáo nói trên được Trường Mầm non số 2 xã Trọng Hóa triển khai ở tất cả các điểm trường vào đầu năm học mới vừa qua. Vào mỗi buổi sáng đón trẻ, các cô giáo sẽ chờ các em ở cửa với bộ "menu" lựa chọn hành động như: trái tim ấm áp, đôi bàn tay xinh, nắm tay kỳ diệu và bàn chân đáng yêu.
Với mỗi lựa chọn này, cô giáo sẽ đập tay đầy hứng khởi hoặc dành tặng những cái ôm yêu thương cho học trò trước khi vào lớp. Không những vậy, mỗi khi tan trường, các cô cũng dành tặng các em những cái ôm và chào tạm biệt để về bên gia đình.
Cô trò đập tay đầy hứng khởi trước khi vào lớp.
Chia sẻ với Dân trí, cô Đinh Thị Bùi Chung, Hiệu trưởng Trường Mầm non số 2 Trọng Hóa cho biết, do điều kiện đóng trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, học sinh đều là con em đồng bào dân tộc nên rất nhút nhát và ngại việc đến trường. Chính vì vậy các cô giáo của ngôi trường này luôn phải tạo ra cảm giác gần gũi, thích thú đến lớp đối với các em. Cũng theo cô Chung, cô được biết và tìm hiểu hình thức đón trẻ này trên một số tờ báo và thấy thú vị cũng như mang lại hiệu quả nên đã triển khai thực hiện.
"Cứ vào đầu năm học mới là các em lại không chịu quay lại trường, hoặc học giữa buổi lại bỏ trốn về nhà. Vì vậy, ngoài việc đến trực tiếp từng nhà đón các em lên lớp, các cô giáo của nhà trường còn muốn đón trẻ với nhiều yêu thương, để học trò cảm thấy mỗi ngày đến lớp là một ngày vui", cô Chung chia sẻ.
Những cái ôm ấp áp, yêu thương.
Cô Thái Thị Ngân, giáo viên cắm bản tại điểm trường bản Sy, xã Trọng Hóa cho biết, không chỉ học sinh mà ngay cả các cô giáo cũng rất thích thú với các hoạt động đón trẻ đầy ý nghĩa này. Nó làm tăng thêm không khí vui tươi, nâng cao tinh thần yêu nghề, mến trẻ của cô giáo mầm non.
"Với học sinh dân tộc, các em còn thiếu thốn rất nhiều, thiệt thòi nhiều so với các bạn dưới xuôi. Ngay từ cái ăn, cái mặc đến sự quan tâm của bố mẹ cũng ít, chính vì thế những cử chỉ yêu thương sẽ khiến các em vui hơn, cảm nhận sự yêu thương nhiều hơn", cô Ngân cho hay.
Cô và trò điểm trường Ra Mai, Trường Mầm non số 2 xã Trọng Hóa.
Cũng như cô Ngân, cô giáo cắm bản Đinh Thị Huyền Trang tâm sự, do điều kiện cũng như hiểu biết hạn chế nên tâm lý phụ huynh hầu như không quan tâm đến trẻ, khiến các em rất nhút nhát, giao tiếp với cô và các bạn rất là rụt rè.
"Để tạo cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin thì phải gần gũi với trẻ, muốn cho trẻ đến lớp học thường xuyên thì không những trang trí lớp đẹp, sân vườn đẹp, khuôn viên cảnh quan, môi trường xanh sạch đẹp mà còn tạo sự thân thiện giữa cô và trẻ. Kể từ khi thực hiện đón và trả trẻ như thế thì các em và phụ huynh cũng tỏ ra thích thú, phấn khởi hơn", cô Trang tươi cười nói.
Các cô giáo mầm non luôn tạo sự thân thiện với trẻ để mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
Trường Mầm non số 2 xã Trọng Hóa hiện có tất cả 7 điểm trường với 21 giáo viên và 214 học sinh. Đặc biệt, 2 phòng học tại điểm trường bản Sy chính là công trình mà báo Dân trí kết nối với Tập đoàn Đỉnh Vàng ủng hộ, xây dựng vào năm 2017. Nhờ vậy mà từ đó đến nay, cô và trò tại điểm trường này được dạy và học trong căn phòng khang trang, sạch đẹp.
Tiến Thành
Theo Dân trí
Khánh thành điểm trường Háng Sung 2 Sáng 25-9, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức Volunteers For Education (VFE), tổ chức lễ khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng điểm trường Háng Sung 2, thuộc Trường mầm non Tả Phìn, xã Tả Phìn, huyện Tủa Chùa. Đại diện tổ chức Volunteers For Education và các cháu học sinh điểm...