Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng, về sông ăn cá, về đồng ăn cua…
Món cá đồng nướng than, thơm nức mũi. Chỉ cần nhấm một chút nước lẩu cay cay, gắp miếng cá béo béo chấm chấm cùng chút mắm mặn, ăn thêm miếng cơm trắng nóng hổi, mới nghĩ đến thôi đã tứa nước miếng rồi.
Khi nhắc đến làng cũ, một trong những thú vui không thể bỏ qua là đi giăng lưới cá đồng, rồi thưởng thức những món ăn tuy mộc mạc nhưng rất ngon lành từ cá rô, ngay trong gian bếp nhà quê thân thương, ấm áp.
Ở Nam Bộ nói chung và miền Tây nói riêng đâu đâu cũng đất rộng sông dài, nơi nào cũng kênh rạch chằng chịt đầy ắp cá tôm rùa ếch.
Cũng do đó mà người ta nói rằng về miền Tây là không lo bị đói vì đi đâu cũng có những đặc sản trù phú mà thiên nhiên hào sảng ban tặng cho con người. Sự trù phú ấy từ thời xa xưa đã được đúc kết thành nhiều câu ca dao lưu truyền cho đến tận ngày nay như:
Hằng năm, sau hai đến ba vụ lúa, nhiều gia đình trong làng tôi lại bắt tay chuẩn bị câu, lưới để mưu sinh. Mỗi nhà vài tay lưới hay lờ, lọp để bắt cua, bắt cá.
Thiên nhiên đã ban tặng người dân quê tôi nhiều sản vật, trong đó phải kể đến là cá rô, cá linh, bông súng, bông điên điển… những món ăn làm nên nét đặc trưng của miền Tây.
Cá đồng kho ăn với rau luộc
Cứ tầm tháng bảy âm lịch là người dân làng tôi lại ngóng trông lũ về. Ở những nơi khác, lũ lụt là nỗi ám ảnh. Thế nhưng, với chúng tôi, mùa nước lũ chính là mùa tươi vui, no ấm và ghi dấu nhiều ký ức tuổi thơ tươi đẹp nhất.
Mọi năm “tháng bảy nước nhảy khỏi bờ”, khi tôi còn nhỏ, nếu không phải đến trường thì chắc chắn sẽ cùng mấy đứa bạn hàng xóm nhong nhong ngoài đồng cả ngày không theo người lớn giăng lưới thì cũng mang theo chiếc cần câu nhỏ ngồi câu cá đồng, không thì đi hái bông điên điển, so đũa, bông súng… về cho má nấu canh chua.
Bữa cơm quê
Video đang HOT
Một trong những điều mê nhất với lũ trẻ chúng tôi ngày ấy là theo người lớn đi giăng lưới cá đồng. Tía tôi kể lại, lưới giăng cá đồng thường xài mắt cỡ 5 phân là vừa, mắt lưới nhỏ hơn dễ dính các loại cá giống.
Chiều cao lưới (dân nông thôn hay gọi là dạo) từ phao nổi cho đến giềng dưới từ 5 – 6 tấc, độ dài ngắn của tay lưới tùy theo bề rộng mặt ruộng. Lưới ở tiệm bán thường được bắt giềng sẵn, nhưng những người “sát cá” chuyên nghiệp như tía tôi ít khi hài lòng.
Khi mua lưới thường mua kèm dây gân, về nhà tự bắt giềng lại, rồi thêm bớt phao, chỉ, chỉnh độ chùng của lưới… để khi giăng bắt cá được nhiều hơn.
Thời điểm giăng lưới cá đồng lý tưởng nhất là vào sáng sớm hoặc chiều tối. Người đi giăng lưới thường chọn một nơi ưng ý, dùng tay vẹt cỏ, gốc rạ, rong rêu mọc xung quanh, cốt yếu để tạo thành một khoảng trống đủ rộng cho giềng dưới chìm tới đáy ruộng.
Lưới giăng không cần quá thẳng, cũng không quá chùng, chỉ vừa đủ cho tôm cá mắc vào, vùng vẫy rồi dính chặt vào lưới. Hai đầu lưới được cố định bằng hai cây nhỏ cỡ ngón tay cái, cắm chặt xuống đất ruộng, gọi là “đài”.
Cây đài vừa có tác dụng giữ lưới không cho trôi đi, vừa là dấu hiệu nhận diện cho người đi thăm lưới có thể trông chừng từ xa.
Cá đồng kho
Thông thường, những chỗ cá đi nhiều, người đi giăng có thể neo lưới 2, 3 đêm mới dời sang chỗ khác, nhưng lưới cũng cần được cuốn vô nhà, giặt sạch cho sợi lưới bén thì mới nhạy cá. Tía tôi hay bảo cá đồng rất nhạy cảm, nếu lưới neo một chỗ lâu quá đóng rong, cá sẽ đi tránh luồng khác.
Người dân quê tôi thường có thói quen giăng lưới vào chiều hôm trước, sáng sớm khi mặt trời bắt đầu hửng nắng thì đi thăm. Cá cũng hay lên ruộng nhiều khi trời mưa.
Giăng tay lưới mà đêm hay sáng sớm có mưa lớn, được xem là điềm may mắn. Do khi bơi xuồng đi thăm lưới, hễ thấy cây đài giật giật liên tục, hoặc đổ nghiêng là biết cá nhiều.
Lưới dính được nhiều cá thì vui, nhưng gỡ cá cũng chẳng phải chuyện đơn giản gì. Tía tôi là dân chuyên nghiệp giăng lưới hằng đêm mà bàn tay vẫn chi chít những vết cá đâm. Mấy lần má tôi xót, dặn tía phải cẩn thận. Tía tôi cười xòa: “Chèn ơi! Chuyện nhỏ xíu mà bà với sắp nhỏ làm căng không hà!”.
Và rồi khi tía đem cá về nhà, má tôi sẽ là người đứng ra chế biến “chiến lợi phẩm” ấy. Má biết tôi mê cá đồng nên cứ đến mùa là thường xuyên nấu đủ các loại món. Cá đồng kho tiêu thật mềm ăn với cơm nóng là tuyệt nhất, ăn hoài không chán. Lẩu cá ăn kèm bông súng, điên điển, so đũa cũng tuyệt ngon.
Thêm cả món cá đồng nướng than, thơm nức mũi. Chỉ cần nhấm một chút nước lẩu cay cay, gắp miếng cá béo béo chấm chấm cùng chút mắm mặn, ăn thêm miếng cơm trắng nóng hổi, mới nghĩ đến thôi đã tứa nước miếng rồi.
Cả một chặng đường tuổi thơ dài của tôi ở làng cũ đều gắn liền với những mùa nước nổi và biết bao món ăn đồng nội được nấu bằng sự khéo léo, vun vén của tía má.
Để rồi, khi một mình sống giữa phố thị xa hoa, đi qua hết nửa đời người, mới thấy bản thân nhung nhớ khôn nguôi hương vị quê nhà, thèm một bữa cơm với cá đồng vừa được giăng lưới, nghe một điệu hò văng vẳng trên sông.
Tiếc thay, giờ tía má đã đi xa, bỏ lại mình tôi giữa dòng đời cô quạnh, đau đáu hoài một nỗi nhớ quê nhà
Nước nổi, chỉ với cá linh, bà con miền Tây có canh chua, lẩu mắm, kho lạt, kho tiêu, chiên bột...
Cá linh non nấu món gì cũng ngon. Thịt ngọt, mềm, ăn hết đầu và xương. Bữa cơm gia đình của người miền Tây cứ thế xoay vòng những món: canh chua,
Lẩu mắm, kho lạt, kho tiêu, chiên bột... chỉ với cá linh, thanh đạm mà đầy hương sắc, ngon bể bụng.
Mắm cá kho hủng hỉnh - món ngon nhà nghèo miền TâyLịch um lá nhàu, món ngon miền TâyVề miền Tây thưởng thức món ngon từ chùm ngây
Cá linh non và bông điên điển - đặc sản mùa nước nổi miền Tây - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT
Mùa nước nổi đã trở thành ký ức hằn sâu qua biết bao thế hệ người miền Tây. Mùa nước nổi gắn liền với nét văn hóa đặc trưng của người dân Nam Bộ, từ nếp ăn, ngủ, đi lại, sinh hoạt... lên xuống theo con nước.
Ngư dân vùng đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu của hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp rất thành thạo việc đánh bắt nhiều loại thủy sản đặc trưng, riêng con cá linh thì giăng dớn mới "đón" được luồng cá đi. Độ khoảng đầu tháng 8 âm lịch, trên mọi cánh đồng đều có cá linh non lớn bằng đầu đũa ăn.
Cá linh non nấu món gì cũng ngon. Thịt ngọt, mềm, ăn hết đầu và xương. Bữa cơm gia đình của người miền Tây cứ thế xoay vòng những món: canh chua, lẩu mắm, kho lạt, kho tiêu, chiên bột... chỉ với cá linh.
Mâm cơm với canh chua bông điên điển, cá linh kho tiêu và nước mắm cá linh dầm ớt - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT
Một ngày tìm về xứ biên giới An Phú, nơi đầu nguồn An Giang, tôi có dịp ghé nhà bác Tư, một ngư dân hơn 30 năm làm nghề cá. Mẻ dớn vừa đổ ngoài đồng về được hơn 2kg cá các loại, trong đó khoảng 1kg cá linh non.
Thời điểm này cá linh non chạy rộ. Bác Tư gái lấy dao lam rạch nhẹ bụng cá, tay ấn nhẹ, ruột tuôn sạch ra ngoài. Rất thành thạo, chỉ chưa đầy 30 phút, rổ cá linh tươi rói đã làm xong chờ lên bếp.
Bác Tư trai đổ dớn xong lại quay ra đồng hái bông điên điển, bứt một nắm ngó sen đem về. Điên điển mọc rải rác ngoài đồng, hái hai cây đủ nấu nồi canh, mùa này muốn ăn lúc nào thì bơi xuồng đi hái, còn ngoài chợ bán khoảng 60.000 đồng/kg.
Bác Tư gái dùng hơn 500g cá linh nấu canh chua, 200g kho tiêu, còn 300g kia đem khuấy bột chiên cho phong phú. Chiều muộn, cả nhà quây quần bên mâm cơm đậm đà hương vị đồng quê.
Món cá linh nấu canh chua bông điên điển ngó sen rất khó chiều thực khách. Bởi cả cá, bông điên điển, ngó sen cần được đem từ ngoài đồng vô, nấu lên ăn liền mới giữ được độ ngon ngọt thuần túy. Nếu để qua đêm qua ngày, bông điên điển héo queo, ngó sen dai nhách, cá linh bở rẹt...
Cận cảnh tô canh chua cá linh bông điên điển ngó sen bên chén nước mắm ớt đặc biêt - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT
Tô canh chua cá linh bông điên điển ngó sen đậm đà vị chua của me, hòa chút cay nồng của ớt, dậy mùi thơm rau quế hái sau hè... Nước chấm cũng là nước mắm cá linh được ủ để dành từ nhiều mùa trước, nấu ăn dần năm này qua năm khác, với độ mặn vừa và mùi vị đặc trưng.
Tô canh nóng hổi, khói còn nghi ngút bốc lên, gắp đũa cá linh đầy kèm nhúm bông điên điển chấm nước mắm ớt, ngon khó tả, ngon nao lòng, ngon chảy nước miếng. Canh chua phải ăn kèm với cá kho tộ, lấy cá linh kho tiêu thay thế cũng bắt cơm.
Món cá linh chiên bột ăn no hồi nào không hay - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT
Chưa hết, mớ cá linh đem chiên bột vàng giòn được chất đầy đĩa lớn. Rau ăn kèm cũng phong phú không kém, xà lách, rau thơm, diếp cá, dưa leo và đọt bằng lăng. Cách ăn cá linh chiên bột khá giống với ăn bánh xèo, vì thế các loại rau cũng tương tự.
Cầm một lá bằng lăng, rồi xếp tất cả các loại rau còn lại lên trên, gắp miếng cá chiên bột đặt vào rồi cuốn lại chấm nước mắm chua ngọt.
Vị chát nhẹ của lá bằng lăng làm lưỡi cảm thấy là lạ, khách phương xa ăn vài lần mới nhớ mà đi tìm về, còn hương vị không khác món bánh xèo là mấy. Cũng bột, cũng rau, nhưng đặc biệt hơn có con cá linh mềm mại làm nhưn, thơm ngọt dịu nhẹ, ăn no hồi nào không hay.
Bữa cơm bình dị của người miền Tây chỉ với cá linh thanh đạm mà đầy hương sắc, ngon bể bụng.
"Nước đã tràn đồng, cá linh non cũng vừa miệng. Nếu bỏ lỡ thì cũng không sao, cá linh già bằng ngón giò cái (cách mô tả của dân miền Tây) đem nướng lá lốt, kho mía, chiên nước mắm... cũng ngon không kém" - bác Tư nói như vậy.
2 cách nấu canh chua bông điên điển đúng vị miền Tây Nam Bộ Bông điên điển, loại rau dân dã mọc hoang mé sông, bờ ao ấy vậy mà làm "say đắm" biết bao thực khách yêu ẩm thực. Và hôm naysẽ chia sẻ cùng bạn cách nấu canh chua bông điên điển. Đây là món ngon đặc sản miền Tây mùa nước nổi ai ăn cũng gật gù khen ngon. 1. Bông điên điển là...