Gieo mầm ước mơ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Bình Phước

Theo dõi VGT trên

Ngày 10/10, Chi đoàn Văn phòng B2, Chi đoàn Trung tâm Dịch vụ Truyền thông – Phòng Kế hoạch Tài chính (Đoàn Thanh niên Cơ quan TTXVN khu vực phía Nam) phối hợp cùng Ban giám hiệu trường Tiểu học và THCS Nghĩa Bình tổ chức chương trình ‘Gieo mầm ước mơ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn’ tại điểm trường Tiểu học Bình Hòa, xã Nghĩa Bình, huyện Bù Đăng ( Bình Phước).

Đây là một trong những chương trình thiết thực của Chi đoàn Văn phòng B2, Chi đoàn Trung tâm Dịch vụ Truyền thông – Phòng kế hoạch Tài chính để chăm lo các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại các vùng sâu, vùng xa tại các tỉnh phía Nam.

Gieo mầm ước mơ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Bình Phước - Hình 1

Đại diện Đoàn Thanh niên Cơ quan TTXVN khu vực phía Nam phát biểu tại chương trình trong ngày 10/10.

Đoàn đã thăm hỏi, động viên và trao 50 suất bảo hiểm y tế cho những em học sinh không có điều kiện mua, trao 10 chiếc xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và tặng 21 suất học bổng cho các em học sinh nghèo hiếu học. Ngoài ra, đoàn còn tặng 2.000 quyển tập và 100 thùng mì gói cho nhà trường. Tổng giá trị phần quà là 70 triệu đồng.

Trường Tiểu học và THCS Nghĩa Bình được thành lập vào năm 2019, gồm 2 cấp học với 560 em học sinh; trong đó, 2/3 số học sinh của trường là con em đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Việc Đoàn viên cơ quan TTXVN khu vực phía Nam tổ chức chương trình “Gieo mầm ước mơ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn” tại trường sẽ là niềm động viên tinh thần, giúc các em phần nào vơi đi khó khăn trong những ngày đầu năm học mới, qua đó tiếp thêm sức mạnh để các em cố gắng học tập tốt hơn.

Báo Tin tức xin gửi đến độc giả những hình ảnh tại chương trình:

Gieo mầm ước mơ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Bình Phước - Hình 2

Các em học sinh có mặt từ sớm để tham gia chương trình.

Gieo mầm ước mơ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Bình Phước - Hình 3

Mỗi em học sinh khó khăn sẽ được nhận tập vở, xe đạp, học bổng… để tiếp bước đến trường.

Video đang HOT

Gieo mầm ước mơ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Bình Phước - Hình 4

Đại diện Chi đoàn Trung tâm Dịch vụ Truyền thông – Phòng Kế hoạch Tài chính trao học bổng cho các em học sinh hiếu học có hoàn cảnh khó khăn.

Gieo mầm ước mơ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Bình Phước - Hình 5

Đại diện Chi đoàn B2 trao xe đạp cho các em học sinh.

Gieo mầm ước mơ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Bình Phước - Hình 6

Ban tổ chức trao bảng tượng trưng tặng 200 cuốn tập và 100 thùng mì tôm cho các em học sinh.

Gieo mầm ước mơ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Bình Phước - Hình 7

Đại diện nhà trường trao giấy khen cho Đoàn Thanh niên Cơ quan TTXVN khu vực phía Nam đã chăm lo cho học sinh của trường.

Gieo mầm ước mơ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Bình Phước - Hình 8

Các thành viên trong đoàn chụp ảnh chung với các em học sinh.

Học phí đại học tăng, học sinh chuyển hướng sang học nghề

Trước áp lực học phí ở các trường ĐH tăng, thậm chí có trường tăng gấp đôi so với năm 2021, nhiều thí sinh 'chùn bước', chuyển hướng học tập.

Việc tự chủ đại học (ĐH) đang được coi là xu hướng tất yếu của các trường ĐH, tuy nhiên vấn đề đặt ra là các trường được tự do tăng học phí sẽ tạo áp lực lên người học, giảm đi cơ hội tiếp cận giáo dục ĐH cho bạn trẻ. Vậy làm cách nào để dung hòa 2 vấn đề tăng học phí và mối quan tâm của người học?

Tăng học phí liệu có tạo ra khủng hoảng?

Việc hàng loạt các trường ĐH ồ ạt tăng học phí, thậm chí có trường tăng mức kịch trần, khiến phụ huynh và học sinh hết sức băn khoăn để cân nhắc lựa chọn trường sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có đến gần 30 cơ sở giáo dục ĐH thông báo học phí năm học 2022-2023. Trong đề án tuyển sinh năm 2022, học phí của nhiều ĐH tăng từ 30-70%. Dù lộ trình tăng đã được báo trước nhưng học phí các trường áp dụng từ năm nay vẫn là một gánh nặng lớn với sinh viên, nhất là các trường được tự chủ tài chính.

Năm học 2022-2023, đối với chương trình đào tạo đại trà trình độ ĐH, học phí là 2 triệu đồng/tháng, tăng 2,04 lần so với mức 980.000 đồng của năm học 2021-2022. Học phí chương trình đào tạo chất lượng cao là 5 triệu đồng/tháng, tăng 1,65 lần so với mức 3.025.000 đồng của năm học 2021-2022.

Theo PGS-TS Nguyễn Ninh Thụy (ĐH Quốc gia TP.HCM), hiện nay các trường ĐH có thể tăng học phí nhưng điều đó sẽ dẫn đến việc giảm cơ hội được đến trường của các sinh viên, học sinh khó khăn. Điều này sẽ làm chậm quá trình mở rộng quy mô đào tạo nhân lực trình độ ĐH.

Là lãnh đạo một trong những trường ĐH thực hiện tự chủ từ rất sớm, PGS-TS Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cho rằng muốn đột phá, cải thiện đời sống cán bộ, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu thì buộc phải tự chủ. Điều khó khăn nhất khi tự chủ ĐH là thay đổi nhận thức để phát huy được nội lực của từng giảng viên, qua đó thu nhập của trường cũng như của các thầy cô sẽ tăng lên giúp bình ổn cuộc sống và có nhiều thời gian cống hiến cho sự nghiệp giảng dạy, nghiên cứu. Quá trình tự chủ ĐH cũng cần bỏ tư duy bao cấp về học phí.

Theo chuyên gia giáo dục, PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, trước đây có 2 lĩnh vực được miễn học phí là y tế và giáo dục. Nhưng nay điều đó không còn nữa khiến rất nhiều học sinh chùn bước khi đăng ký vào các trường có mức học phí đang tăng cao.

"Phụ trách một quỹ học bổng, tôi để ý những năm gần đây, nhiều bạn học sinh nhà nghèo không vào được trường y. Người giỏi mà không vào được ĐH mình mơ ước thì không chỉ thiệt thòi cho bản thân họ mà về lâu dài còn thiệt thòi cho cả xã hội. Các trường cần tính đến phương án những hệ đào tạo chất lượng cao, có khả năng thu tiền thì có thể tuyển đầu vào thấp hơn một chút. Lấy từ nguồn kinh phí này bù lại cho những sinh viên giỏi nhưng hoàn cảnh kinh tế khó khăn... Một trường ĐH mà trông chờ vào sự đóng góp của người học như vậy thì người học lẫn ngành giáo dục đều dễ bị khủng hoảng", ông Tống nhận định.

Học phí đại học tăng, học sinh chuyển hướng sang học nghề - Hình 1

Học phí trường Y là một trong những ngành học tăng cao khiến nhiều sinh viên lo lắng

Một sinh viên năm thứ 3 Trường ĐH Y Hà Nội cho biết giờ không chỉ áp lực học phí mà ngay cả chi phí ăn ở, sinh hoạt ở thành phố trong thời buổi vật giá leo thang cũng khiến sinh viên vô cùng lao đao. Theo tính toán của sinh viên này, tiền giáo trình, dụng cụ học tập là 4-5 triệu đồng/năm, tiền ăn ở sinh hoạt 5 triệu đồng/tháng. Cùng với các chi phí phát sinh khác thì trung bình mỗi tháng gia đình phải chu cấp cho em khoảng 10 triệu đồng.

"Quãng đường học y 6 năm thực sự rất dài. Với mức học phí như vậy cũng khá áp lực cho sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Tăng học phí là tăng gánh nặng của gia đình em", sinh viên này nói.

Thực tế, việc tăng học phí giúp nhiều trường tăng doanh thu, giảng viên tăng thu nhập. Bên cạnh đó, các trường học cũng tăng đầu tư cho cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giảng viên, hoạt động nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập cho sinh viên tốt hơn, kéo theo tăng chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, nó cũng có những mặt trái, nổi cộm là tạo áp lực lên người học.

Theo các chuyên gia, các trường tự chủ tài chính cần có cơ chế minh bạch tài chính, bao nhiêu phần trăm học phí trích cho quỹ học bổng cho sinh viên để xã hội có thể giám sát. Đồng thời nên tạo quỹ học bổng mở để thu hút tài trợ giúp sinh viên thêm cơ hội vào ĐH. Cần mở rộng đối tượng gói hỗ trợ vay theo nhu cầu, mức phí vay đáp ứng đủ nhu cầu học tập và sinh hoạt thực tế ở thành phố lớn.

Các trường nghề thu hút được học sinh

Năm học này sẽ có nhiều thí sinh mặc dù trúng tuyển vào ĐH nhưng lại quyết định học nghề, một phần vì lo sợ thất nghiệp, phần khác do các trường ĐH đồng loạt tăng học phí dẫn đến việc phải chi tiêu cho việc học ĐH là quá cao cho nhiều gia đình, có khi lên tới nửa tỉ đồng cho một khóa học.

Ngành giáo dục đang trên lộ trình điều chỉnh học phí ở mức đúng và đủ. Tuy nhiên nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng không nên để học phí tăng quá đột biến, gây khó khăn cho người học. Điều quan trọng là cần nâng cao chất lượng đào tạo, kết hợp với trách nhiệm của nhà trường và người học để đào tạo ra những kỹ sư, cử nhân tương lai có năng lực, có khả năng kiếm tiền để bù đắp vào mức học phí đã đóng.

Hiện nay, các trường cũng như các địa phương đã thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ trong đào tạo giáo viên theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP đã hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí, giúp nhiều học sinh giỏi, nghèo có cơ hội đi học. Đó cũng là những chuyển biến tích cực để các học sinh nghèo, có cơ hội tiếp cận với các ngành học mà mình yêu thích, đồng thời cũng để các trường có được những sinh viên giỏi thật sự vào trường, cung ứng cho thị trường lao động, cho xã hội những nhân lực có tay nghề. Tuy nhiên, chỉ một trong số ít học sinh được hỗ trợ tốt nhất khi có học bổng, hoặc được vay vốn. Nhiều gia đình, học sinh đã không lựa chọn hình thức học ĐH mà chuyển sang học nghề. Thậm chí có nhiều sinh viên, dù đã học tới năm thứ 2, thứ 3 nhưng do học phí tăng quá cao, chi phí học trở nên quá đắt đỏ đã ngưng giữa chừng và chuyển sang học nghề để giảm áp lực kinh tế cho gia đình.

Trao đổi với phóng viên MTG, em Hà Minh (Trường ĐH Giao thông vận tải, Hà Nội) cho biết bản thân em đang là sinh viên năm thứ 2 nhưng em quyết định nghỉ học và chuyển sang học nghề vì học phí các năm tới khá cao với mức thu nhập của gia đình em.

"Em còn có 2 em dưới em nữa, nếu em vẫn đi học ĐH mà ra trường còn không biết có làm được đúng ngành cơ khí ô tô không. Chính vì thế em đã quyết định chuyển sang học nghề và cũng học nghề cơ khí luôn. Em học được vài tháng cũng được giới thiệu ra các salon ô tô để xem các loại máy móc và được chỉ bảo tận tình. Những tháng hè vừa qua, em không về quê mà ở lại xưởng học nghề luôn, đến nay em đã có tiền lương, đủ để phụ giúp mẹ và nuôi các em. Em không hối hận vì quyết định chuyển hướng của mình", Hà Minh nói.

Trong khi các trường ĐH ồ ạt tăng học phí thì ở nhiều trường trung cấp, trường nghề học phí vẫn được giữ nguyên. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, những năm trở lại đây, các trường nghề đã thu hút được khá nhiều học sinh, thậm chí là sinh viên của các trường ĐH chuyển sang học. Chương trình học nghề đã góp phần không nhỏ đến công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đáp ứng yêu cầu thực tế của thị trường lao động.

Theo chuyên gia giáo dục Vũ Khắc Ngọc, hiện nay xu hướng làm việc trong thời đại số hóa đang có sự chuyển mình. Sự phát triển của khoa học - công nghệ, các trang mạng, ứng dụng cũng mở ra nhiều cơ hội kiếm tiền cho các bạn trẻ. Thay vì mất thêm 4 năm học ĐH, các em đã lựa chọn công việc mình yêu thích và có thể kiếm ra tiền luôn hoặc lựa chọn theo sự phát triển của công nghệ hiện đại theo hướng giải trí. Những công việc mới mẻ này không cần qua trường lớp đào tạo ở ĐH hay học nghề mà các bạn trẻ chỉ cần bắt kịp xu hướng, hiểu biết về công nghệ, ví dụ quay TikTok, làm YouTube...

Chính những điều đó, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng ngay ở hệ thống THPT, các trường nên đưa ra những bài học về định hướng nghề nghiệp cụ thể để học sinh có được vốn kiến thức, kỹ năng cụ thể, tự tin hơn khi tham gia thị trường lao động và làm việc hiệu quả hơn, thay vì làm việc theo hướng tự phát.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cảnh nam sinh ngồi bấm điện thoại khi bà bầu đứng suốt 30 phút trên tàu metro số 1 gây tranh cãi dữ dộiCảnh nam sinh ngồi bấm điện thoại khi bà bầu đứng suốt 30 phút trên tàu metro số 1 gây tranh cãi dữ dội
10:19:33 25/02/2025
Ảnh nét căng ăn hỏi thủ môn Văn Toản: Dàn xe rước dâu "khủng", đàng gái nhà to nhất phố gia thế không phải vừaẢnh nét căng ăn hỏi thủ môn Văn Toản: Dàn xe rước dâu "khủng", đàng gái nhà to nhất phố gia thế không phải vừa
15:01:03 25/02/2025
Mẹ đơn thân sống cùng con trai: Vừa mở cửa phòng trọ liền thấy 1 điều chưa từng dám nghĩ tớiMẹ đơn thân sống cùng con trai: Vừa mở cửa phòng trọ liền thấy 1 điều chưa từng dám nghĩ tới
10:15:31 25/02/2025
Trước khi tung sao kê, Phạm Thoại đăng clip 23s, tuyên bố điều gây xôn xaoTrước khi tung sao kê, Phạm Thoại đăng clip 23s, tuyên bố điều gây xôn xao
10:03:28 25/02/2025
Khách Tây giới thiệu 1 loại quả "chắc chắn Việt Nam không có" nhưng dân mạng bật cười vì nhìn qua thôi cũng nhận ra ngayKhách Tây giới thiệu 1 loại quả "chắc chắn Việt Nam không có" nhưng dân mạng bật cười vì nhìn qua thôi cũng nhận ra ngay
10:18:08 25/02/2025
3 năm yêu kín tiếng của Hoài Lâm và bạn gái hot girl trước khi chia tay3 năm yêu kín tiếng của Hoài Lâm và bạn gái hot girl trước khi chia tay
14:19:46 25/02/2025
Chuyện gì đang xảy ra với hôn nhân của sao nữ Vbiz và chồng Ấn Độ?Chuyện gì đang xảy ra với hôn nhân của sao nữ Vbiz và chồng Ấn Độ?
15:03:26 25/02/2025
Loại rau Việt giàu canxi hơn cả sữa, tốt cho tim mạch lại ngừa cả béo phìLoại rau Việt giàu canxi hơn cả sữa, tốt cho tim mạch lại ngừa cả béo phì
13:24:44 25/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Triệu Lộ Tư bán 'tư liệu' bệnh cho đài Truyền hình, netizen yêu cầu phong sát?

Triệu Lộ Tư bán 'tư liệu' bệnh cho đài Truyền hình, netizen yêu cầu phong sát?

Sao châu á

16:01:53 25/02/2025
Triệu Lộ Tư thông báo sẽ phát hành show giải trí trên kênh MangoTV của đài Hồ Nam, Trung Quốc với tên gọi Một Chút Dũng Cảm. Chương trình sẽ ghi lại chuyến hành trình thiện nguyện của nữ diễn viên tới châu tự trị Cam Tư, Tứ Xuyên hồi gi...
Triều Tiên tăng cường hợp tác với Nga, lên án cuộc tập trận chung của Mỹ

Triều Tiên tăng cường hợp tác với Nga, lên án cuộc tập trận chung của Mỹ

Thế giới

16:00:32 25/02/2025
Trong khi đó, cũng ngày hãng truyền thông nhà nước của Triều Tiên cũng thông báo về việc một phái đoàn cấp cao của đảng Lao động Triều Tiên đã đến Moskva theo lời mời của đảng cầm quyền Nga.
Bị bạn gái "thử thách tình yêu" đưa đi trải nghiệm dịch vụ sinh nở giả, chàng trai bị hoại tử ruột, phải cắt bỏ một phần

Bị bạn gái "thử thách tình yêu" đưa đi trải nghiệm dịch vụ sinh nở giả, chàng trai bị hoại tử ruột, phải cắt bỏ một phần

Netizen

15:52:58 25/02/2025
Cô gái đã đưa ra yêu cầu này vì cho rằng nam giới trải nghiệm cơn đau khi sinh con sẽ khiến họ biết trân trọng vợ hơn.
Năm Ất Tỵ 2025 có 6 con giáp được cát tinh chiếu rọi, gặp nhiều may mắn, cuộc sống viên mãn bậc nhất

Năm Ất Tỵ 2025 có 6 con giáp được cát tinh chiếu rọi, gặp nhiều may mắn, cuộc sống viên mãn bậc nhất

Trắc nghiệm

15:47:50 25/02/2025
Hãy xem bạn có nằm trong số những con giáp này không nhé.3 con giáp đang có đà thăng tiến trong công việc, âm thầm kiếm bộn tiền 4 con giáp nhận tin vui
Galatasaray dọa kiện hình sự Jose Mourinho vì xúc phạm người Thổ

Galatasaray dọa kiện hình sự Jose Mourinho vì xúc phạm người Thổ

Sao thể thao

15:36:59 25/02/2025
BLĐ CLB Galatasaray vừa phát đi thông điệp cứng rắn nhắm vào HLV Jose Mourinho của Fenerbahce. Theo đó, vị chiến lược gia người Bồ Đào Nha sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị trừng phạt vì có hành vi không đứng đắn.
Nóng: Trúc Anh (Mắt Biếc) bị bạo lực mạng, lộ tin nhắn gây sốc

Nóng: Trúc Anh (Mắt Biếc) bị bạo lực mạng, lộ tin nhắn gây sốc

Sao việt

15:22:12 25/02/2025
Cụ thể, nữ diễn viên gen Z đã đăng tải bức ảnh chụp màn hình một cư dân mạng nhắn tin với cô vỏn vẹn 3 chữ Như con lợn khiến ai đọc vào cũng phẫn nộ và bức xúc.
Taylor Swift có liên quan thế nào đến lùm xùm kiện tụng của Blake Lively?

Taylor Swift có liên quan thế nào đến lùm xùm kiện tụng của Blake Lively?

Sao âu mỹ

15:06:49 25/02/2025
Vụ kiện tụng giữa Blake Lively vào đạo diễn Justin Baldoni hiện vẫn đang là tâm điểm chú ý của khán giả yêu điện ảnh Hollywood.
8 món đồ bếp "đỉnh nóc kịch trần bay phấp phới", xin nguyện dùng suốt đời

8 món đồ bếp "đỉnh nóc kịch trần bay phấp phới", xin nguyện dùng suốt đời

Sáng tạo

14:44:33 25/02/2025
Sau khi tham khảo kinh nghiệm xương máu của nhiều người đi trước cũng như những nội trợ đảm đang, có tâm có tầm, tôi đã rút ra được 10 món đồ bếp mà tôi nguyện gắn bó suốt đời
Ảnh capybara xanh lá gây sốt

Ảnh capybara xanh lá gây sốt

Lạ vui

14:40:15 25/02/2025
Những tấm ảnh chụp động vật hoang dã mang đến những góc nhìn về cuộc sống, thử thách sinh tồn và vẻ đẹp phong phú của tự nhiên đến từ khắp nơi trên thế giới.
Sự trở lại của G-Dragon: Sánh đôi thành viên nhóm đại mỹ nhân "quẩy tung" MV mới, nhảy cuốn nhưng nhạc nghe nhiều mới thấm!

Sự trở lại của G-Dragon: Sánh đôi thành viên nhóm đại mỹ nhân "quẩy tung" MV mới, nhảy cuốn nhưng nhạc nghe nhiều mới thấm!

Nhạc quốc tế

14:24:45 25/02/2025
ùng lúc với full album, G-Dragon thả xích 2 MV Drama và Too Bad. Mỗi MV là một sắc thái riêng biệt, khiến người hâm mộ nín thở theo dõi.
Dàn diễn viên 'The White Lotus' dành nhiều lời khen cho Lisa (BlackPink)

Dàn diễn viên 'The White Lotus' dành nhiều lời khen cho Lisa (BlackPink)

Hậu trường phim

14:07:03 25/02/2025
Trong những cuộc phỏng vấn với bạn diễn của Lisa (BlackPink) trong bộ phim The White Lotus, họ không ngần ngại dành nhiều lời khen ngợi cho nữ thần tượng.