Gieo chữ ở vùng cao Tây Bắc – Bài 1: Nặng lòng với miền đất khó

Theo dõi VGT trên

Về địa bàn vùng cao, biên giới, nghe những câu chuyện kể của người đi gieo chữ, học chữ, mới thấy được sự hy sinh thầm lặng của lớp lớp thầy cô đã ươm mầm cho các thế hệ học sinh ấm tình yêu thương.

Thương trò vùng sâu

Chúng tôi đi xe ô tô từ thành phố Lai Châu hơn gần ngày đường mới vào trung tâm xã Pa Ủ của huyện Mường Tè (Lai Châu). Pa Ủ thuộc là xã biên giới, tất cả dân địa phương là dân tộc La Hủ, đời sống rất khó khăn. Thầy cô giáo phải thường xuyên trèo đèo, lội suối về các bản, gặp phụ huynh để vận động đưa học sinh ra lớp. Về trường ở bán trú, học sinh được thầy cô giáo yêu thương như con, mua quần áo, dày dép và lo lắng từ miếng ăn đến giấc ngủ.

Gieo chữ ở vùng cao Tây Bắc - Bài 1: Nặng lòng với miền đất khó - Hình 1

Giáo viên ở xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè (Lai Châu) vất vả đi các bản vận động học sinh ra lớp, đảm bảo tỷ lệ chuyên cần. Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN

Sau giờ học trên lớp, các em cùng các thầy cô giáo ra vườn chăm sóc luống rau xanh và hái rau về cải thiện bữa ăn tối. Trời đông biên giới lạnh, chúng tôi trò chuyện ấm cúng bên mâm cơm gia đình thầy giáo Hà Ánh Hùng, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Pa Ủ.

Thầy giáo Hùng cho biết, xã Pa Ủ thuộc địa bàn biên giới, cách xa trung tâm huyện và tỉnh, khó khăn về nhiều mặt, trình độ dân trí thấp, giao thông cách trở… giáo viên miền xuôi lên công tác, nếu không chịu khó, không yêu nghề, yêu trẻ, sẽ bỏ về.

Theo thầy Hà Ánh Hùng, giáo viên phải vượt qua nhiều khó khăn để mang con chữ lên với vùng đặc biệt khó khăn biên giới. Những dịp hè, tết, giáo viên phải về trường sớm so với các vùng thuận lợi khác, để vận động, đưa các em về trường học chữ. Các em về trường rồi, giữ các em lại càng khó hơn. Vì vậy, bằng tình yêu thương, các thầy cô đã chăm sóc các em như con mình, tổ chức các hoạt động để học sinh muốn ở lại trường, không bỏ về bản.

Nhớ lại buổi đầu vào Pa Ủ nhận công tác, thầy giáo Hùng chia sẻ: Năm 2007, anh lên mảnh đất này dạy chữ, chưa có điện thắp sáng và sóng điện thoại, giao thông đi lại vất vả. Học sinh ít, trường lớp tạm bợ, nơi ăn chốn nghỉ của thầy cô và trò chật vật. Học sinh bỏ học theo bố mẹ vào rừng ở, tỷ lệ chuyên cần thấp…

Gieo chữ ở vùng cao Tây Bắc - Bài 1: Nặng lòng với miền đất khó - Hình 2

Ở vùng đồng bào La Hủ khó khăn, thiếu thốn nhưng thầy cô giáo ở xã Pa Ủ, huyện Mường Tè (Lai Châu) vẫn vượt khó bám trường dạy học sinh thân yêu. Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN

Trong những năm qua, chính sách đầu tư của Nhà nước cho vùng biên giới, đặc biệt là dân tộc La Hủ, hiện nay đời sống của người dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 94% (năm 2015) xuống còn 72%. Cơ sở vật chất đường, điện, trường, trạm được đầu tư khang trang, kiên cố. Phụ huynh quan tâm đến việc học của con cái nên tỷ lệ chuyên cần luôn đạt 95%.

Trong bữa cơm, tôi hỏi cô giáo Bùi Thị Tháp (vợ thầy Hùng) có nhớ các con ở quê không? Thầy Hùng thay lời vợ nói “nhớ cũng đành chịu”.

Video đang HOT

Cô giáo Bùi Thị Tháp quê ở Hòa Bình lên vùng đất khó Pa Ủ công tác, cạnh trường của thầy Hùng. Thương cảnh nam giới ở một mình, cô giúp thầy Hùng bữa cơm, giặt hộ bộ quần áo, rồi nảy sinh tình cảm. Năm 2009, họ nên duyên vợ chồng, tổ chức đám cưới tại bản Mu Chi trong niềm vui hân hoan của đồng nghiệp và học sinh, phụ huynh. Từ đó đến nay, vợ chồng thầy giáo Hùng gắn bó với đất và người Pa Ủ, không muốn rời xa.

Vì công việc, vợ chồng thầy Hùng phải gửi hai con nhỏ cho ông bà nội chăm sóc, mỗi năm được hai dịp hè và Tết về nhà. Hết phép, vợ chồng chia tay con về trường công tác, lòng quặn thắt. Nhớ con bao nhiêu, họ lại dồn tình yêu thương cho những đưa trẻ vùng cao.

Vượt khó cắm bản

Nói đến dạy và học ở các điểm trường lẻ vùng cao của một trong những huyện nghèo nhất của cả nước là nghĩ ngay đến những gian khó, vất vả. Những ngày này, trên những điểm trường xa xôi, khó khăn ấy ở huyện vùng cao Bát Xát (Lào Cai), đội ngũ các thầy cô giáo vẫn miệt mài gắn bó với công việc “gieo chữ”, ươm những mầm xanh.

Gieo chữ ở vùng cao Tây Bắc - Bài 1: Nặng lòng với miền đất khó - Hình 3

Cô giáo Quách Thị Diệu, quê ở Thanh Hóa lên vùng cao, biên giới Lai Châu công tác. Vợ một nơi, chồng một nơi, thiếu thốn tình cảm nhưng cô luôn yêu nghề, gắn bó với nghề dạy chữ vùng cao. Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN

Những ngày đầu bỡ ngỡ đặt chân đến điểm trường Mầm non Ngải Thầu, xã Dền Thàng, huyện Bát Xát, Lào Cai, hai cô giáo trẻ Lê Thị Tuyết và Trương Bích Hương thật khó để hình dung chặng đường sắp tới sẽ khó khăn như thế nào. Khung cảnh hoang vu, hẻo lánh trước mắt khác xa với những gì các cô mường tượng về một ngôi trường khang trang, đủ đầy tiện nghi khi còn ngồi trên giảng đường.

Giấc mơ ấy giờ hiện lên trần trụi với những trận gió rít lạnh lẽo, đường núi đá lởm chởm, sự khác biệt về ngôn ngữ văn hóa với người dân bản địa và cả những cô đơn chờ đón.

Nói về gian khó khi đặt chân lên xã Dề Thàng của huyện Bát Xát, cô giáo Lê Thị Tuyết chia sẻ: Thật ngỡ ngàng, không thể tin được vào mắt mình! Quãng đường 35 km ở dưới xuôi rất bình thường, nhưng so với trên này càng đi càng thấy xa. Những ngày đầu, tôi đã khóc vì quá vất vả, nhớ nhà. Lên đến đây, nhà ở quá tạm bợ, chật chội, hiu quạnh, chỉ có núi nối núi và rừng thăm thẳm, mọi thứ đều mông lung. Cô đã định bỏ về nhưng vì nghề nên cố gắng ở lại.

Điểm trường Mầm non Ngải Thầu cách trung tâm hơn 10 km, nhưng đường trơn trượt, gồ ghề nên đi mất gần một giờ đồng hồ, đây là điểm xa nhất của xã Dề Thàng. Cô giáo Tuyết và cô giáo Hương gắn bó với điểm trường này 5 năm rồi, nhiều lần đi ra đi vào bị ngã xe, lấm lem bùn đất, nhưng đi nhiều, ngã nhiều rồi cũng quen. Năm học 2019 – 2020, điểm bản có 41 cháu mầm non, con em của đồng bào dân tộc Mông.

“Khó khăn như vậy nhưng khi nhìn thấy học sinh thân yêu, lòng yêu nghề lại trỗi dậy mạnh mẽ. Các em học sinh mặt nhem nhuốc, mắt đen lay láy vô tư tinh nghịch. Dù hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn, còn nhỏ tuổi, nhưng các em học sinh đã phải vừa giúp đỡ việc gia đình vừa đi học. Học sinh chăm ngoan, nghe lời, đã bù đắp lại những khó khăn thiếu thốn của các thầy cô giáo cắm bản nơi đây”, cô giáo Trương Bích Hương cho hay.

Bài 2: Dạy chữ nơi có nhiều ‘không’

Việt Hoàng – Lục Thu – Khánh Cường

Theo TTXVN

"Ông giáo làng" chấp nhận "làm liều" cho học trò vùng biên

15 năm công tác trong ngành giáo dục thì có gần 10 năm gắn bó với miền viễn biên của Tổ quốc, biên giới Việt Nam - Campuchia, và cũng ngần đó năm đi vận động học sinh dân tộc thiểu số đến trường...

Đó là câu chuyện về thầy giáo Võ Hoàng Sơn - Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Võ Nguyên Giáp, thuộc xã Mô Rai, huyện biên giới Sa Thầy (tỉnh Kon Tum).

Bám bản để "gieo chữ" vùng biên

Trường Tiểu học -Trung học cơ sở Võ Nguyên Giáp được thành lập vào năm học 2015, đây là ngôi trường ra đời muộn nhất ở huyện biên giới Sa Thầy. Được biết, trường thành lập để đào tạo cho các con em công nhân của Công ty đang làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế và bảo vệ biên giới do đơn vị Kinh tế Quốc phòng 78 (Công ty 78, thuộc Binh đoàn 15 BQP) hỗ trợ về kinh phí xây dựng ngôi trường...

Nhà trường có tất cả 31 giáo viên (bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên), 18 lớp học với 511 học sinh ở cả 2 cấp - hầu hết các em học sinh đều là người đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương cũng như dân tộc thiếu số ở miền Bắc vào sinh sống. Điều đặc biệt, nhà trường có nguồn giáo viên mới ra trường theo dạy hợp đồng, họ đã và đang cống hiến tuổi xuân để mang con chữ đến với trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.

Ông giáo làng chấp nhận làm liều cho học trò vùng biên - Hình 1

Đường đến trường của các thầy, cô Trường Tiểu học -Trung học cơ sở Võ Nguyên Giáp.

Chúng tôi tìm đến Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Võ Nguyên Giáp (xã Mô Rai) trong những ngày của tháng 11, giữa tiết trời đầy khắc nghiệt của núi rừng Tây Nguyên. Hành trình tìm đến ngôi trường cũng thật gian nan, bởi lẽ chúng tôi phải vượt qua gần 60km cung đường đèo sạt lở mà người dân đặt tên là tuyến đường sạt lở "huyền thoại", những hạt mưa một lúc càng nặng hạt thêm như muốn nói lên niềm vất vả của những giáo viên đi "gieo chữ" nơi miền viễn biên của tổ quốc Việt - Cămpuchia.

Trước mắt chúng tôi là hình ảnh của ngôi trường nhỏ nhưng cũng đầy khang trang nằm trọn vẹn giữa bạt ngàn cây cao su, và được bao quanh bởi núi rừng nguyên sinh của vùng biên... Tiếp đón chúng tôi là "ông giáo làng" - thầy Sơn, ấn tượng đầu tiên về thầy có lẽ không có gì khác ngoài dáng người nhỏ nhắn với giọng nói đặc sệt của người con xứ Nghệ.

Gặp chúng tôi, thầy Sơn vui vẻ mời vào trường. Qua những lời hỏi thăm được biết "ông giáo làng" quê ở huyện Đô Lương (tỉnh Nghệ An). Vào năm 2004, khi tốt nghiệp trường sư phạm thì thầy Sơn đã chọn Tây Nguyên làm nơi "gieo chữ", sau đó được lãnh đạo phòng GD&ĐT huyện phân công đi "cắm bản" ở điểm trường vùng sâu - vùng xa, để rồi thầy giáo trẻ năm nào giờ đây tóc đã điểm sương nhưng vẫn quyết tâm bám trụ vùng biên cương của tổ quốc.

"Bản thân mình rất may mắn khi được hoạt động trong ngành giáo dục, nhất là được gắn bó với trẻ em nghèo vùng biên giới, cho dù ở đây có khó khăn và thiếu thốn nhưng gặp các em học sinh rồi thì tôi cũng như các đồng nghiệp của mình đều không nỡ bỏ đi", thầy Sơn chia sẻ.

Ông giáo làng chấp nhận làm liều cho học trò vùng biên - Hình 2

Thầy Sơn (áo đen) trên đường đi vận động học sinh đến trường.

Theo thầy Sơn, từ năm 2011 - 2015 thầy công tác ở Trường THCS Ya Xiern, đây cũng là điểm trường đặc biệt khó khăn của huyện vùng biên Sa Thầy. Nói về quãng thời gian gắn bó với các em học sinh nơi đây, thầy Sơn nhớ lại: "Mình cũng như những giáo viên khác ở vùng sâu - vùng xa thôi, khó khăn thì có lẽ vẫn là quá trình vận động các em học sinh đi học. Mình có một kỷ niệm không bao giờ quên ở ngôi trường này là đi vận động em A Khiên, cứ mỗi lần leo bộ vào rẫy vận động em đi học là em lại bỏ trốn, thậm chí cả ba mẹ em cũng không muốn cho em đi học vì không có tiền. Thế nhưng, với quyết tâm cao thì cuối cùng mình cũng vận động cho em được đi học hết lớp 9, rồi em mới nghỉ học".

Cũng từ năm 2015 đến nay, thầy Sơn lại tiếp tục được nhận công tác ở xã biên giới Mô Rai của huyện Sa Thầy: "Vì đây là xã biên giới nên trách nhiệm cũng như tấm lòng của những người giáo viên như chúng mình càng phải nhiệt huyết và quyết tâm hơn nữa. Các em học sinh ở đây chiếm 99,9% là người đồng bào dân tộc thiểu số với cuộc sống khó khăn, chính vì lý do đó nên cha mẹ các em cũng không muốn cho con đi học. Và rồi chúng tôi là tiếp tục công cuộc đi vận động, đưa các em quay lại trường học, tính đến thời điểm hiện tại thì đã gần như là ổn định.

Đó là những khó khăn về học sinh, còn khó khăn nữa là thiếu cơ sở vật chất - phương tiện dạy học, đồ dùng học sinh đều đi mượn trường khác về dạy học. Chưa hết, nhà trường còn thiếu phòng ở cho giáo viên, đặc biệt là thiếu nước sinh hoạt trầm trọng... Dù có khó khăn, vất vả thiếu thốn đến đâu thì chúng tôi, những người làm công tác giáo dục vẫn cứ động viên nhau, cùng nhau bám bản để "gieo chữ", hơn hết là góp một phần công sức nhỏ bé để bảo vệ biên giới của Tổ quốc", thầy Sơn cho biết thêm.

Chia sẻ yêu thương với học sinh nghèo

Sau khi tâm sự về khó khăn của thầy và trò nơi vùng biên xong, thì thầy Sơn cũng không quên khoe với chúng tôi về những "chiến tích" mà tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường đạt được. Đó là mô hình kinh tế, có vườn rau, cây ăn quả, vài bụi măng, rồi nuôi thêm con gà, con vịt... tất cả đều nhằm cải thiện bữa ăn của giáo viên và học sinh nơi đây.

Ông giáo làng chấp nhận làm liều cho học trò vùng biên - Hình 3

Hình ảnh thầy Sơn cùng học sinh Y Thu (hình chụp trong lần đưa học sinh Y Thu đi khám tim tại Đà Nẵng).

Không chỉ là người thầy, "ông giáo làng" còn được biết đến với vai trò là cha của rất nhiều học sinh nghèo ở ngôi trường này. Khi được hỏi về những hoàn cảnh học sinh khó khăn, thầy Sơn cười rồi nói: "Hầu hết, những em học sinh của trường chúng tôi đều rất khó khăn về kinh tế, nên tập thể giáo viên nhà trường thường trích tiền lương ít ỏi của mình để giúp đỡ các em. Cũng có một số trường hợp học sinh muốn đi học mà không có giấy tờ hợp pháp để đi học nên tôi chấp nhận "làm liều" nhận các em vào học trước rồi làm giấy tờ sau. Đó là trường hợp của 2 em Lý Văn Lộc và Bằng Văn An, cả 2 em đều là người đồng bào Sán Dìu, theo gia đình vào làm công nhân cho Công ty cao su Duy Tân. Có một điều hết sức phấn khởi vì 2 em học sinh này sau khi được nhà trường tạo điều kiện đều có thành tích học tập rất tốt, đứng nhất, nhì trong trường".

Được biết "ông giáo làng" cũng thường xuyên kêu gọi từ thiện như quyên góp quần áo, xin sách cũ... để giúp đỡ các em học sinh nghèo. Đặc biệt là hoàn cảnh của em Y Thu (học sinh lớp 5, đang theo học tại trường) người đồng bào dân tộc thiểu số Rơ Măm: "Em Y Thu có hoàn cảnh hết sức khó khăn, hơn nữa lại mắc bệnh tim bẩm sinh. Vì vậy tôi cũng như tất cả các giáo viên nhà trường đều giúp đỡ em, đồng hành cùng em để vượt qua căn bệnh. Tôi đã đưa Y Thu vào bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng khắm và làm thủ tục... và dự kiến khi nào học sinh tôi mổ tim thì tôi vẫn mong lãnh đạo phòng GD&ĐT huyện Sa Thầy tạo điều kiện cho phép tôi đưa học sinh mình đi mổ tim", thầy Sơn chia sẻ.

Trên thực tế, công việc giảng dạy ở vùng viễn biên nói chung đều rất khó khăn, thế nhưng những khó khăn đó qua lời kể của "ông giáo làng" cũng như các thầy cô giáo nơi đây khiến chúng tôi thấy thật nhẹ nhàng. Bởi lẽ, ở họ - những con người "gieo chữ", bám bản vùng biên đều mang trong mình trái tim nhân hậu.

Có một điều hết sức "lạ" rằng, khi chúng tôi hỏi duy nhất một câu hỏi rằng: nếu được chuyển về trung tâm thị trấn giảng dạy thầy có sẵn sàng về không? Ngay lập tức câu trả lời của thầy Sơn lại là không muốn về, tất cả chỉ vì một lý do duy nhất, đó là: "Tôi cũng như các giáo viên ở đây thương các em".

Thương các em học sinh chỉ có thể xuất phát từ một trái tim biết chia sẻ yêu thương, và sự chia sẻ yêu thương ấy đều có ở tất cả các giáo viên nơi đây. Họ là những con người dám chấp nhận rời xa quê hương, dám cống hiến tuổi xuân nơi viễn biên của Tổ quốc... để rồi cũng chính những người giáo viên ấy đã và đang ươm mầm cho thế hệ mai sau.

Nam Ninh

Theo toquoc

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều

Tin đang nóng

HIEUTHUHAI cực suy giữa ồn ào của bạn gái BabybooHIEUTHUHAI cực suy giữa ồn ào của bạn gái Babyboo
11:12:20 23/11/2024
Số tiền tiết kiệm lên đến 8,5 tỷ đồng của nhiều người bỗng biến mất sau 16 năm, một ngân hàng ở Trung Quốc nói: "Chúng tôi chỉ bồi thường 50%"Số tiền tiết kiệm lên đến 8,5 tỷ đồng của nhiều người bỗng biến mất sau 16 năm, một ngân hàng ở Trung Quốc nói: "Chúng tôi chỉ bồi thường 50%"
14:17:15 23/11/2024
Màn ảnh Hàn có một mỹ nhân trẻ mãi không già, U55 vẫn quyến rũ ngút ngàn khiến bao người ghen tịMàn ảnh Hàn có một mỹ nhân trẻ mãi không già, U55 vẫn quyến rũ ngút ngàn khiến bao người ghen tị
12:38:29 23/11/2024
Sự thật về nghệ danh mới của Hoài LâmSự thật về nghệ danh mới của Hoài Lâm
11:27:11 23/11/2024
Ca sĩ Thủy Tiên và động thái hiếm thấyCa sĩ Thủy Tiên và động thái hiếm thấy
13:43:43 23/11/2024
Tình tiết chấn động trong phim 18+ "Nữ hoàng Ayodhaya": Jinda (Mai Davika) sinh con lần 3, nhưng tác giả không phải quốc vươngTình tiết chấn động trong phim 18+ "Nữ hoàng Ayodhaya": Jinda (Mai Davika) sinh con lần 3, nhưng tác giả không phải quốc vương
12:31:08 23/11/2024
Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 2 trong vụ xe rác rơi xuống sôngTìm thấy thi thể nạn nhân thứ 2 trong vụ xe rác rơi xuống sông
13:55:36 23/11/2024
Thiếu gia nghìn tỷ bị mắng "phông bạt nhất showbiz" chỉ vì món quà 50 nghìn đồngThiếu gia nghìn tỷ bị mắng "phông bạt nhất showbiz" chỉ vì món quà 50 nghìn đồng
11:04:45 23/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

400 khách du lịch nước ngoài trải nghiệm du lịch Việt Nam qua tàu hỏa

400 khách du lịch nước ngoài trải nghiệm du lịch Việt Nam qua tàu hỏa

Du lịch

16:47:06 23/11/2024
Đường sắt Việt Nam vừa đón 400 khách du lịch Trung Quốc nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai thông qua chuyến tàu charter đầu tiên của chương trình hợp tác giữa Sở Du lịch Lào Cai với ngành đường sắt...
Hậu trường làm ra siêu phẩm battle của Rap Việt mùa 4 hé lộ sự gia trưởng của B Ray

Hậu trường làm ra siêu phẩm battle của Rap Việt mùa 4 hé lộ sự gia trưởng của B Ray

Tv show

16:46:43 23/11/2024
Mới đây, một video hậu trường ghi lại một góc quá trình sáng tác ra track Qua Từng Khung Hình đang được lan truyền trên MXH với tốc độ chóng mặt, thu hút sự quan tâm lớn của người hâm mộ.
Mặc đẹp như quý cô nước Pháp

Mặc đẹp như quý cô nước Pháp

Thời trang

16:39:28 23/11/2024
Các nhà mốt đã khéo léo pha lẫn chất retro trong từng thiết kế đương đại, để mang đến cho phái đẹp nét thanh lịch cổ điển thường thấy ở các quý cô nước Pháp. Bên cạnh trang phục, phụ kiện là thứ cũng không thể thiếu nếu bạn theo đuổi ph...
MAMA ngày 2: aespa đọ sắc "em gái BLACKPINK", Park Seo Joon - Im Si Wan soái ngút ngàn dẫn đầu dàn sao

MAMA ngày 2: aespa đọ sắc "em gái BLACKPINK", Park Seo Joon - Im Si Wan soái ngút ngàn dẫn đầu dàn sao

Sao châu á

16:38:44 23/11/2024
aespa, SEVENTEEN, MEOVV, (G)I-DLE, Park Seo Joon, Im Si Wan, Lee Jun Ho, Jung Ho Yeon, Kim Tae Ri... đã tạo nên vườn bông nhan sắc tại MAMA 2024 ngày 2.
Bà nội trợ Dubai được chồng cho hơn 5,7 tỷ đồng 'tiền tiêu vặt' mỗi tháng

Bà nội trợ Dubai được chồng cho hơn 5,7 tỷ đồng 'tiền tiêu vặt' mỗi tháng

Netizen

16:37:29 23/11/2024
UAE - Bà nội trợ ở Dubai chia sẻ cuộc sống sang chảnh và trở nên nổi tiếng khắp mạng xã hội. Mỗi tháng, cô khoe được chồng cho hơn 5,7 tỷ đồng tiền tiêu vặt.
Cuối tuần, mẹ đảm trổ tài làm rau củ nướng bơ tỏi đổi món cho cả nhà

Cuối tuần, mẹ đảm trổ tài làm rau củ nướng bơ tỏi đổi món cho cả nhà

Ẩm thực

16:35:08 23/11/2024
Chỉ mất khoảng 30 phút, bạn đã có thể thưởng thức một bữa ăn nhẹ nhàng mà đầy đủ dưỡng chất. Rau củ nướng bơ tỏi là món ăn đơn giản nhưng đầy hấp dẫn.
Sao Việt 23/11: Hoa hậu Khánh Vân hé lộ ảnh cưới, Hồng Nhung trẻ đẹp

Sao Việt 23/11: Hoa hậu Khánh Vân hé lộ ảnh cưới, Hồng Nhung trẻ đẹp

Sao việt

16:32:03 23/11/2024
Hoa hậu Khánh Vân đăng bộ ảnh cưới ngọt ngào bên bạn trai nhiếp ảnh, diva Hồng Nhung được khen ngày càng trẻ đẹp.
Khi va chạm giao thông trở thành án mạng...

Khi va chạm giao thông trở thành án mạng...

Pháp luật

16:15:07 23/11/2024
Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng.
Xếp hạng may mắn ngày mới của 12 cung hoàng đạo 23/11/2024: Cung Song Tử và Song Ngư may mắn nhất

Xếp hạng may mắn ngày mới của 12 cung hoàng đạo 23/11/2024: Cung Song Tử và Song Ngư may mắn nhất

Trắc nghiệm

16:13:37 23/11/2024
Xếp hạng may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay 23/11. Đâu là con cung hoàng đạo may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Đi bộ đường dài, tình cờ tìm ra thế giới đã mất 280 triệu tuổi

Đi bộ đường dài, tình cờ tìm ra thế giới đã mất 280 triệu tuổi

Lạ vui

15:56:05 23/11/2024
Phát hiện tình cờ của một phụ nữ Ý đã giúp các nhà khoa học khai quật cả một hệ sinh thái thuộc về thế giới trước thời khủng long.
Cô nàng từ giã sự nghiệp VĐV để thành TikToker, gặp nhiều thị phi nhất cõi mạng, từ bị tố phông bạt đến kém duyên

Cô nàng từ giã sự nghiệp VĐV để thành TikToker, gặp nhiều thị phi nhất cõi mạng, từ bị tố phông bạt đến kém duyên

Sao thể thao

15:51:41 23/11/2024
Trong năm 2024, cái tên Louis Phạm gây ra nhiều ồn ào nhất nhì cõi mạng. Cô nàng liên tiếp vướng vào những thị phi. Mọi chuyện bắt nguồn từ việc cô giải nghệ và theo đuổi con đường trở thành một TikToker.