Gieo ánh sáng cho em thơ
Thầy giáo Nguyễn Thái Bình công tác tại trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu với mong muốn đem lại ánh sáng cho các học trò nơi đây.
“Mọi thứ với tôi đều bỡ ngỡ như việc học chữ nổi, tôi phải căng mắt ra, tôi thấy mắt càng ngày càng khó thấy chữ. Lúc đó tôi mới phát hiện vì mình đặt sách không đúng theo chiều thuận của ánh sáng nên phải điều tiết mắt quá nhiều” – thầy Bình cho biết.
Thầy giáo Nguyễn Thái Bình dạy môn sinh học Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu đang hướng dẫn học trò khiếm thị bài học “thân cây dài ra do đâu” .
Bài học từ thực tế
Khó khăn không chỉ dừng lại ở việc phải biết chữ nổi mà chính thầy cũng phải thay đổi phương pháp truyền đạt. Do chuyên môn là thầy giáo dạy sinh học, mỗi lần vào lớp thầy lại lỉnh kỉnh mang theo “đồ nghề” để giúp học trò dễ cảm nhận môn học hơn. Hôm thì bịch trái cây, hôm thì bó rau, hôm lại là những chú cá bơi lội trong thau…
Để học bài Thân cây dài ra do đâu, sau phần lý thuyết thầy dẫn học trò xuống sân trường tìm những chồi cây rồi đưa tay trò sờ vào, thầy ngắt một đoạn đi rồi bảo: “Tuần sau chúng ta sẽ xuống đây để xem hai chồi cây này chồi nào cao – dài hơn”. Với bài học về sự thở bằng mang của cá, thầy lại cho trò đưa tay sờ vào chú cá đang bơi lội trong thau.
Thầy Bình kể: “Hôm học tiết này, cô học trò của mình đưa tay khẽ lùa chú cá vào tay rồi reo lên: Thầy ơi con thấy mang của con cá đây nè, nó phập phồng nghĩa là nó đang thở phải không thầy? Tôi vui sướng vì các em đã hiểu bài từ cách dạy của mình”.
Video đang HOT
Giúp trò trang bị kỹ năng sống
Hiện thầy Bình đang làm chủ nhiệm “lớp 7 chuyển tiếp”, lớp dành cho những trò không học tiếp lên cao hơn vì nhiều lý do. Những học trò của thầy đang chuẩn bị hành trang bước vào đời, thầy mua đàn gà mang vào sân trường hướng dẫn cách học trò đưa thức ăn, nước uống vào chuồng để chăm sóc.
Trong lớp học của “lớp 7 chuyển tiếp” còn có những bao đất, thùng xốp để thầy hướng dẫn các em về cách trồng trọt. Mỗi ngày thầy giúp học trò của mình tiếp cận từ từ với những bài học về kỹ năng sống như cách giao tiếp, tính toán trong mua bán, kinh doanh…
“Tôi mong các em sẽ học được những nghề khác để có thể phụ giúp gia đình dần dần ổn định cuộc sống sau khi không còn học tại trường nữa” – thầy Bình nói. Em Đặng Minh Hưng, lớp trưởng “lớp 7 chuyển tiếp”, nói: “Thầy Bình rất thương tụi con. Thầy giúp tụi con tự tin hơn để lựa chọn hướng đi trong nghề nghiệp”.
Hiện thầy Nguyễn Thái Bình là bí thư Đoàn Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu. Thầy cho biết để giáo viên trẻ và đoàn viên trong trường tham gia Học tập và làm theo lời Bác.
“Riêng bản thân tôi rất tâm đắc về bài học sống giản dị, yêu thương của Bác. Tôi luôn tâm niệm làm sao để tình yêu thương của mình dành cho học trò sẽ giúp các em cảm nhận mỗi ngày mới thật vui, thấy cuộc sống ý nghĩa hơn” – thầy Bình chia sẻ.
Cô Nguyễn Thị Quế Hương, phó hiệu trưởng trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, nhận xét về đồng nghiệp của mình: “Thầy Bình học hỏi đồng nghiệp và ngay cả chính học trò của mình. Thầy cũng góp sức nhiều cho nhà trường khi cùng nhóm giáo viên tham gia nghiên cứu, viết giáo án để dạy cho trẻ đa tật. Đó là những trẻ không chỉ khiếm thị mà còn bị tật về vận động, trí não…”.
Theo Kim Anh/Tuổi Trẻ
Nga sẽ có công nghệ siêu nguỵ trang cho các tên lửa đạn đạo Yars
"Laser-generated holography" hiểu nôm là là kỹ thuật tạo ảnh ảo đa chiều dựa trên nền tảng ánh sáng lazer.
Tên lửa đạn đạo Yars
Truyền thông Nga đưa tin cho biết các nhà sáng chế đang phục vụ Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga đang đề xuất một phương án sử dụng công nghệ nghệ trang dựa trên nền tảng lazer để có thể đánh lừa những kẻ thù tiềm tàng, khiến vũ khí tấn công của đối phương không thể tiếp cận được các tổ hợp tên lửa đạn đạo Yar thật của quân đội Nga.
Công nghệ này được biết đến với tên gọi "laser-generated holography" hiểu nôm là là kỹ thuật tạo ảnh ảo đa chiều dựa trên nền tảng ánh sáng lazer.
Nghe có vẻ khó hiểu nhưng công nghệ này sẽ được trình diễn và giới thiệu trước công chúng tại một cuộc triển lãm do Bộ Quốc phòng Nga tổ chức trong tháng 10 này.
Mô phỏng công nghệ "laser-generated holography"
Về cơ bản, theo mô tả của truyền thông Nga, công nghệ holography lazer tạo ra các hình ảnh điển hình của các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars khiến chúng trở thành công cụ nghi binh nguỵ trang cho những vũ khí chiến lược của quân đội Nga.
Những hình ảnh này được bố trí khéo léo khiến đối phương tưởng lầm là tên lửa thật và có thể phát động các cuộc tấn công chí tử nhưng thực chất là các mục tiêu giả.
Nếu được quân đội chấp nhận, đây sẽ là công nghệ nguỵ trang tiên tiến số một thế giới hiện nay bên cạnh những thủ đoạn nguỵ trang quân sự truyền thống vốn được Nga và nhiều nước sử dụng.
Đối với tên lửa đạn đạo Yars, đây là một trong những tài sản, vũ khí chiến lược vô cùng quan trọng của quân đội Nga.
Tên lửa Yars bắt đầu được quân đội Nga thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2007. Gần như tất cả các đặc tính kỹ chiến thuật của loại vũ khí này đều có sẵn ở trên mạng.
Nguyên lý công nghệ "laser-generated holography"
Yars có thể mang theo ít nhất 4 đầu đạn hạt nhân với trọng lượng mỗi đầu đạn khoảng 300 kiloton. Tầm bắn hiệu quả của nó là từ 11.000 km trở lại.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Liên đi lấy chồng... Liên ngồi trong căn phòng nhỏ tối tăm, không còn muốn bật điện, chỉ thấy chút ánh sáng le lói qua khung cửa. Cô cảm giác cuộc đời mình giống như đời cô Mỵ, sắp không thể gượng được nữa rồi, sắp gục ngã và đầu hàng số phận. Từ ngày yêu anh, Liên được sống trong một thế giới lãng mạn như...