Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông
Cử tri thành phố Hải Phòng băn khoăn về việc đánh giá, cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình phổ thông của hiệu trưởng trường THPT và cấp Bằng tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12 của sở GD&ĐT.
Ảnh minh họa/INT
Cử tri đề nghị Bộ GD&ĐT làm rõ giá trị của Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình phổ thông? Sử dụng như thế nào? Nếu sử dụng để đăng ký học trung cấp nghề thì sau này có được liên thông lên CĐ, ĐH hay không?
Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Ngày 14/6/2019, Quốc hội khóa XIV thông qua dự án Luật Giáo dục 2019, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2020. Luật Giáo dục quy định giá trị của Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông tại Khoản 3, 4 Điều 34; Khoản 3 Điều 45.
Video đang HOT
Cụ thể, Khoản 3 Điều 34, quy định: Học sinh học hết chương trình THPT đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhưng không dự thi, hoặc thi không đạt yêu cầu được hiệu trưởng nhà trường cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông sử dụng để đăng ký dự thi lấy Bằng tốt nghiệp THPT khi người học có nhu cầu, hoặc để theo học giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.
Khoản 4 Điều 34 quy định: Học sinh có Bằng tốt nghiệp THCS, theo học trình độ trung cấp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, sau khi đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT được người đứng đầu cơ sở giáo dục tổ chức giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT cấp Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa THPT.
Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa THPT được sử dụng để theo học trình độ cao hơn của giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.
Khoản 3 Điều 45 quy định: Học viên học hết chương trình THPT quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 43 của Luật này đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT được dự thi, nếu đạt yêu cầu được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc UBND cấp tỉnh cấp Bằng tốt nghiệp THPT; trường hợp không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu được người đứng đầu trung tâm giáo dục thường xuyên cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
Đối với việc sử dụng Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông theo học giáo dục nghề nghiệp, theo Điều 113 Luật Giáo dục 2019 sửa đổi, bổ sung Điểm a, b Khoản 3 Điều 32 Luật Giáo dục nghề nghiệp:
Người có Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa THPT, có Bằng tốt nghiệp trung cấp loại giỏi trở lên và đăng ký học cùng chuyên ngành hoặc nghề đào tạo; người có Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa THPT, có bằng tốt nghiệp trung cấp loại khá, đã có ít nhất 2 năm làm việc theo chuyên ngành hoặc nghề đã được đào tạo và đăng ký học cùng chuyên ngành hoặc nghề đào tạo…
Kỳ lạ bằng tốt nghiệp THPT cấp trước kỳ thi 3 tháng: Sở GD&ĐT Cà Mau nói gì?
Một tấm bằng tốt nghiệp THPT kỳ lạ được phát hiện ở Cà Mau, trên bằng ghi ngày cấp trước ngày thi 3 tháng.
Báo điện tử VTC News nhận được phản ánh của bạn đọc liên quan đến việc bằng cấp "lạ" của ông T.D.H. đang công tác tại xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
Cụ thể, trong bằng tốt nghiệp THPT của ông H. thể hiện, tốt nghiệp kỳ thi ngày 3/6/2004 tại Hội đồng thi Thới Bình. Trong khi đó, ngày cấp bằng tốt nghiệp lại là ngày 3/3/2004.
Như vây, theo nội dung ghi trên bằng Tốt nghiệp thì ông H. được cấp bằng trước kỳ thi 3 tháng.
Theo nội dung ghi trên bằng Tốt nghiệp thì ông H. được cấp bằng trước kỳ thi 3 tháng.
Theo hồ sơ lưu trữ tại sở GD&ĐT Cà Mau thì ông H. không có tên trong danh sách tốt nghiệp THPT ở khóa thi ngày 2/6/2004 tại hội đồng thi Trường THPT Thới Bình.
Sau khi rà soát, đại diện Sở GD&ĐT Cà Mau thừa nhận sai sót khi ghi sai năm tổ chức kỳ thi trong bằng Tốt nghiệp của ông H. Theo đó, người viết bằng ghi nhầm ngày tổ chức kỳ thi là 3 tháng 6 năm 2003 thành 3 tháng 6 năm 2004.
" Theo quy định những sai sót điều chỉnh thông tin trên bằng tốt nghiệp là nơi nào cấp bằng thì nơi đó tiến hành ra quyết định điều chỉnh. Theo đó, Giám đốc Sở GD&ĐT sẽ ra quyết định điều chỉnh nhưng vẫn giữ nguyên thông tin trên trên bằng, chứ không được chỉnh sửa", Đại diện Sở GD&ĐT Cà Mau thông tin.
Thi tốt nghiệp THPT 2020: Tai nạn giao thông trước ngày thi có được đặc cách tốt nghiệp? Theo quy định, các đối tượng dự thi tốt nghiệp THPT 2020 sẽ được đặc cách khi đáp ứng điều kiện xếp loại về học lực và hạnh kiểm cả năm ở lớp 12 đều từ khá trở lên. Thí sinh bị tai nạn giao thông trước ngày thi 10 ngày hoặc ngay trong buổi thi đầu tiên không thể dự thi và...