Giật mình những căn bệnh có thể tấn công khi tiếc rẻ đồ ăn thừa Tết
Sau Tết, nhiều thực phẩm vẫn còn tồn dư. Nhiều gia đình tận dụng lượng thức ăn này và đây chính là mầm mống gây ra những trường hợp ngộ độc sau Tết.
Ngộ độc do thực phẩm tồn dư sau Tết
Bác sĩ Trần Quốc Khánh – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết, thời điểm trong và sau Tết Nguyên đán, có rất nhiều bệnh nhân nhập viện do rối loạn tiêu hóa mà nguyên nhân chính thường là do các gia đình có thói quen tích trữ thực phẩm để dùng trong mấy ngày Tết.
Phần lớn các thực phẩm tồn dư đều là những thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao như: Bánh chưng, bánh tét, giò chả… trong khi thời tiết Nam Bộ đang chuyển nóng, là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi.
Thức ăn sống chín tồn dư lẫn lộn trong tủ lạnh.
Nhiều người thấy giò chả bị nhớt bên ngoài vẫn còn mùi thơm đặc trưng nên vẫn cố ăn. Trường hợp ngộ độc nhẹ thì đau bụng, nặng thì tiêu chảy.
Để phòng chống ngộ độc thực phẩm sau Tết, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần mạnh dạn loại bỏ các thực phẩm nghi ngờ ôi thiu, nhất là những thực phẩm đã chế biến sẵn như giò chả, thịt đông, những đồ chứa nhiều gia vị, đồ ăn nấu đi nấu lại nhiều lần. Với bánh chưng, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người dân không nên vì “tiếc của” mà cố ăn những chiếc bánh đã bị mốc. Kể cả khi loại bỏ những phần mốc của bánh, nhưng phần còn lại của bánh chưng cũng không an toàn với người sử dụng.
Tăng cân, béo phì
Các loại thực phẩm đặc trưng trong dịp Tết có năng lượng rất cao, các món ăn có xu hướng nhiều đường, nhiều béo, nhiều đạm động vật và chế độ ăn “nghèo” rau xanh chính là thủ phạm gây tăng cân ở trẻ.
Video đang HOT
Chính vì thế, những trẻ thừa cân béo phì rất dễ bị tăng lượng mỡ trong ngày Tết. Chưa kể lượng đường máu tăng làm trẻ chán ăn, không muốn ăn những loại đồ ăn khác, điều này không tốt cho trẻ, nhất là vấn đề dinh dưỡng.
Ngoài ra, lượng đường trong bánh kẹo, mứt tết nhiều khi ăn vào rất dễ bị lên men chua, gây đầy hơi chướng bụng, dễ gây ra các rối loạn về tiêu hóa như dạ dày hoặc ợ hơi.
Để trẻ không gặp phải tình trạng trên, PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh – Chuyên gia dinh dưỡng Bệnh viện Medlatec khuyến cáo, các gia đình nên cho trẻ ăn đồ ngọt một cách hạn chế. Nên cho ăn chút ít, không cho ăn trước bữa cơm, vì như vậy trẻ sẽ bỏ không ăn cơm.
Tình trạng táo bón rất dễ gặp phải khi ngay cả sau Tết, nhiều gia đình không nhanh chóng bổ sung rau xanh mà vẫn tận dụng hết lượng thịt và thực phẩm chế biến sẵn còn tồn trong dịp Tết.
Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo cần bổ sung ngay các loại rau củ có nhiều chất xơ như súp lơ xanh, cải bắp, bơ, đậu…, các loại hoa quả đu đủ, thanh long, xoài, mận… ngoài ra chocolate đen, ngũ cốc, sữa chua cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa của người dân sau một kì nghỉ Tết “bội thực” thịt.
Ngoài ra, nên kiêng ăn uống các chất cay nóng như gừng, ớt, quế, các loại rau gia vị có tinh dầu nóng.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp làm mềm phân và đẩy nhanh quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng vào cơ thể. Đồng thời, tránh xa các loại đồ uống có tính kích thích như rượu mạnh, trà đặc, cà phê.
Thời điểm sau Tết khi đã rời xa những giấc ngủ nướng phản khoa học, lời khuyên từ các chuyên gia là nên luyện tập thể dục, vận động đều đặn cũng là phương thuốc hữu hiệu giúp phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón.
THẢO ANH (TH)
Theo laodong.vn
Chưa thấy nền ẩm thực nào phức tạp như ẩm thực Việt Nam, mỗi từ "gỏi" thôi cũng không biết phải định nghĩa ra sao
Đối với câu hỏi tưởng chừng đơn giản như "gỏi" là gì, ta lại có thể nhận được ba câu trả lời khác nhau xa cả cây số...
Có lẽ bạn đang nghĩ, chẳng có gì phức tạp ở đây, "gỏi" chỉ là gỏi mà thôi. Tuy nhiên có một sự thật ở đây là khi nhắc đến từ "gỏi", khả năng cao là cả tôi, cả bạn, và vô vàn những cá nhân đang đọc bài viết này đều nghĩ đến những loại gỏi rất khác nhau. Khác nhau ở đây không chỉ món ăn cùng loại mà có thành phần khác nhau, kiểu như bánh tét thì có loại bánh tét chuối, bánh tét đậu, hay trà thì có trà xanh, hồng trà, trà đen... Mà là chỉ một từ "gỏi" bé nhỏ cũng có thể quy ra ba loại món ăn khác nhau.
Nhắc đến gỏi, nhiều người nghĩ ngay đến các loại rau củ trộn nước chấm chua.
Để định nghĩa từ "gỏi" Việt Nam cũng là cả một vấn đề. Khi nói đến gỏi, có người sẽ nghĩ đến loại gỏi phổ biến nhất là gỏi rau củ quả trộn, mà người miền Bắc hay gọi là nộm. Trong thực tế thì không ai chắc chắn rằng gỏi trộn và nộm có phải là một hay không, nhưng chúng có cách chế biến tương tự và có nhiều điểm tương đồng là rau củ trộn với nước chấm chua ngọt. Một số món gỏi phổ biến trong ẩm thực Việt Nam bao gồm gỏi gà xé, gỏi ngó sen, gỏi xoài... Đấy, như vậy thì đến đây ta lại phân ra được hai luồng ý nghĩ rồi. Nói đến chữ "gỏi" thì đa phần người miền Nam sẽ nghĩ ngay đến mấy món trộn, còn người miền Bắc do có cách gọi riêng là nộm nên chẳng ai nghĩ các món rau củ quả đem trộn này là gỏi cả. Thay vào đó thì họ sẽ nghĩ đến một loại gỏi khác.
Trong phương ngữ miền Bắc, "gỏi" được hiểu như các loại thịt cá ăn tái hoặc sống như gỏi cá mè, cá nghệch, cá lăng. Các loại gỏi cá sống là món ăn dân dã phổ biến ở các tỉnh thành phía Bắc. Trong loại gỏi này, các loại cá thường được ăn sống sau khi đã sơ chế, kèm với nước chấm cay có các thành phần như củ riềng, thính... Cá thì được thái thành những lát to nhưng mỏng, chỉ lấy thịt không lấy da.
Nhưng cũng có nhiều người nghĩ đến loại gỏi cá tái, sống...
Mặt khác, cũng có nhiều người mà khi nhắc đến gỏi, lại nghĩ đến ngay một loại gỏi khác, ấy là gỏi cuốn. Gỏi cuốn lại là một trường phái phức tạp và đa dạng nữa, càng mang định nghĩa về "gỏi" đi xa, khiến nó trở nên "mông lung". Bởi vì gỏi cuốn không có nguyên liệu nhất định, mà phụ thuộc vào từng vùng miền. Dù gỏi cuốn tôm thịt nổi tiếng nhất, song không có công thức cố định nào cho gỏi cuốn. Nhân bên trong có thể thay đổi từ rau củ đến thịt cá. Ví dụ như có nơi dùng tôm thịt, có nơi dùng gà, thịt heo, thịt vịt... có nơi để cà rốt thái sợi mỏng, có nơi không, có nơi dùng giá đỗ, có nơi khác lại dùng củ sắn. Thậm chí có nơi dùng bún, có nơi không dùng. Sự đa dạng này khiến chúng ta gặp khó khăn trong việc định nghĩa từ "gỏi".
Cũng có người nghĩ ngay đến các loại gỏi cuốn.
Trên lí thuyết, để định nghĩa và phân loại một món ăn thì ta cần tìm một giá trị cốt lõi của món ăn đó, một giá trị "bất di bất dịch", ví dụ như bánh tét có thể có nhiều loại nhân, được chế biến theo nhiều cách như xào nếp với nước dừa. Song giá trị bất di bất dịch ở đây của nó là được làm từ gạo nếp bọc bên ngoài, có hình dạng trụ dài gói bằng lá chuối, lá dừa như chúng ta đã quen thuộc. Tuy nhiên các món gỏi lại không như thế. Gỏi có nhiều nguyên liệu khác nhau, nhiều cách chế biến khác nhau, và nếu phải tìm một điểm ở đây thì có lẽ đó chính là việc kết hợp nhiều loại nguyên liệu vào làm một. Song ngay cả như thế thì nó vẫn rất mơ hồ vì gỏi không có nguyên liệu chủ đạo. Gỏi miền Nam lấy rau củ quả làm chính, trong khi gỏi tái lại lấy thịt cá làm chính, còn gỏi cuốn thì dường như không có "nhân vật chính".
Thế mới thấy, ẩm thực Việt Nam mới thật phức tạp làm sao, khi mà còn quá nhiều điều ta chưa biết, chưa nắm được. Đến cả chữ "gỏi" đơn giản như vậy cũng chưa chắc là có người có thể định nghĩa được chuẩn xác. Còn bạn thì sao? Định nghĩa "gỏi" của bạn là thế nào?
Theo Trí Thức Trẻ
Cách bảo quản thức ăn thừa sau Tết Bánh chưng, bánh tét, giò, chả, còn thừa sau những bữa cơm ngày Tết có thể được tận dụng hiệu quả, sáng tạo thành nhiều món ngon khác nhau. Sau kỳ nghỉ Tết, nhiều gia đình gặp phải tình trạng thức ăn còn dư thừa nhiều, bỏ đi không lỡ nên các bà nội trợ thường tìm cách giữ lại. Bảo quản thức...