‘Giật cô hồn’ Rằm tháng 7: Phong tục hay trò vui của những kẻ u mê, hám lợi?
Việc cúng cô hồn Rằm tháng 7 không chỉ còn là nét văn hóa truyền thống mà trở thành cơ hội cho những kẻ u mê, hám lợi.
Rằm tháng 7 (15/7 âm lịch) là ngày rằm lớn nhất trong năm theo phong tục truyền thống của người Việt và thường được gọi là ngày “ Xá tội vong nhân” hoặc “ Lễ Vu Lan”.
Theo quan niệm dân gian, vào ngày này, âm phủ sẽ mở cửa ngục để các linh hồn trở về với gia đình. Nhưng không phải linh hồn nào cũng có nơi để trở về, người ta gọi những vong linh lang thang, không nơi nương tựa đó là cô hồn.
Chính vì vậy, bên cạnh việc làm lễ cúng để mời vong linh người thân trở về nhà, mâm cơm ngày Rằm tháng 7 cũng là để các gia đình Việt cầu siêu, độ vong cho những cô hồn oan trái, không nơi nương tựa.
Cảnh tượng bát nháo dễ bắt gặp mỗi dịp Rằm tháng 7.
Không chỉ vậy, ngày Rằm tháng 7 cũng là cơ hội để những người con có cơ hội báo hiếu với đấng sinh thành. Ngày này, dù già hay trẻ, trai hay gái dự lễ Vu Lan đều thành kính và ngập trong cảm xúc khi đón nhận một bông hoa hồng cài trang trọng lên ngực áo.
Ngày Rằm tháng 7 là cơ hội để mỗi người thể hiện mong muốn hướng tới những điều tốt đẹp, tính nhân văn trong nét tính cách đặc trưng của người Việt.
Họ sẵn sàng chen chúc, xô ngã và sử dụng bất cứ vật dụng trên người để tấn công nhau, để giành được càng nhiều đồ cúng càng tốt.
Thế nhưng, thực tế nhiều năm gần đây, nhiều nơi lại đang biến ngày lễ ý nghĩa này trở thành một thứ “nghề” ngắn hạn. Cứ đến ngày này, đám đông lại vội vã chuẩn bị dụng cụ để đi cướp đồ cúng.
Nhiều người cho rằng đây chỉ là phong tục, không phải hành vi xấu như trộm cắp hay cướp giật. Thế nhưng không thể phủ nhận, hình ảnh “ giật cô hồn” đang trở nên xấu xí và bị biến tướng nghiêm trọng.
Trước kia, việc “giật cô hồn” thường là trò chơi của những đứa trẻ. Người ta quan niệm rằng, các cô hồn rất yêu trẻ con, chính vì vậy khi chứng kiến đám trẻ hào hứng, vui vẻ, cô hồn sẽ không phản ứng. Vậy là đám trẻ chỉ chờ gia chủ cúng xong, khi nhang tàn, chúng sẽ có dịp để nhào tới giành giật đồ ăn.
Việc mâm đồ cúng bị trẻ con tranh giành sạch sẽ được coi như điều may mắn cho gia chủ vì họ cho rằng đã làm hài lòng các cô hồn. Nhiều người còn quan niệm, trẻ con ăn đồ cúng sẽ được mạnh khỏe, không bị bệnh.
Thế nhưng, theo thời gian, khi đời sống xã hội ngày càng khấm khá, người ta bắt đầu chú trọng hơn vào những vật phẩm xuất hiện trên mâm cúng cô hồn.
Đám đông chuẩn bị sẵn những vật dụng để cướp được càng nhiều đồ cúng càng tốt.
Không còn đơn giản chỉ là những bánh trái đơn giản, ngày nay không khó để bắt gặp những mâm cúng tươm tất hơn, xuất hiện thêm con gà cúng, lợn quay, thậm chí là không thể thiếu những tờ tiền với mệnh giá cao.
Đối với họ, việc cúng cô hồn không còn đơn giản chỉ là hành động mang tính nhân văn nữa mà xuất phát từ chính tâm lý “hám lợi” của bản thân.
Theo quan điểm của một bộ phận nào đó, càng nhiều “cô hồn” giật đồ cúng thì gia đình đó càng trở nên thịnh vượng, giàu có. Thế nên thay vì ngăn cản, họ càng cổ vũ, khuyến khích cho những hành vi trành giành, hành hung, chửi bới của đám đông hỗn loạn.
Đám đông trành giành ấy giờ đây không còn là những đứa trẻ nữa, mà thay vào đó là đủ mọi lứa tuổi, thành phần, giới tính. Chẳng chờ gia chủ cúng bái xong xuôi, đám đông xung quanh tập trung hai bên chực chờ lao vào vơ vét mâm cúng Rằm tháng 7.
Họ sẵn sàng chen chúc, xô ngã và sử dụng bất cứ vật dụng trên người để tấn công nhau, để giành được càng nhiều đồ cúng càng tốt.
Trong khi đám đông tranh giành hỗn loạn, thậm chí là chửi bới, sỉ vả nhau thì chủ nhà vẫn bình tĩnh cúng vái, coi như không nhìn thấy những người xung quanh đang vây hãm. Với họ, những người xung quanh cũng chỉ là cô hồn, chỉ khác là những “cô hồn” này đang còn sống.
Video: Dân mạng phát hoảng với cảnh đoàn người chen chúc, giật đồ cúng trong tháng cô hồn
Đám đông “cô hồn sống” cứ thế lao vào đánh nhau để giành giật đồ ăn và những tờ tiền giá trị. Tình trạng này khiến cho vấn đề an ninh trật tự bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mặc cho chính quyền địa phương nhiều nơi ra lệnh cấm tổ chức hoạt động cúng cô hồn để đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực, nhưng cảnh tượng bát nháo, hỗn độn này vẫn diễn ra thường xuyên, liên tục qua các năm. Thậm chí, khi không lấy được những thứ mình cần, một số người còn đập nát đồ ăn để người khác cũng không thể lấy được.
Cúng cô hồn từ một nét văn hóa, tục lệ xuất phát từ tính nhân văn qua hàng nghìn năm, đến nay do một bộ phận vì lợi ích và tâm lý cá nhân của bản thân mà làm biến tướng nét tâm lý này.
Phải hiểu rằng, chẳng ai sống được nhờ vào giành giật đồ cúng, có chăng, đó chỉ là những quan niệm sai lầm khiến cho nhiều người dần đánh mất đi lý trí và suy nghĩ.
NHẬT LINH
Theo VTC
Thị trường đồ chay, hoa trái sôi động dịp Rằm tháng 7
Trước ngày Rằm tháng 7, Lễ Vu Lan, thị trường thực phẩm chay, hoa, trái cây tại Hà Nội sôi động gấp nhiều lần so với ngày thường.
Ảnh minh họa nguồn Internet
Theo tín ngưỡng của người Việt, Rằm tháng 7 là dịp nhiều gia đình thường chuẩn bị các mâm lễ và tổ chức cúng bái. Thế nên, dịp này nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng khá cao. Theo ghi nhận tại các chợ truyền thống, giá các loại trái cây, hoa tươi mỗi ngày một khác.
Cụ thể, các loại trái cây như nhãn đang được bán khá nhiều với mức giá dao động từ 55.000 -70.000 đồng/kg, gấp đôi so với ngày thường. Bên cạnh đó, các loại quả như chuối, na, chôm chôm, thanh long, lê xanh... cũng rất đắt hàng.
Theo chị Thoa, tiểu thương chợ Thành Công (Hà Nội), trung bình mỗi ngày bán được 50-70kg hoa quả các loại như na, măng cụt, nhãn... "Từ cuối tuần trước đến nay, lượng khách mua đã tăng đáng kể, mỗi ngày bán ra phải tăng gấp 3 lần so với ngày thường vì nhiều gia đình có nhu cầu mua sắm lễ. Năm nay, dù giá cả nhiều loại tăng mạnh, song hàng hóa bán ra vẫn rất lớn, thậm chí còn tăng cao hơn Rằm tháng 7 năm ngoái", chị Thoa nói.
Cũng theo các tiểu thương, các loại hoa quả sát ngày Rằm đều nhỉnh hơn so với trước đó, giá chuối hiện 40.000 - 50.000 đồng/nải, lê xanh 70.000 đồng/kg, na 80.000 - 90.000 đồng/kg, Thanh Long ruột đỏ 80.000 đồng/kg, xoài 110.000 đồng/kg,... Nếu ngày thường, giá một bông hoa hồng chỉ khoảng 5.000 đồng thì những ngày cận Rằm tháng 7, giá lên 10.000 đồng một bông.
Bên cạnh các loại hoa, quả tươi thì thị trường thực phẩm chay cũng đắt hàng dịp này. Tại các địa điểm kinh doanh thực phẩm chay như tại Cơm Chay An Phúc (131 Thái Hà, Hà Nội); cửa hàng bán thực phẩm chay Phúc Lâm (90 Cửa Bắc, Hà Nội); cửa hàng thực phẩm chay Tuệ Lan (Ngõ 113, Nguyễn An Ninh, Hà Nội)... phục vụ đơn chay tất cả các ngày và từ sáng đến chiều tối với giá dao động từ 600-800.000 đồng/mâm cỗ chay. Ngoài ra, còn có các loại thực phẩm chay như ruốc nấm: 270.000 đồng/kg, sườn dừa chay cấp vuông 95.000 đồng; cá sặc chay 225.000 đồng; ốc bươu chay 32.000 đồng/200g...
Tương tự, tại các chợ dân sinh, các loại nem, giò, chả, thịt, cá, tôm chay... đều được bày bán rất nhiều. Giá bán dao động từ vài chục ngàn đến cả mấy trăm ngàn/kg (tùy loại). Bên cạnh đó, tại các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị cũng như nhiều cửa hàng tạp hóa, các thực phẩm chay sản xuất trong nước được kinh doanh đa dạng chủng loại và phong phú mẫu mã, nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Trong đó, có thể kể đến một trong những thương hiệu thực phẩm chay được người tiêu dùng ưu tiên chọn lựa như Âu Lạc, Vissan, SG Food, Xuân Hồng, Song Hương...
Theo nhiều người tiêu dùng, ngành thực phẩm chay trong nước hiện nay phát triển, không ngừng chiếm lĩnh thị trường nội địa, nhờ đáp ứng được những tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng ngày càng được nâng cao.
Theo đó, các dòng sản phẩm lạnh, khô, nước, ăn liền, gia vị và đóng hộp, gồm: chà bông nấm sợi, cá thu sốt cà chay, thịt vụn chay, bò viên; hay những dòng sản phẩm đóng hộp được sản xuất, chế biến từ nguyên liệu rau củ, quả, hạt các loại... có giá bán dao động ở mức từ 19.500 - 55.500 đồng/sản phẩm rất được ưa chuộng.
Theo Phapluat
Sự thật bức ảnh nam sinh 'bỏ mặc' người cha lam lũ trong ngày nhập học Bị chụp lén khi cùng bố đến trường nhập học đại học, Lê Hoàng Phúc bất ngờ bị nhiều dân mạng "ném đá" vì cho rằng cậu mải xem điện thoại, bỏ mặc người bố bên cạnh. Ngày 15/8, diễn đàn ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM chia sẻ bức ảnh một nam sinh cùng bố đến làm thủ tục nhập học với...