Giáo vụ trong các trường chuyên biệt công lập phải đạt các tiêu chuẩn
Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư “Quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ trong các trường chuyên biệt công lập”.
ảnh minh họa
Thông tư này quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ trong các trường chuyên biệt công lập, bao gồm: Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện; trường trung học phổ thông chuyên; trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, trường dự bị đại học và trường dành cho người khuyết tật.
Thông tư này áp dụng đối với viên chức giáo vụ trong các trường chuyên biệt công lập nhưng là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ viên chức giáo vụ trong các trường chuyên biệt công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Dự thảo Thông tư có nêu các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo dục như sau:
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp bao gồm: Chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và các quy định của ngành.
Video đang HOT
Trung thực, khách quan, có ý thức trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của cán bộ viên chức; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp. Thực hiện công việc theo đúng nhiệm vụ được giao và các quy định của cơ quan, đơn vị; quy định của pháp luật.
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ
Về nhiệm vụ: Lập kế hoạch công tác giáo vụ hàng năm của nhà trường; Lập báo cáo định kỳ, thường xuyên về công tác giáo vụ; Quản lý, theo dõi học sinh hàng ngày;
Quản lý, theo dõi hệ thống hồ sơ, sổ sách của nhà trường liên quan đến học sinh; Tổng hợp kết quả học tập và rèn luyện của học sinh; Thực hiện các nhiệm vụ được giao liên quan đến việc thi, kiểm tra như: Lập danh sách các phòng thi, sơ đồ chỗ ngồi, tổng hợp kết quả thi…; Thực hiện công tác tuyển sinh theo nhiệm vụ được phân công;
Liên hệ, trao đổi và thông tin với gia đình học sinh khi cần thiết; Hoàn thành các chương trình bồi dưỡng; tự học, tự bồi dưỡng trau dồi đạo đức, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ; Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.
Về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm (hoặc cao đẳng các chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm giáo vụ ở trường phổ thông) trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ công tác giáo vụ trường học;
Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ GD&ĐT ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục cấp học mình công tác;
Thực hiện có hiệu quả kế hoạch, chương trình giáo dục của nhà trường; Có năng lực quản lý hồ sơ của nhà trường liên quan đến học sinh; Có kỹ năng theo dõi, quản lý và hỗ trợ học sinh; Có kỹ năng phối hợp tổ chức thi, kiểm tra của nhà trường; Có kỹ năng ứng dụng CNTT trong công việc; Có kỹ năng giao tiếp với giáo viên và học sinh trong thực thi nhiệm vụ.
Theo Giaoducthoidai.vn
Bắc Giang tổng kiểm tra, rà soát cơ sở giáo dục mầm non
Sở GD&ĐT Bắc Giang vừa có văn bản lưu ý chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về giáo dục mầm non (GDMN) và báo cáo thực trạng GDMN ở khu công nghiệp.
ảnh minh họa
Trong đó yêu cầu phòng GD&ĐT các huyện, thành phố tổ chức rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn; trong đó chú trọng công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển trường, lớp; công tác cấp phép thành lập, cấp phép hoạt động; công tác hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.
Tiến hành tổng kiểm tra, rà soát các cơ sở GDMN trên địa bàn, đặc biệt là các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục về điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ (cơ sở vật chất trường, lớp, đồ dùng, đồ chơi, chương trình, tài liệu, đội ngũ giáo viên, nhân viên,...). Có biện pháp khắc phục, xử lý đối với các cơ sở GDMN không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định; bảo đảm tuyệt đối an toàn cho trẻ.
Đối với các địa phương có khu công nghiệp, khu chế xuất, Sở yêu cầu tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng nhu cầu gửi trẻ và khả năng đáp ứng của mạng lưới trường, lớp mầm non phục vụ con em công nhân trên địa bàn.
Thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở GDMN. Quán triệt, giáo dục đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về thái độ, hành vi ứng xử thân thiện đối với trẻ và phụ huynh trong giao tiếp hàng ngày; xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có hành vi ngược đãi, bạo hành trẻ, vi phạm đạo đức nhà giáo...
Đồng thời, tăng cường phối hợp liên ngành và huy động các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng dân cư trong việc giám sát hoạt động của cơ sở GDMN, đặc biệt là các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục trên địa bàn. Công khai hoạt động của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục tại địa bàn dân cư và ƯBND cấp xã.
Theo Giaoducthoidai.vn
Chu kỳ đánh giá hiệu trưởng trường phổ thông Theo Dự thảo Thông tư về chuẩn hiệu trưởng, việc tự đánh giá đối với mỗi hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được thực hiện 1 lần/năm học (gắn với xây dựng kế hoạch học tập bồi dưỡng thường xuyên hằng năm của cá nhân. ảnh minh họa Cơ quan cấp trên đánh giá: 3 năm đánh giá 1 lần (đánh giá giữa nhiệm...