Giáo viên vùng cao Yên Bái: Sách Ngữ Văn lớp 6 có nhiều điểm hay
Phân tích sách kỹ để đưa ra cách thức dạy học hiệu quả là điều mà các nhà trường ở vùng cao Yên Bái thực hiện đối với các môn thay sách trong năm học tới.
Giờ lên lớp của thầy trò Trường TH&THCS bán trú Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.
UBND tỉnh Yên Bái chính thức quyết định bộ sách lớp 6 sẽ đưa vào dạy trong các nhà trường năm học 2021-2022. Trong đó, sách Ngữ văn của bộ sách Cánh Diều của NXB Đại học Sư phạm TPHCM được lựa chọn. Các thầy cô giáo và nhà trường đã tiếp tục phân tích kỹ, đưa ra định hướng kế hoạch dạy học hiệu quả nhất.
Sách phù hợp với học sinh
Với tinh thần trách nhiệm cao, GV các trường có dạy cấp học trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tích cực nhập cuộc. Các thầy cô giáo đã tham gia ý kiến với hội đồng chọn sách của Sở GD&ĐT để lựa chọn sách phù hợp nhất cho HS của mình. Đến nay, đã có bản PDF sách mới, họ lại tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra những phương án dạy học sao cho hiệu quả.
Các GV đã cùng phân tích sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 6, ghi nhận ưu điểm của sách là bảo đảm phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, lịch sử, địa lý của đia phương và cộng đồng dân cư nói chung và với trường có số đông HS người dân tộc H’Mông nói riêng. Kênh chữ và kênh hình minh họa được thiết kế phù hợp vùng miền, phù hợp với khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác tại cơ sở giáo dục.
Những HS người dân tộc H’Mông của Trường TH&THCS số 2 Hồng Ca.
Thầy giáo Liễu Anh Cường, Hiệu trưởng Trường phổ TH&THCS số 2 hồng Ca, huyện Trấn Yên chia sẻ: Ngay sau khi tỉnh quyết định đầu sách, dựa trên bản PDF được gửi về, tổ khoa học xã hội, các thầy cô đang chia nhau thành các nhóm để thảo luận và đánh giá các sách giáo khoa của môn học: Văn, lịch sử và địa lí, GDCD, Tiếng Anh, Âm nhạc, Mĩ thuật, GDTC. Những phân tích của họ tiếp tục là những kiến giải cho đổi mới cách dạy học.
Còn tại Trường PTDT bán trú THCS Lao Chải, huyện Mù Cang Chải, thầy Hoàng Tiến Thịnh – hiệu trưởng nhà trường cho biết: Ghi nhận chung của GV là câu truc sach, bai hoc ro rang, cu thê, dê phân biêt cac phân băng logo của phần mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, củng cố, đánh giá. Đặc biệt với cách tiếp cận liên môn; rèn luyện ý thức tự học và học tập suốt đời; phân chia theo cac mach chu đê, bài học; thê hiên đây đu phâm chât, năng lưc chung va năng lưc đăc thu cua môn hoc.
Video đang HOT
Tăng cường tích hợp, liên môn
Thầy Liễu Anh Cường cho rằng: Sách có phù hợp với học sinh hay không là điều chúng tôi lo nhất, nhưng qua nghiên cứu kỹ các thầy cô đều thống nhất những nội dung trong sách khá phù hợp. Tới đây, GV sẽ tăng cường dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn của địa phương, giao duc nghề nghiệp, bao vê môi trương, giáo dục giới tính hay phong, chông xâm hại trẻ em, bạo lực học đường, phong, chông thiên tai, ưng pho vơi biên đôi khi hâu, an toan giao thông… đều là những nội dung cần thiết.
Sách được chọn phù hợp với học sinh là điều yên tâm nhất.
Thầy giáo dạy văn Nguyễn Anh Dũng, tổ trưởng chuyên môn tổ KHXH của Trường TH&THCS số 2 Hồng Ca cho biết: Học sinh của chúng tôi đa số là người dân tộc H’Mông. Cấu trúc, nội dung bài học trong sách giáo khoa có tính mở tạo cơ hội để nhà trường, tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục để bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên lựa chọn phương án, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tích cực.
Cùng chung quan điểm với nhiều đồng nghiệp dạy Ngữ văn khác, cô Hoàng Thị Bích Loan, GV dạy lớp 6 Trường TH&THCS bán trú Lao Chải, huyện Mù Cang Chải, cho rằng: Nội dung thê hiên rõ các mạch văn, tạo điều kiện thuận lợi để GV xây dựng kế hoạch dạy học va bô tri thơi khoa biêu trong nha trương phù hợp với cơ sở vật chất và năng lực học sinh. Sách giáo khoa được trình bày cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mỹ, hấp dẫn đối với học sinh, phù hợp theo từng độ tuổi. Nội dung các bài học thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn luyện các kỹ năng, kích thích tư duy sáng tạo, độc lập.
Đặc biệt tâm đắc với hệ thống bài tập gắn lý thuyết với thực hành nhằm giúp học sinh ôn tập, củng cố và phát triển năng lực, phẩm chất, vận dụng kiến thức thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong mỗi bài học. Cô Đinh Thị Anh Miên, Phó hiệu trưởng trường TH&THCS số 2 Hồng Ca, cho rằng: Cac hoat đông hoc tâp trong sach co hương dân, gơi y hoc sinh chuân bi va đanh gia kêt qua, giúp phân đánh giá học sinh theo năng lưc đam bao tinh dân chu trong tiêp cân cac bai hoc. Đây là điều tôi ấn tượng nhất, tới đây tôi sẽ yêu cầu GV dạy phát triển theo hướng tao cơ hôi binh đăng cho tât ca cac hoc sinh co thê phat triên va tư duy sang tao.
Chọn SGK lớp 2, lớp 6 tại Lào Cai: Khoa học, tôn trọng ý kiến từ cơ sở
Danh mục SGK lớp 2, lớp 6 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông tỉnh năm học 2021 - 2022 vừa được UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt.
HS lớp 2 tại Trường Tiểu học Nguyễn Du (thành phố Lào Cai - Lào Cai). Ảnh: NTCC
Từ kết quả chọn SGK cho thấy, khâu chọn sách từ cấp trường tới tỉnh diễn ra minh bạch, khoa học, dân chủ để hướng tới bộ SGK phù hợp, tốt nhất cho HS học tập.
Lựa chọn đa dạng
Có thể thấy, cả 6 bộ SGK lớp 2 và lớp 6 mới đều có đầu sách được lựa chọn dù theo tỉ lệ khác nhau. Ở bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" lớp 2 của NXB Giáo dục Việt Nam có 6/9 đầu sách môn học được chọn; sách lớp 6 có 10/12 đầu sách được chọn.
Bộ "Cánh diều" lớp 2 của NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh có 5/9 đầu sách được chọn; tỉ lệ này ở SGK lớp 6 là 7/12 đầu sách được chọn.
Với bộ "Chân trời sáng tạo" lớp 2 của NXB Giáo dục Việt Nam có 3/9 đầu sách đươc chọn; lớp 6 là 3/12 đầu sách được chọn.
Bà Nguyễn Thị Thúy - Phó Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT Lào Cai khẳng định: Việc chọn SGK của tỉnh Lào Cai thực hiện theo đúng quy trình, thông tư hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. 100% các cơ sở giáo dục đã cho GV đọc, nghiên cứu SGK mẫu nhiều lần ở tất cả môn học trong từng bộ sách...
Đáng nói, năm nay các NXB đã gửi cả bản cứng và bản mềm giúp cho việc nghiên cứu, chọn SGK của GV thêm phần hiệu quả. GV có thể xem hình ảnh cả trên mạng lẫn trực tiếp, được "mắt ngắm, tay cầm" mẫu SGK nên việc lựa chọn có thông tin, sự đối chiếu, so sánh, căn cứ thực tế...
Cũng theo bà Nguyễn Thị Thúy, năm nay SGK lớp 2, lớp 6 mỗi lớp chỉ có 3 đầu sách/1 môn, GV từng cơ sở giáo dục có thời gian và nghiên cứu kĩ càng từng đầu sách các môn học rồi mới đề xuất lựa chọn.
Sau khi SGK được hội đồng trường chọn, Hội đồng cấp tỉnh tiếp tục đọc thẩm định độc lập, rồi mới tham khảo đề xuất cơ sở. Như vậy việc chọn SGK sẽ có sự phân tích được và chưa được, ý kiến đánh giá 2 chiều là GV và thành viên hội đồng chọn sách cấp tỉnh. Và cuối cùng danh mục SGK được chọn trải qua vòng bỏ phiếu theo đúng quy trình.
Đáng chú ý, cơ sở giáo dục đề xuất cuốn SGK nào, hội đồng thẩm định cấp tỉnh phải nghiên cứu, phân tích và bỏ phiếu lựa chọn cuốn đó. Việc lựa chọn SGK diễn ra độc lập, dân chủ, tôn trọng ý kiến từ cơ sở. Vì vậy, năm nay danh mục lựa chọn SGK lớp 2, lớp 6 của tỉnh thông qua cơ bản đáp ứng yêu cầu các trường.
Với cơ sở giáo dục lựa chọn sách không nằm trong danh mục UBND tỉnh phê duyệt, sở GD&ĐT sẽ có văn bản hướng dẫn đăng ký lại một trong những cuốn sách nằm trong danh mục tỉnh đã chọn.
Từ danh mục chọn SGK tỉnh Lào Cai cũng cho thấy, ở năm đầu triển khai CTGDPT 2018, Lào Cai là địa phương 100% không chọn bộ Cánh diều năm nay, nhiều đầu sách trong bộ SGK Cánh diều được chọn. Trong đó có cả môn chính như Toán 2 tập 1, 2; Toán 6 tập 1, 2; Tiếng Việt 6 tập 1, 2 và một số môn học khác.
Lý giải về điều này, bà Nguyễn Thị Thúy cho rằng: Bộ SGK Cánh diều 1 trải qua 1 năm giảng dạy tại các tỉnh thành đã phát huy hiệu quả giáo dục. Việc khai thác bài giảng điện tử của sách thuận tiện, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học cũng được thiết kế phù hợp... Những ưu thế này khiến nhiều trường đề xuất lựa chọn.
Hội nghị Nghiên cứu, đề xuất lựa chọn SGK lớp 2 CTGDPT 2018 tại Trường Tiểu học Nguyễn Du (TP Lào Cai - Lào Cai). Ảnh: NTCC
Sẵn sàng triển khai SGK mới
Bà Trần Thị Thùy Dung, Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai cho rằng: Rút kinh nghiệm từ năm trước, các bước được thực hiện đúng quy trình. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm giải trình về quyết định và kết quả đề xuất lựa chọn SGK của trường.
Cùng đó, ngoài các tiêu chí theo Quyết định số 751 của UBND tỉnh, Phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai đã chỉ đạo hội đồng lựa chọn SGK các trường lưu ý điều kiện thực tế khi lựa chọn. Ví như giá sách phù hợp với điều kiện phụ huynh, HS vùng khó khăn. Nhà trường lưu ý sự thuận lợi trong việc trao đổi, tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm thi đua, vành đai trường; dễ sử dụng trong tập huấn cho GV và HS; có sự kế thừa các tài liệu dạy học năm 2020 - 2021; tài liệu bảo đảm tính hệ thống hỗ trợ GV trong giảng dạy...
Thầy Dương Xuân Chính - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sa Pa (Sa Pa - Lào Cai) cho biết: GV của trường đề xuất các đầu sách trong cả 3 bộ SGK được tỉnh phê duyệt, trong đó một số môn của bộ Cánh diều lần đầu lựa chọn (Tiếng Việt tập 1, 2 và một số môn khác). Sở dĩ chọn Cánh diều vì học liệu điện tử khá phong phú, đầy đủ. Như vậy sẽ hỗ trợ tích cực GV trong dạy học..." - thầy Chính chia sẻ.
Năm học 2021 - 2022, trường có 220 HS lớp 2/7 lớp. Sau khi có SGK, nhà trường sẽ cho GV dạy thử nghiệm ngay lập tức để cùng đánh giá, rút kinh nghiệm, xây dựng bài giảng... trước khi bước vào năm học.
Thầy Nguyễn Văn Lục - Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Thải Giàng Phố (Bắc Hà - Lào Cai) cũng thông tin: Việc tổ chức cho GV nhận xét và chọn SGK kĩ càng từ cấp trường giúp quá trình dạy học thêm chủ động. Ngoài ra trong công tác phân công GV dạy lớp 2 của trường cũng theo hướng phát huy thế mạnh, sở trường GV, không gò bó thúc ép. GV được phân công bảo đảm đúng người đúng việc. "Nếu không làm tốt khâu lựa chọn GV có thể ảnh hưởng tới kết quả học tập 1 lứa học trò..." - thầy Nguyễn Văn Lục bày tỏ.
Theo cô Trần Thị Liên - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Du (thành phố Lào Cai - Lào Cai), danh mục SGK lớp 2, lớp 6 được tỉnh phê duyệt bao hàm được lựa chọn SGK của các nhà trường đã chứng tỏ sự tôn trọng ý kiến từ cơ sở cũng như sự "ăn khớp" về mặt khoa học giữa hội đồng cấp trường và cấp tỉnh khi chọn sách. Điều đó sẽ tạo thuận lợi, động lực để GV yên tâm, chủ động và phát huy năng lực trong hoạt động dạy học.
Quá trình lựa chọn SGK lớp 2, lớp 6 tại Lào Cai cũng cho thấy, việc GV được yêu cầu "nhặt sạn" SGK ngay từ khâu lựa chọn rất khoa học hợp lý. Như vậy, với bộ sách sau khi được lựa chọn, GV đã nắm chắc dữ liệu, đặc tính, ưu nhược điểm từng cuốn để có cách triển khai, khắc phục hiệu quả. Điều này góp phần vào thành công chung khi triển khai SGK lớp 2, lớp 6 mới tại Lào Cai. - Cô Trần Thị Liên
Bà Rịa- Vũng Tàu công bố kết quả chọn SGK lớp 2 và lớp 6 Ngày 13/4, Sở GD&ĐT tỉnh Bà Ria- Vũng Tàu chính thức công bố kết quả lựa chọn SGK lớp 2 và lớp 6. Phụ huynh đi mua SGK cho con dịp đầu năm học Theo đó, bộ sách Chân trời sáng tạo- Tiếng Việt 2 của NXB Giáo dục Việt Nam được chọn với tỉ lệ 100%; ở môn Toán lớp 2, bộ...