Giáo viên vùng cao trải lòng về các cuộc thi nặng tính hình thức, không phù hợp
Nhiều cuộc thi được tổ chức theo tính chất cào bằng, hình thức và thực sự không phù hợp với học sinh, giáo viên vùng cao.
Cô N.T.H, giáo viên tại huyện Mường Khương, đã có 15 năm đứng lớp, 10 năm làm công tác chủ nhiệm bày tỏ:
“Làm công tác chủ nhiệm cho nên tôi thấy có nhiều cuộc thi thực sự không phù hợp với các bạn học sinh trên đây.
Ví dụ như gần đây có cuộc thi tìm hiểu về phương tiện xe máy điện và luật an toàn giao thông.
Cuộc thi này rất hay nhưng theo tôi không phù hợp với các em trên đây vì ở đây hầu hết các em đi bộ chứ làm gì có xe máy điện mà đi.
Do vậy bảo các em tìm hiểu về xe máy điện rất khó cho các em”.
Bên cạnh đó theo cô H. nhiều cuộc thi đang làm mất thời gian của thầy cô và học sinh:
“Đối với các cuộc thi trên mạng tại vùng cao các em rất khó để tiếp cận. Lấy ví dụ như trường của tôi, học sinh nói tiếng phổ thông còn chưa sõi, việc vận động các em thi các cuộc thi như vậy rất khó khăn.
Ngoài ra hầu hết các trường vùng cao đều thiếu điều kiện về phòng ốc, trang thiết bị, máy tính, đường truyền thì làm sao các em có thể thi những cuộc thi như vậy được”.
Nhiều cuộc thi ý nghĩa giáo dục nhưng không phù hợp với học sinh vùng cao (Ảnh:V.N)
Cô H. cũng trải lòng: “Thú thực tôi thấy những cuộc thi đó rất hay có ý nghĩa giáo dục cao nhưng lại không phù hợp với học sinh vùng cao.
Do đó mong muốn của cá nhân là sắp tới nếu Bộ hoặc các cơ quan nhà nước có phát động một cuộc thi nào đó cũng cân nhắc điều kiện từng vùng.
Tôi lấy ví dụ cuộc thi tìm hiểu về chủ quyền biển đảo. Tất nhiên đây là một cuộc thi rất ý nghĩa, có giá trị giáo dục cao.
Tuy nhiên nhìn đi cũng phải nhìn lại, các em học sinh trên đây quanh năm sống trên núi cao, khái niệm biển đảo là một cái gì đó rất xa vời.
Học sinh chỉ biết nhắc lại và làm theo những gì giáo viên nói chứ các em hoàn toàn không có ý niệm gì về biển đảo cả. Đấy chỉ là một ví dụ để thấy rằng hiện nay có rất nhiều cuộc thi không gắn với thực tiễn, gây khó khăn cho thầy cô và học sinh”.
Video đang HOT
Những cuộc thi cần phải tính toán đến sự phù hợp của từng vùng (Ảnh:V.N)
Về phía giáo viên, cô H. cho rằng: Những cuộc thi như này khiến giáo viên nặng gánh và mất nhiều thời gian.
Cô H. trải lòng: “Mong muốn của chúng tôi là có điều chỉnh các cuộc thi để giúp các giáo viên có nhiều thời gian hơn cho công việc chuyên môn và giảng dạy.
Do điều kiện ở miền xuôi và vùng cao là hoàn toàn khác nhau. Các thầy cô ở đây không chỉ đi dạy hết tiết rồi về mà chúng tôi còn làm thêm công tác bán trú chăm lo từng miếng ăn, giấc ngủ của học sinh. Do đó quỹ thời gian dành cho cuộc sống rất hạn hẹp.
Thậm chí giáo viên còn phải gửi con ở nhà cho ông bà, vợ/ chồng, chăm nom để chăm con người khác.
Bên cạnh đó do cơ sở vật chất và đặc biệt là máy tính rất thiếu thốn nên cũng nói thật chúng tôi đều phải làm thay các em học sinh, vận động, tuyên truyền mỗi ngày. Những việc như này rất mất thời gian”.
Cô L.T.H.T, hiệu trường một trường tiểu học (Mường Khương, Lào Cai) nói:
“Có nhiều chính sách và cuộc thi nếu áp dụng tại các trường vùng cao sẽ không hiệu quả.
Lấy ví dụ quy định về chứng chỉ tiếng Anh, tin học. Những giáo viên ở đây đều phải ra thành phố Lào Cai cách huyện lỵ khoảng 70km để học và thi chứng chỉ.
Nhưng có chứng chỉ rồi về có dùng để làm gì đâu. Bởi ở trường chúng tôi 100% học sinh là người dân tộc Mông.
Các em xuống đến trường dạy các em nói được tiếng phổ thông thành thạo cũng là một sự cố gắng của các thầy cô rồi.
Chúng tôi phải tham gia các lớp học tiếng người Mông để có thể giao tiếp với các em.
Như vậy những cái chứng chỉ ngoại ngữ hay tin học tuy rất cần thiết nhưng không phù hợp”.
Các cuộc thi trên mạng cần gắn liền với thực tiễn, phù hợp với từng vùng (Ảnh:V.N)
Nhận định về các cuộc thi phân bổ đến các trường, cô T. đánh giá: “Nhiều cuộc thi rất mất thời gian của giáo viên cũng như học sinh đặc biệt là đối với giáo viên.
Điển hình nhất là những cuộc thi trên mạng vì như trường tôi làm gì có phòng máy tính để cho các em thi.
Vậy là các cô phải mang máy tính cá nhân đi thậm chí nói thật nhiều khi cũng làm bài luôn cho các em. Như vậy có phải là rất mất thời gian không.
Do đó tôi mong muốn trước khi Bộ hoặc các cơ quan nhà nước phát động một cuộc thi nào đó nên nghiên cứu kỹ càng và phù hợp với từng địa phương.
Không thể bắt con cá có thể leo cây được. Điều này vừa gây khó cho học sinh, giáo viên lại vừa lãng phí, tốn kém”.
May mắn được tiếp xúc với những giáo viên vùng cao, phóng viên mới được nghe những tiếng lòng của người trong cuộc.
Quả thật không chỉ có giáo viên ở huyện Mường Khương mà còn nhiều giáo viên vùng cao ở các địa phương khác cũng mong muốn có những cuộc thi đi vào thực chất, phù hợp với thực tiễn.
Vì như đã nói tại một xã nghèo học sinh phải lội suối, băng rừng đến trường nhưng bắt các em tìm hiểu về luật dành cho xe máy, xe đạp điện thì có phải quá hình thức hay không?
Vũ Ninh
Theo giaoduc
Cô giáo đi gần 120 km đường đất để gieo chữ cho học trò Xtiêng
Cô Thanh Hoa tư hao kê: "Suốt những năm qua học sinh do lớp tôi chủ nhiệm chưa có một em nào nghỉ học hay bỏ học giữa chừng".
Năm 2012, cô Đỗ Thị Thanh Hoa vê công tác tại trường Tiểu học Đa Kia C, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
Trường nằm trên địa bàn của 2 thôn Bình Hà 1 và Bình Hà 2 của xã Đa Kia, thuộc diện vùng sâu vùng xa vùng đặc biệt khó khăn. Hoc sinh đa sô la con em đông bao dân tôc Xtiêng.
Cô Thanh Hoa kê, cô băt đâu công tac, cô đươc phân công chủ nhiệm lớp 5A2 với 25 học sinh tất cả các em đều rất ngoan, nhưng việc học và tiếp thu bài của các em thì rất chậm.
Con em ngươi đồng bào dân tộc thiểu số ít được giao tiếp với người kinh nên vốn tiếng kinh và kiến thức về kĩ năng sống của các em còn hạn chế.
Con đương vao Trương Tiểu học Đa Kia C, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước mua mưa lây lôi (anh do nhân vât cung câp).
Đa số các em còn rụt rè, nhút nhát trong giao tiếp, hầu hết các em không biết chào hỏi người lớn và thầy cô.
Đa sô phu huynh ở đây đều không biết chữ nên cũng không quan tâm đến việc học của con em mình.
Hoc lơp 5 nhưng có em đa 16 tuôi. Nhiêu em phải nghỉ học ở nhà phụ giúp gia đình.
Đê duy tri si sô đôi vơi môt một giáo viên chủ nhiệm vô cùng khó khăn. Bât đông lơn nhât giưa cô tro la ngôn ngữ.
Cô giáo người kinh dạy tiếng phổ thông còn học sinh đồng bào lại nói tiếng Xtiêng.
Thương tro ngheo, cô Thanh Hoa hang ngay gieo chư. Mỗi ngày đến trường ngoài việc truyền thụ kiến thức cho các em biết chữ, có tri thức để bước vào đời, cô giao còn đến nhà từng em để tìm hiểu hoàn cảnh của em rồi có biện pháp hỗ trợ giúp đơ, vận động các em đên lơp.
"Thời gian đầu mỗi khi các em thấy tôi vào là chạy trốn. Phụ huynh thì mặc không quan tâm, không tiếp đón.
Nhưng sau một thời gian cảm nhận được sự nhiệt tình và tinh thần nhiệt huyết của tôi nhiều phụ huynh đã phối hợp cùng tôi vận động con em mình tiếp tục đi học.
Nhờ vậy mà suốt những năm qua học sinh do lớp tôi chủ nhiệm chưa có một em nào nghỉ học hay bỏ học giữa chừng" - cô Thanh Hoa tư hao kê.
Đê day hoc, cô Thanh Hoa cung phai vươt qua đoan đương kho khăn. Nhớ những hôm trời mưa con đường vào trường đất đỏ, lầy lôi, trơn trượt khó đi.
Những ngày nắng, con đường lại trở nên mịt mù vì gió bụi, có những hôm đến trường với áo quần lấm lem.
Khó khăn là vậy nhưng sự quan tâm của Ban giam hiêu nhà trường và sự đoàn kết của các đồng nghiệp trong không khi gia đình thât ấm áp.
Mặc dù đã được sự quan tâm của các cấp lanh đạo và đặc biệt là của ban giam hiêu nhà trường nhưng trường vẫn chưa có nhà tập thể cho giáo viên.
Vơi cô Thanh Hoa, nhinh hoc tro ngươi Xtiêng ngoan ngoan, lê phep la nguôn đông viên lơn đê cô hoan thanh nhiêm vu cua minh (anh do nhân vât cung câp).
Co le sẽ it ai hiêu đươc mỗi ngày vượt 120 km đi về, khó khăn, vất vả nhưng cô Thanh Hoa vẫn lam viêc băng tât ca niêm tin yêu va long nhiêt huyêt, bơi đo la ươc mơ, la hoai bao, la cuôc sông va la con đương ma cô đa chon...
"Nhưng đưa tre ở đây giờ đã khác xưa rất nhiều. Các em ngoan hơn, lễ phép hơn, biết vâng lời thầy cô" - cô Thanh Hoa cho biêt.
Tâm sư vê nghê, cô cho răng, dẫu trên con đường gieo chữ nơi đây còn gặp nhiều khó khăn, thế nhưng dù con đường đó có chông gai đến đâu, có khó khăn đến nhường nào cô vẫn sẽ và luôn vượt qua thách thức ấy. Bởi đằng sau những khó khăn ấy là cả một tương lai tươi sáng đang chờ đón các em.
Trinh Phuc
Theo giaoduc.net
Phân công giáo viên chủ nhiệm theo năng lực, không theo độ tuổi Chúng tôi luôn chú trọng đào tạo nghiệp vụ, trong công tác chủ nhiệm thì phần không thể thiếu là công tác tổ chức lớp, kỹ năng giao tiếp, thấu hiểu học sinh. Công việc của một giáo viên chủ nhiệm không chỉ đơn giản chỉ là giảng dạy và quản lý lớp, nó còn đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kỹ...