Giáo viên vùng cao ‘nghe Tết mà… tủi’
Với giáo viên vùng cao, thưởng Tết có khi chỉ là những gói hạt dưa, hộp bánh, chai dầu ăn… từ nguồn tiết kiệm do trường đã chi tiêu dè sẻn!
“Thắt lưng buộc bụng” mua quà Tết
Thông tin về nhiều trường ở TP.HCM thưởng Tết cho giáo viên từ vài triệu đến vài chục triệu đồng khiến giáo viên vùng cao, miền núi ở Gia Lai – Kon Tum không khỏi chạnh lòng.
Thầy trò vùng cao cùng trồng rau cải thiện bữa ăn.
Ông Nguyễn Hóa – phó giám đốc Sở GD&ĐT Kon Tum cho biết: Ngành giáo dục không có nguồn kinh phí thì lấy đâu mà thưởng Tết cho giáo viên? Chúng tôi vì thế cũng đành không có chủ trương thưởng Tết, chỉ động viên các trường vận động linh hoạt, quản lý chi tiêu chặt chẽ để dùng phần tiết kiệm được hỗ trợ phần nào cho giáo viên.
Thầy Tạ Văn Quang – hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông cho biết: “Nói là thưởng Tết, thực ra đó là khoản trường trích một phần kinh phí tiết kiệm từ các khoản chi thường xuyên như công tác phí, tàu xe. Tết này, mỗi giáo viên được trường hỗ trợ khoảng 500.000 đồng bằng cách mua hạt dưa, bột ngọt, dầu ăn, nước mắm… làm quà”.
Theo thầy Lê Văn Hoàn – trưởng Phòng GD&ĐT huyện Tu Mơ Rông, huyện này địa bàn xa xôi cách trở, 847 giáo viên ở đây cũng vất vả, trầy trật hơn những nơi khác. Hàng ngày, giáo viên phải vào tận làng để vận động học sinh ra lớp, có khi giáo viên phải lên rẫy gọi học trò trở lại trường.
Để các em khỏi bỏ học, các thầy cô phải vào bếp lo từng bữa ăn, mua kẹo dỗ học sinh đến lớp. Thưởng Tết dù ít hay nhiều cũng có ý nghĩa động viên các thầy cô “bám trường, bám bản”. Do các trường tự chủ về tài chính nên ở đâu khéo “thắt lưng buộc bụng”, giáo viên ở đó may ra có chút quà tết cho đỡ tủi.
Gần tháng nay, hàng chục giáo viên ở 3 xã vùng biên giới phía nam huyện Sa Thầy (gồm: Ia Tơi, Ia Dom và Ia Đal) đứng ngồi không yên vì bỗng dưng bị cắt khoản tiền hỗ trợ vùng đặc biệt khó khăn.
Video đang HOT
Thầy Nguyễn Quang Thọ – hiệu trưởng trường TH Lê Quý Đôn (xã Ia Tơi, huyện Sa Thầy) giải thích: Lâu nay, giáo viên vẫn được hưởng chế độ này từ xã cũ, do xã mới được khánh thành chưa được công nhận xã khó khăn nên bị “tạm ngưng” hỗ trợ. Tính ra mỗi giáo viên bị hụt gần một nửa tiền lương nên rất lo lắng, chờ đề xuất của huyện. Trường đã họp bàn hỗ trợ mỗi giáo viên 500.000 đồng, để động viên các thầy cô ăn Tết vui vẻ.
Một thùng bia đã là quý!
Ông Phạm Ngọc Thạch – giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai khẳng định: Việc thưởng Tết cho giáo viên là không có! Do các trường không thuộc diện đơn vị sự nghiệp có thu, hoặc doanh nghiệp tự chủ về tài chính.
Theo ông Thạch, không thể dựa vào mức thưởng Tết mà so sánh với các ngành nghề khác. Giáo viên có đặc thù riêng, ngoài tiền lương còn có các khoản tiền đứng lớp, tiền thâm niên, các ngày lễ, nên thu nhập cũng… tương đối! Toàn tỉnh có trên 25.000 giáo viên, chỉ cần thưởng Tết mỗi người 500.000 đồng thì ngân sách đã phải chi 12,5 tỷ đồng – nguồn này lấy đâu ra?
Do điều kiện phần lớn các trường còn nhiều khó khăn, các khoản tiết kiệm càng eo hẹp. Thầy Đinh Trọng Hiếu – hiệu trưởng trường THCS Ia Kly (xã Ia Kly, huyện Chư Prông) chia sẻ: Ở đây 100% học sinh là người dân tộc thiểu số, nhiều em ăn còn chưa no thì trường lấy đâu ra tiền để thưởng Tết cho giáo viên? Để thầy cô đỡ buồn tủi, trường trích kinh phí hỗ trợ mỗi người 1 thùng bia mừng Tết. Vậy đã là quý, trước khi tôi về trường, giáo viên có gì làm quà Tết đâu”.
Theo Lê Kiến/Báo Tiền phong
Những lán trọ sơ sài đến khó tin
Khu lán trọ sơ sài của hơn 20 học trò trường Tiểu học và THCS Thuần Mang (Bắc Kạn) nằm sau khu giảng dạy đã tồn tại từ 2004.
Dương Văn Tiến, học sinh lớp 6A, nhà ở bản Lũng Miệng cách trường hơn chục cây số trọ học trong căn lán do bố em dựng đã 6 năm. Tiến vừa được bố chở bằng xe máy lên khu trọ sau ngày nghỉ cuối tuần.
Phên nứa vốn đã không kín, sau thời gian sử dụng nhiều chỗ vênh váo hở hoác.
Nữ sinh lớp 8A, Vương Thị Nguyện, nhà ở bản xa Nà Coóc trọ học trong căn lán chừng 3 m2 cùng với em ruột và 2 em họ.
Em họ Nguyện, học sinh lớp 3 Vương Văn Vượng đến khu trọ 2 giờ đi bộ từ nhà ở bản Nà Coóc sau ngày nghỉ cuối tuần.
Chiếc giường xếp từ những thanh tre nứa là nơi ngủ nghỉ của 4 chị em họ. Vượng cho biết mùa đông các em thường trùm kín chăn ngủ để tránh gió lạnh thốc thẳng vào đỉnh đầu.
Chiếc giường cũng là góc học tập của 4 chị em Nguyện.
Chiếc ghế cũng được dùng làm bàn học.
Nhà ở bản Khuổi Lầy cách khá xa trường nên Hoàng Văn Thành, học sinh lớp 4A cùng trọ học tại khu lán nứa. Mỗi tuần Thành được bố mẹ chuẩn bị cho một túi nilon gạo.
Cũng như những học sinh người H' Mông trọ học tại Thuần Mang, Thành phải tự nấu nướng.
Khu lán trọ không có nước nên các học sinh thường phải đi xin nước ở khu tập thể của giáo viên trong trường.
Điện không có, ánh sáng rất yếu của đèn pin là nguồn sáng duy nhất của các em vào buổi tối.
Sắp gió mùa đông bắc, Hoàng Văn Thành đan lại những khoảng hở quá lớn trên phên nứa của lán trọ để bớt đi những cơn gió rét cắt da cắt thịt của vùng cao.
Theo Lê Anh Dũng/Báo Vietnamnet
Cô giáo lấy tiền lương nuôi học sinh Cảm thương gia cảnh éo le của học trò, cô giáo trẻ Đinh Thị Thiết đã dành tiền lương của mình để nuôi nấng, chăm sóc các em. Sau khi được chọn cử tuyển đi học và tốt nghiệp khoa Hóa, đại học sư phạm Huế, Đinh Thị Thiết trở về quê (Sơn Tây, Quảng Ngãi) vào năm 2011. Do trường THPT của...