Giáo viên ứng xử vụng về trước ’scandal’
Vụ việc cô giáo phạt học sinh 231 cái tát đau điếng đã trở thành “scandal” nhức nhối ngành giáo dục suốt tuần qua. Nhưng thay vì thẳng thắn đối diện với sai lầm, hiệu trưởng trường THCS Duy Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình lại làm cuộc khảo sát đối với 23 em tham gia tát bạn với những câu hỏi xoáy vào nội dung: tát nhẹ hay nặng, N vào viện điều trị chứ không phải cấp cứu…
Cô giáo phạt học sinh 231 cái tát liên tục đập đầu vào tường, có ý đồ tự vẫn
Tình tiết giảm tội?
Theo đó, chiều 24/11/2018 nhà trường đã tổ chức lấy ý kiến của 23 học sinh lớp 6/2 về sự việc cô Nguyễn Thị Phương Thủy phạt em H.L.N. 231 cái tát thông qua việc trả lời phiếu điều tra.
Phiếu phát cho HS gồm 19 câu hỏi bắt buộc HS cả lớp phải trả lời: Cô T quy định phạt tát thời gian nào? Bạn N bị tát vào thời gian nào? Khi tát bạn N cô T có mặt ở lớp không? Em tát vào mặt bạn N bao nhiêu cái? Em tát vào bạn N mạnh hay nhẹ? Bạn N có nói tục không? Khi tát bạn N có khóc không? Sau khi tát má bạn N có đỏ không? Cô T vào đã tát được mấy bạn? Cô T có bắt tát nhẹ phải tát mạnh không? Cô T tát bạn N mấy cái? Sau khi tát bạn N có bị ra máu không? Sau khi tát bạn N cả lớp có sợ hãi bật khóc không? Trước khi tát bạn N cô T có ra lệnh tát phạt mấy bạn? Khi tát bạn N cô T ra lệnh hay tự ý? Cô T có phải là người cuối cùng tát bạn N không? Cô T đứng cùng chiều hay ngược chiều bạn N? Sau khi tát bạn N có ở lại học không?”. Cuối phiếu các em HS phải viết đầy đủ họ tên, ngày tháng trả lời.
“Việc cô Thủy dùng cách nào bạo lực với học sinh đều sai. Việc làm của ban giám hiệu nhà trường chắc là có động cơ thanh minh cho cô Thủy. Nhưng thực ra, tất cả những việc làm đó đều không thanh minh được, không cần thiết nữa. Chính tập thể sư phạm ở trường, hiệu trưởng phải kiểm điểm rút kinh nghiệm chứ không phải khảo sát học sinh.” TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội
Kết quả thu được: Sự việc xảy ra học sinh bị các bạn tát 231 cái tát là có thật. Trong đó: 13 em tát nhẹ, 8 em tát vừa, 2 em tát mạnh. Cô T. có chứng kiến 1 bạn tát sau đó mới rời khỏi lớp (11/23 câu trả lời), 1 em trả lời chứng kiến 4 bạn tát, 1 em trả lời chứng kiến 3 bạn tát, 3 em không để ý). Cô T. không ra lệnh tát nếu ai tát nhẹ thì bị tát (23/23 câu trả lời). Khi bị các bạn tát em N. có khóc (23/23 câu trả lời), khi bị tát má em N. không bị ra máu (23/23 câu trả lời), cô T. tát em N. 1 cái (23/23), cô T. không phải là người cuối cùng tát em N. (16/23; còn lại không có trả lời). Khi tát em N., các bạn trong lớp không có ai sợ hãi và khóc (23/23), cô T. đứng cùng chiều tát em N. (23/23 trả lời), sau khi bị tát, N. vẫn ở lại học bình thường đến cuối buổi học (23/23 em trả lời). Em N. vào viện khám và điều trị chứ không phải cấp cứu”. Ở câu hỏi đầu tiên: “Cô T. quy định phạt tát thời gian nào?”, nhiều HS trả lời trong bản khai của mình là 1, 2 hoặc 3 tuần trước khi tát N. Song bản báo cáo của nhà trường gửi các cấp không đề cập đến. Có thể thấy, nhà trường vin vào các phiếu điều tra mà HS trả lời để mong giảm tội cho cô Thủy, giảm nhẹ mức độ vụ việc xuống một nấc thang khác.
Gián tiếp dạy trẻ nói dối
Nhiều chuyên gia giáo dục đặt câu hỏi, khi cô giáo đã bị đình chỉ dạy học, khi cơ quan công an điều tra huyện Quảng Ninh quyết định khởi tố vụ án “Hành hạ người khác” để điều tra về việc cô Thủy phạt học sinh 231 cái tát, thì những lá phiếu kia có ý nghĩa gì?
Video đang HOT
Những đứa bé vượt qua scandal ra sao khi nhìn cách đối phó, sự dối trá từ chính người thầy, người cô đang dạy dỗ chúng?
Trả lời báo Tiền Phong, cô Tô Diễm Quyên, chuyên gia giáo dục tại TPHCM cho rằng trường làm khảo sát để giảm nhẹ sự việc nhưng nó không có ý nghĩa. Trừ phi chuyện yêu cầu bạn tát em N hoàn toàn không có thật. Nhưng sự thật là có đánh. Cho dù 231 cái hay 31 cái cũng đều quá nghiêm trọng.
“Có vẻ như vị hiệu trưởng này đang cố gắng vùng vẫy để giảm nhẹ trách nhiệm của chính mình. Nhưng càng làm càng trở nên lố bịch. Lẽ ra trường phải họp để kiểm điểm rút kinh nghiệm chứ không phải đi khảo sát học sinh tát nhẹ với tát nặng” – cô Quyên nói.
Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, việc cô Thủy dùng cách nào bạo lực với học sinh đều sai. Việc làm của ban giám hiệu nhà trường chắc là có động cơ thanh minh cho cô Thủy.
Nhưng thực ra, tất cả những việc làm đó đều không thanh minh được, không cần thiết nữa. Chính tập thể sư phạm ở trường, hiệu trưởng phải kiểm điểm rút kinh nghiệm chứ không phải khảo sát học sinh.
Tương tự, trả lời VTC News, tiến sĩ Vũ Thu Hương – giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, một tập thể có người lãnh đạo không biết nhìn nhận và xử lý một lỗi sai, thì tập thể đó không đủ khả năng để giáo dục đạo đức cho trẻ. “Mục tiêu lớn nhất của giáo dục là dạy cho trẻ kiến thức, kỹ năng và đạo đức. Nếu không đủ khả năng để giáo dục một trong ba mục tiêu đó thì không thể làm giáo viên”.
Minh Anh
Theo ngaynay
Bạn đọc viết: Từ vụ 231 cái tát: Áp lực thi đua trong nhà trường đáng sợ đến mức nào?
231 cái tát giáng xuống má của một nam học sinh lớp 6 ở Quảng Bình vẫn đang làm dư luận bàng hoàng, phẫn nộ. Đúng như một nhận định đầy chua xót trên báo Dân Trí: "Lòng tin giáo dục trôi theo 231 cái tát!".
Ảnh minh họa
Vì bị "tố" nói tục, em Hoàng L.N. (hoc sinh lơp 6, Trương THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) đã chịu trọn 230 cái tát từ bạn học cùng lớp và cái tát cuối cùng của cô giáo sau khi em nói "Em ghét cô".
Cô giáo đã nhận "sai hoàn toàn" và giải thích lý do cho hành động sai lầm ấy là "áp lực thi đua". Ban giám hiệu nhà trường cũng lên tiếng "van xin" báo chí đừng vào cuộc vì sợ... ảnh hưởng thành tích nhà trường.
Vậy thì áp lực thi đua trong nhà trường đáng sợ đến mức nào?
Ngành nghề nào cũng tạo ra phong trào thi đua, giáo dục cũng không ngoại lệ. Nhưng phải chăng lúc nào thi đua cũng là một "bệ phóng" nhằm sản sinh nguồn năng lượng tích cực thúc đẩy thầy và trò cùng tiến bước và gặt hái thành tích? Trong nhiều trường hợp, nó không đơn giản như thế!
Một ngôi trường đang phấn đấu để được công nhận là Trường chuẩn quốc gia dội áp lực thành tích xuống từng lớp học. Một cô giáo chủ nhiệm muốn lớp khỏi "đội sổ" trong thi đua nên đã nghiêm trị hành vi nói tục của học trò bằng cách đặt ra nội quy hễ vi phạm là "ăn" 10 cái tát/ 1 học sinh trong lớp.
Áp lực ấy không chỉ dừng lại ở người lãnh đạo trường học và mỗi một giáo viên công tác tại trường. Chính các em học sinh mới là người trĩu nặng đôi vai để gánh áp lực thi đua.
Con trẻ buộc phải học giỏi và chăm ngoan hơn, bởi chỉ tiêu về chất lượng hai mặt phải cao, đạt ngưỡng và vượt ngưỡng. Có như thế thì mới đảm bảo hàng loạt tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn công nhận danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia.
Con trẻ phải học tập và rèn luyện, không phải vì hiện tại "mỗi ngày đến trường là một ngày vui" và tương lai xán lạng sau này.
Các con sẽ bị "gò" vào khuôn khổ mang tên "áp lực học tập", "áp lực thành tích". Lúc này phong trào thi đua lập thành tích lại biến thành "cơn ác mộng" của cả thầy lẫn trò.
Giả dụ học sinh không giỏi như mong muốn, lẽ nào giáo viên muốn bị nhà trường nhắc nhở, trách mắng ư? Chỉ còn cách nâng điểm, sửa điểm để đạt những con số về tỷ lệ khá, giỏi, tỷ lệ lên lớp, tỷ lệ tốt nghiệp đã đăng ký trước đó. Thực trạng ấy đang hiện hữu trong nhiều trường học.
Và giả dụ học sinh chưa thật sự ngoan để đạt chỉ tiêu về hạnh kiểm, việc "thay đen đổi trắng" trong xếp loại tốt, khá, trung bình lại càng dễ dàng hơn.
Những con số ảo trong báo cáo cuối năm luôn khiến lòng người mang nặng nhiều nỗi niềm. Cảnh "bội thực" điểm 10, "lạm phát" giấy khen không phải lúc nào cũng làm người ta vui sướng và phấn khởi.
Thi đua, thành tích, chỉ tiêu trong giáo dục lâu nay vẫn là những "cơn sóng ngầm" làm lung lay niềm tin của xã hội bởi những con số "ảo". Áp lực thi đua ấy cũng đã bao lần khiến lòng người đau đáu nỗi niềm khi mối quan hệ thầy trò bị "cột chặt" vào thi đua.
Hình ảnh người thầy tát vào mặt, đánh roi đến thâm tím người học sinh đã từng xảy ra. Chung quy cũng chính vì học sinh viết bài chậm, điểm kiểm tra thấp hoặc vi phạm nội quy trường lớp. Và giờ thì không chỉ một hoặc hai cái tát, con số ấy lên đến 231 cái tát vào mặt. Và kinh khủng hơn nữa là do chính các em trong lớp ra tay tát bạn dưới sự chỉ đạo của giáo viên.
Áp lực thi đua trong mỗi giáo viên là có thật. Nhưng để mượn lý do này để bao biện cho 231 cái tát ấy là không thể chấp nhận. Nó chỉ là một trong vô vàn lý do dẫn đến hành động sai lầm đáng tiếc của cô giáo: thiếu kỹ năng sư phạm, yếu phương pháp giáo dục, nhận thức sai lầm về kỷ luật tích cực...
Sau tất cả, nỗi đau không chỉ dừng lại ở một vài cá nhân. Cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy chắc chắn sẽ nhận mức án kỷ luật thích đáng và một "vết nhơ" khó gột rửa sẽ in hằn trong cuộc đời một con người theo đuổi nghiệp "cầm phấn".
Lớn hơn nỗi đau của cô giáo, sự thương tổn của cậu học trò sau 231 cái tát ấy mới thật sự đáng sợ. Vết thương trên thân thể rồi sẽ mờ nhạt theo thời gian, nhưng nỗi ám ảnh về trường lớp, về bạo lực sẽ khiến các con tự ti, mặc cảm, thu mình lại hoặc tiêm nhiễm xu hướng bạo lực từ tấm bé. Đó sẽ là mối nguy cho xã hội.
Và nỗi đau ấy in hằn trong mỗi chúng ta khi niềm tin vào phẩm chất của người thầy và sự an toàn trong môi trường học đường bị lung lay.
Thùy Mai
Theo Dân trí
Bất thường và phản giáo dục Việc cô giáo bắt học sinh tát học trò 230 cái và tự mình tát bồi thêm một cái nữa đã là chuyện phản giáo dục. Ảnh minh họa Dưới lăng kính pháp luật, việc ấy đã có dấu hiệu của tội phạm, cơ quan tố tụng huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã khởi tố vụ án để điều tra, xử lý...