Giáo viên tiếp tục nhặt ’sạn’ Tiếng Việt 1, bộ Cùng học để phát triển năng lực
Nhiều bài tập đọc trong sách Tiếng Việt 1, bộ Cùng học để phát triển năng lực xuất hiện lỗi về ngữ liệu, ngữ pháp khó có thể chấp nhận trong việc dạy học sinh lớp 1 .
Thời gian qua, các cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt 1 xuất hiện quá nhiều sạn, những lỗi sai cơ bản về ngữ liệu và ngữ pháp. Bên cạnh những lỗi sai trong sách Tiếng Việt 1 bộ Cánh diều, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, bộ Chân trời sáng tạo , bộ Vì sự bình đẳng, dân chủ trong giáo dục thì giáo viên tiếp tục tìm ra lỗi trong bộ Cùng học để phát triển năng lực (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành).
Nội dung cắt cúp
Đây là truyện “Tấm Cám” nổi tiếng được sách giáo khoa “chế biến” ở trang 109 (tập 1): ” Tấm mồ côi mẹ, phải ở với mẹ kế là mẹ của Cám. Tấm rất chăm chỉ. Ngày ngày, Tấm mò cua, bắt cá, chăn trâu, cắt cỏ… Còn Cám ham chơi, chả chịu làm gì. Có lần, cả hai đi bắt cá. Cám nghĩ kế lấy hết cá ở giỏ của Tấm để mẹ khen “.
Chỉ cắt một vài câu mở đầu truyện “Tấm Cám” rất lửng lơ nhưng lại đề tên truyện là “Tấm Cám”. Kỳ lạ thật! Tôi khá ngạc nhiên khi các tác giả, nhà xuất bản chọn mẩu chuyện như vậy để dạy cho trẻ em lớp 1 có nghĩa gì, nhằm mục đích giáo dục cho trẻ cái gì? Tiếp theo không còn đoạn trích nào nữa.
Để được “mẹ khen”, Cám “nghĩ kế” lấy cắp hết cá của người khác. Không lẽ các tác giả đang muốn truyền thông điệp dạy và khuyến khích trẻ em ăn cắp, để được mẹ khen? Với nội dung bị cắt cúp như vậy, bài “Tấm Cám” này thật nguy hiểm vì tính phản giáo dục. Không rõ vì sao tác giả và người thẩm định không “soi” ra lỗi này. Theo tôi, cần bỏ ngay bài đọc này.
Đoạn trích truyện “Tấm Cám” trong sách Tiếng Việt 1, bộ Cùng học để phát triển năng lực.
Xuyên tạc truyện ngụ ngôn
Nhóm tác giả sách Tiếng Việt 1 bộ Cùng học để phát triển năng lực xuyên tạc bản gốc truyện “Rùa chạy thi với thỏ”: ” Thỏ nghĩ chân nó dài hơn chân rùa nên rủ rùa chạy thi” … “Khi nhớ đến thi chạy, thỏ thấy rùa đã tới điểm hẹn. Thỏ xấu hổ, nấp vào bụi cây”.
Từ xưa đến nay, chưa thấy ai kể chuyện thỏ nghĩ chân nó dài hơn rùa nên rủ rùa chạy thi. Người đọc cũng không thể hiểu “điểm hẹn” là cái gì. Thông thường, ai cũng hiểu “điểm hẹn” là nơi hẹn hò, khác hẳn với “đích” là điểm xác định trong một cuộc thi thể thao , ai đến trước, người ấy thắng.
Truyện ngụ ngôn nói chung cũng không bao giờ kể với những câu nói trữ tình kiểu “Thỏ xấu hổ, nấp vào bụi cây” như trong cuốn sách giáo khoa này. Thêm một điểm vô lý nữa là thỏ xấu hổ với ai lúc đó, lúc đó có ai mà phải xấu hổ nấp vào bụi cây vì rùa đã tới “điểm hẹn” rồi.
Video đang HOT
Đoạn trích “Rùa chạy thi với Thỏ” trong sách Tiếng Việt 1 bộ Cùng học để phát triển năng lực.
Câu chuyện làm tổn thương người khuyết tật
Trang 138 (tập 2) sách Tiếng Việt 1 bộ Cùng học để phát triển năng lực có bài đọc “Đôi chân của bố”, đoạn 1 vào chuyện khá bất ngờ và phản giáo dục: “Mấy bạn trong lớp thỉnh thoảng bắt chước dáng đi tập tễnh của bố Giang, khiến Giang vừa tức vừa xấu hổ”.
Sao có thể nhồi vào đầu đứa trẻ mới 6 tuổi những hành vi phản giáo dục, làm tổn thương những người khuyết tật và người thân của họ như vậy?
Dạy trẻ biết cảm ơn, xin lỗi, biết trân trọng người khác, chia sẻ những bất hạnh của người khác …tưởng như bao nhiêu cũng chưa đủ. Huống hồ như đưa ra tình huống với ngữ liệu phản giáo dục và nhân văn thế này, thử hỏi sách dạy theo tiêu chí nào để “cùng học và phát triển năng lực” – cùng học gì, và phát triển theo năng lực gì?
Đoạn trích “Đôi chân bố”.
Lỗi sử dụng phương ngữ
Trong bài “Ếch con tính nhẩm”, trang 149 : “Ngồi trên lá trang/Ếch làm tính nhẩm/Thấy cua bò ngang/Ếch giơ tay chộp…”. Đọc bài thơ, tôi ngạc nhiên vì lần đầu được nghe từ “lá trang”. Lá trang là từ ngữ địa phương khu vực miền Tây, hay còn gọi là lá sen, loại sen vua, nằm ngang mặt nước, lá rất to, một người có thể đứng trên lá sen.
Ở Nam Bộ, chỉ ở chùa Phước Kiến, huyện Châu Thành, Đồng Tháp mới có. Loại sen này rất ít người biết. Việc tác giả đưa những phương ngữ nặng nề vào sách giáo khoa đem dạy cho trẻ cho trẻ những từ hầu như không ai biết đến chỉ khiến giáo viên vất vả hơn khi dạy học.
Ngữ liệu trong bài thơ này không phù hợp với học sinh lớp 1 vì một số nguyên do. Thứ nhất, nó phi lý ở chi tiết chú ếch giơ “hai tay” ra bắt cua. Thử hỏi: Ếch có hai tay, hai chân – theo logic của bài thơ này, thì hàng ngày các em sẽ coi những động vật bốn chân như voi, lợn, hươu, chó, mèo… đều có hai tay và hai chân?
Nếu lý giải với học sinh khác về các con vật khác theo hình dạng giống ếch, thì giáo viên sẽ phải giải thích thế nào? Dạy trẻ nhỏ, khái niệm phải chuẩn, so với thực tế. Nếu không chuẩn, sẽ dẫn tới cách nhìn lệch lạc và suy diễn nhảm. Việc lựa chọn ngữ liệu như thế này cho học sinh lớp 1 học, chứng tỏ sự cẩu thả, vô trách nhiệm đối với trẻ em của người biên soạn.
Thứ hai, bài thơ phi lý về vốn sống, thực tế cua có bò ngang mặt nước cho chú ếch giơ “tay” bắt sẵn sàng như thế không? Đặc điểm của loài cua đồng sống trong các hang, lỗ tại các bờ ruộng, bờ kênh, rạch, chúng thường bò ra khỏi hang kiếm ăn, xong lại trốn vào hang”.
Đoạn trích “Ếch tính nhẩm”.
Tôi cho rằng, việc cua nổi trên mặt nước cho chú ếch chộp là phi lý. Một hình minh họa vẽ rất sai như thế mà chủ biên và các tác giả không nhận ra hay là dễ dãi, cẩu thả chấp nhận?
Vẫn biết thơ là là một cách nói khác, đôi khi ẩn dụ và liên tưởng là một lợi thế của thơ. Tôi không phê phán tác giả bài thơ. Nhưng việc chọn bài thơ cho trẻ lớp 1 học đòi hỏi sự tường minh, chuẩn mực, dễ hiểu về ngôn ngữ. Chưa học được cái chuẩn, làm sao học được cái hay ?
Bên cạnh từ “lá trang”, có thể tìm thấy trong cuốn sách này hàng loạt phương ngữ như: “chả”(125), “muỗm” (trang 114), “té” (trang 177), “bắc kim thang” (trang 177), có cả những từ ngữ mà người lớn có tra từ điển cũng không hiểu như: “con trích cồ” (trang 178),…
Chính sự lạm dụng phương ngữ thái quá này khiến nhiều giáo viên cũng …choáng chứ không riêng gì trẻ em – nhất là trẻ em phía Bắc.
Ký hiệu quá rối
Ngay những trang đầu tiên trong quyển sách Tiếng Việt 1, tập 2 là các kí hiệu như giáo trình đại học. Không hiểu các tác giả đánh kí hiệu cho các bài theo nguyên tắc nào: 1A, 1B, 1C, 1D, 1E/1A (a, b) – 1, 2 (a, b, c), 3, 4… Từ xưa đến nay, chưa thấy sách lớp 1 nào đánh kí hiệu như vậy. Học sinh mới học chữ chắc chịu thua, không tiếp thu nổi cách đánh kí hiệu rắc rối thế này.
Bộ sách “Cùng học và phát triển năng lực” nên được sửa ngay, càng sớm càng tốt, để khỏi ảnh hưởng đến những học sinh đang học sách này. Đó cũng là điều Bộ trưởng đã nói trước Quốc hội, hy vọng Bộ sẽ sớm chỉ đạo các đơn vị này chỉnh sửa sách.
Vấn đề đặt ra là khi nào Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sẽ rà soát và và đính chính, sửa chữa các ngữ liệu, bài đọc bổ sung Tiếng Việt 1 như bộ Cánh Diều?. Nếu không thực hiện sớm sẽ có các hệ quả. Điều quan trọng hơn, Bộ GD&ĐT cần bắt tay vào cuộc ngay, chỉ đạo Nhà xuất bản Việt Nam sửa chữa, thay thế ngữ liệu phù hợp.
Tôi nghĩ rằng, để học sinh được học những bộ sách tốt nhất, vừa “kết nối”, vừa “phát triển năng lực”, đến được những “chân trời sáng tạo” – như tiêu chí của các bộ sách Nhà xuất bản Việt Nam từng giới thiệu với giáo viên các địa phương. Tuy nhiên, để làm được điều ấy, cần “dân chủ” và “bình đẳng” trong việc sửa chữa lỗi giữa các bộ sách.
Điều chỉnh, bổ sung SGK Tiếng Việt 1: Liệu có nhặt hết "sạn"?
Câu chuyện về những sai sót của Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1- bộ sách Cánh Diều đến giờ vẫn thu hút sự chú ý của dư luận và gây nhiều tranh cãi trên các diễn đàn.
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP HCM vừa công bố dự thảo tài liệu điều chỉnh, bổ sung ngữ liệu sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 - bộ Cánh Diều, để xin ý kiến giáo viên, phụ huynh, người dân trước khi đưa vào thay thế các nội dung cũ. Điều quan trọng là liệu việc điều chỉnh, bổ sung này có thành chắp vá hay làm khó giáo viên và học sinh như lo ngại trước đó?
Nhiều phụ huynh có con đang học tiểu học năm nay tỏ ra vui mừng trước việc NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh, bổ sung của Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ sách Cánh Diều. Cùng với đó là những băn khoăn liệu việc chỉnh sửa có gây khó cho học sinh hay không.
Hầu hết những nội dung gây bức xúc dư luận thời gian qua đều được bổ sung ngữ liệu mới. Theo đó, tài liệu gồm 12 trang với 2 nội dung chính bao gồm giới thiệu một số ngữ liệu để giáo viên có thể sử dụng thay thế các bài học chưa phù hợp và hướng dẫn điều chỉnh một số từ ngữ trong bài. 11 bài đọc ở các SGK Tiếng Việt 1 và tập 2 bộ sách Cánh Diều được thay thế, nhiều từ ngữ được điều chỉnh theo hướng phù hợp hơn. Ở phần điều chỉnh từ ngữ, nhiều từ bị đánh giá không phù hợp cũng đã được các tác giả loại bỏ, thay thế từ khác.
Cô Lê Thị Huyền, Giáo viên lớp 1, Trường Tiểu học Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa khẳng định, điều chỉnh là cần thiết vì điều này thể hiện sự lắng nghe, động thái kịp thời của Bộ GD-ĐT, NXB, tác giả trước góp ý của xã hội trong việc điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp.
Theo cô Lê Thị Huyền ngay cả khi chưa có sự điều chỉnh, cô và các đồng nghiệp đã linh hoạt trong việc thay đổi ngữ liệu để việc dạy học sao cho hiệu quả nhất: "Trong bài tập đọc "Sẻ và quạ" chúng tôi thấy cần sự điều chỉnh. Sau khi chúng tôi soạn bài thì đã thống nhất với Ban giám hiệu cùng với sự thống nhất với các giáo viên trong khối đã có sự điều chỉnh đồng nhất ở trong khối".
Nói về việc sự điều chỉnh có làm vất vả hành trình dạy học của giáo viên hay không khi học sinh đã học đến nửa học kỳ I? cô Trần Thị Lan Anh, Trường Tiểu học Phùng Hưng, Quận 11, TP HCM cho rằng, nếu hoàn thiện từ đầu, không có sự điều chỉnh nào từ khi triển khai, giáo viên, học sinh sẽ thuận lợi hơn trong sử dụng học liệu. Song có sự điều chỉnh, thay đổi về ngữ liệu, từ ngữ sắp tới với SGK Tiếng Việt 1 -Cánh Diều cũng không phải là điều quá phiền phức.
Ở góc nhìn khắt khe hơn, sau khi đọc nội dung tài liệu chỉnh sửa SGK Tiếng Việt 1 - bộ Cánh Diều được công bố trên mạng, chuyên gia giáo dục tiểu học Vũ Thu Hương vẫn chưa thể yên tâm. Bà cho rằng, những phần chỉnh sửa, đính chính vẫn bị rối, đánh đố trẻ nhỏ vì vẫn phức tạp so với tầm nhận thức của trẻ em ở độ tuổi lên 6: "Việc thay thế từ câu chuyện này sang câu chuyện khác, từ từ này sang từ khác chỉ có thể giải quyết được những bức xúc. Ví dụ chữ "Quà quà" đã được thay thành "Quạ quạ" chỉ là an lòng dư luận chứ chưa thực sự hiểu về tâm sinh lý trẻ em. Với rất nhiều chữ mà chúng tôi thấy trẻ em tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1 thì chúng tôi vẫn thấy để nguyên trong bộ sách Cánh Diều".
Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, lẽ ra sách Tiếng Việt 1 - bộ Cánh Diều phải được đưa lên mạng ngay từ đầu để xin ý kiến của giáo viên, phụ huynh, dư luận. Thế nhưng, việc biên soạn SGK lớp 1 vừa rồi đã làm theo một quy trình ngược, các khâu thẩm định, thực nghiệm có vẻ đều vội vàng. Trong khi việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, biên soạn SGK mới là một quá trình, có thời gian để nghiên cứu và chuẩn bị. PGS Trần Xuân Nhĩ cho rằng, dù còn ý kiến khác nhau về bản điều chỉnh SGK Cánh Diều, nhưng phụ huynh, giáo viên cần coi đây là cơ hội tốt để theo dõi kỹ nội dung điều chỉnh và có góp ý cụ thể.
Sau khi lấy ý kiến rộng rãi dư luận, giáo viên, nhà trường, Hội đồng thẩm định SGK sẽ thẩm định lần cuối vào ngày 21/11. Nhưng với những gì xảy ra ở lần thẩm định trước, dư luận khó có thể yên tâm vào kết quả thẩm định lần này. Chưa kể, ở thời điểm này, SGK lớp 2 và lớp 6 đã trong quá trình thẩm định vòng 2 để chuẩn bị đưa vào giảng dạy trong năm học 2021-2022. Từ bài học kinh nghiệm sửa sai của SGK lớp 1, việc thực nghiệm hai bộ SGK lớp 2 và lớp 6 lẽ ra nên được làm ngay từ khi chuẩn bị áp dụng SGK lớp 1.
TS Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, nếu có một quá trình thực nghiệm cẩn trọng, nghiêm túc thì sẽ không mắc phải những sai sót như trong SGK Tiếng Việt lớp 1 thời gian vừa qua: "Việc chúng ta tổ chức thực nghiệm, giảng dạy SGK mới thời gian dài hơn, phạm vi thực nghiệm rộng hơn, thì chắc chắn việc hoàn thiện sẽ tốt hơn. Tôi nghĩ là trước khi Hội đồng thẩm định họp cần có nhiều kênh để tập hợp những ý kiến đóng góp, nhận xét đặc biệt là phản biện từ các thầy cô trực tiếp giảng dạy cũng như phụ huynh học sinh".
Sau khi Hội đồng thẩm định lần cuối, tài liệu chỉnh sửa bổ sung sẽ được in ấn và phát miễn phí đến tay từng học sinh đang sử dụng bộ sách Cánh Diều trước ngày 30/11. Điều đó có nghĩa, bên cạnh việc có 1 cuốn SGK Tiếng Việt bản chính, mỗi học sinh sẽ có 1 bản phụ, bản đính chính, kèm theo./.
Giáo viên lớp 1 nhận xét nội dung chỉnh sửa SGK lớp 1 Cánh Diều vẫn còn 'sạn' Dự thảo tài liệu điều chỉnh sách giáo khoa Tiếng Việt 1, bộ Cánh Diều sẽ được lấy ý kiến góp ý đến ngày 20/11/2020, trước khi hội đồng thẩm định tiến hành làm việc để thẩm định lần cuối. Nhà Xuất bản ĐH Sư phạm TP HCM vừa công bố tài liệu điều chỉnh sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1, bộ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Gói độ đầu tiên của Lamborghini Revuelto lăn bánh trên đường phố
Ôtô
10:45:06 25/05/2025
Vòng tay ôm sứa biển trong suốt, bé gái bị bỏng rát chằng chịt 2 cẳng tay
Sức khỏe
10:44:33 25/05/2025
Bố mẹ vợ tỷ phú của Brooklyn Beckham bị kiện
Thế giới
10:39:25 25/05/2025
Công an Đà Nẵng giải cứu du khách nước ngoài đứng chênh vênh trên cầu
Tin nổi bật
10:36:43 25/05/2025
Hoa hậu Ý Nhi trượt top 8 Top Model, mất cơ hội vào thẳng top 40
Sao việt
10:21:18 25/05/2025
Bóc gỡ liên minh trộm cắp và tiêu thụ điện thoại gian liên tỉnh
Pháp luật
10:21:16 25/05/2025
Mỗi tháng chỉ góp 2 triệu đồng, mẹ chồng tôi vẫn đòi hỏi như bà hoàng
Góc tâm tình
10:19:03 25/05/2025
Phim của Thư Kỳ thắng giải tại LHP Cannes 2025
Hậu trường phim
10:18:31 25/05/2025
5 chiếc váy linen không thể thiếu trong mùa hè
Thời trang
09:41:43 25/05/2025
Nữ diễn viên được 1 đạo diễn đình đám khen nức nở: "Chỉ cần cao thêm 10cm, cả showbiz là của cô ấy!"
Sao châu á
09:23:30 25/05/2025