Giáo viên than Trời khi học modul 3 môn Ngữ văn
Nhiều giáo viên bậc trung học phổ thông phản ánh, nội dung bồi dưỡng modul 3 môn Ngữ văn dàn trải, cũ kĩ, nặng lí thuyết, phải rất vất vả mới hoàn thành tiến độ.
Thời điểm này, hầu hết giáo viên dạy bậc trung học phổ thông ở nhiều tỉnh/thành trên cả nước đã hoàn tất bồi dưỡng modul 2 của Chương trình giáo dục mới (2018) và chuyển sang modul 3.
Chúng tôi nhận được nhiều phản ánh của giáo viên đồng nghiệp khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam cho biết, nội dung bồi dưỡng modul 3 môn Ngữ văn dàn trải, cũ kĩ, nặng lí thuyết khiến người học phải rất vất vả mới hoàn thành kịp tiến độ.
Có một số tỉnh/thành ngoài việc yêu cầu giáo viên học online theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì còn phải học tập trung trực tiếp một số buổi do giáo viên cốt cán của Sở Giáo dục giảng dạy.
Việc yêu cầu giáo viên vừa học online vừa học tập trung khiến nhiều người cảm thấy rất mệt mỏi, tốn thời gian, công sức, chi phí đi lại nhưng hiệu quả chẳng thấy đâu.
Nhận thấy việc phản ánh của giáo viên là có cơ sở, người viết đã khảo sát toàn bộ nội dung modul 3 môn Ngữ văn nhằm góp thêm một tiếng nói cho ngành giáo dục.
Nhiều giáo viên cho rằng nội dung bồi dưỡng modul 3 môn Ngữ văn dàn trải, cũ kĩ, nặng lí thuyết. (Ảnh do tác giả cung cấp)
Nhiều kiến thức lí thuyết cũ kĩ, thiếu thực tế
Theo đó, modul 3 gồm có các nội dung sau đây:
Thứ nhất , phần mở đầu: Tổng quan; Giới thiệu chung về kiểm tra đánh giá; Cấu trúc tài liệu; Kiểm tra đầu vào.
Thứ hai , các xu hướng hiện đại về kiểm tra đánh giá kết quả học tập, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh: Một số vấn đề về kiểm tra đánh giá trong giáo dục; Quan điểm hiện đại về kiểm tra đánh giá; Đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh;
Nguyên tắc kiểm tra đánh giá phẩm chất và năng lực học sinh; Quy trình kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh (mỗi tiểu mục đều yêu cầu giáo viên xem video để hoàn thành phần bài tập tự luận); Câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Thứ ba , hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, giáo dục theo phương hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh: Đánh giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học môn Ngữ văn;
Video đang HOT
Video giới thiệu xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh; Đề kiểm tra; Video kiểm tra; Câu hỏi; Bài tập; Sản phẩm học tập; Hồ sơ học tập; Thang đánh giá; Xây dựng kế hoạch trong đánh giá dạy học bài học/chủ đề môn Ngữ văn theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh;
Phân tích yêu cầu cần đạt của bài học/chủ đề môn Ngữ văn theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá một chủ đề/bài học Ngữ văn theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh;
Câu hỏi tương tác; Phân tích, sử dụng kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh; Định hướng sử dụng kết quả đánh giá để đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn (mỗi tiểu mục đều yêu cầu giáo viên xem video để hoàn thành phần bài tập tự luận).
Thứ tư , xác định đường phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn Ngữ văn: Đánh giá cuối khóa học; Tiêu chí đánh giá; Bài tập trắc nghiệm; Bài tập tự luận (sản phẩm phải nộp).
Chỉ nhìn vào các mục, tiểu mục của modul 3, giáo viên đã thấy hoa mắt. Hơn nữa, có những câu hỏi chỉ thuần kiểm tra lí thuyết kiểu học thuộc lòng như: “Trình bày các khái niệm: đo lường, đánh giá, kiểm tra”; “Sự khác biệt giữa mục đích chủ yếu của đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức, kĩ năng là gì?”.
“Nêu tên các nguyên tắc kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh”; “Tại sao có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín?”; “Hãy cho biết câu hỏi tự luận có những dạng nào? Nêu đặc điểm của mỗi dạng đó”.
Có những câu hỏi thừa thãi, vô duyên như: “Thế nào là đánh giá thường xuyên?”; “Thế nào là đánh giá định kì”; “Hãy đưa ra một ví dụ về phương pháp quan sát trong dạy học Ngữ văn”; “Hãy lấy một ví dụ về hỏi – đáp gợi mở và hỏi – đáp tổng kết trong dạy học một bài học Ngữ văn cụ thể”.
Có những câu hỏi cũ rích như: “Trong dạy học Ngữ văn, có những dạng sản phẩm học tập nào?”; “Hãy lấy ví dụ về 01 bài tập tình huống trong dạy học môn Ngữ văn”; “Hãy nêu các yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn ở bậc trung học phổ thông”.
Có những câu hỏi chỉ để hỏi… cho có như: “Hãy chia sẻ kinh nghiệm của mình về việc xây dựng đề kiểm tra trong dạy học môn Ngữ văn”; “Hãy trình bày cách sử dụng sản phẩm học tập trong kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn”; “Hồ sơ học tập nên quản lí thế nào?”.
Cũng có những câu hỏi hàn lâm như: “Hãy xây dựng hệ thống câu hỏi đánh giá theo thang Bloom cho một bài học Ngữ văn tự chọn”; “Trong dạy học Ngữ văn, bảng kiểm có thể đánh giá những kĩ năng nào? Hãy nêu một ví dụ”; “Hãy chia sẻ ngắn gọn hiểu biết của mình về đường phát triển năng lực học sinh”.
Điều đáng quan tâm nhất của việc học các modul nói chung và modul 3 nói riêng là công đoạn nộp bài tập tự luận (kế hoạch dạy học – thường gọi là giáo án). Bài tập này phải được giáo viên cốt cán chấm đạt thì người học mới hoàn thành modul đó.
Nhiều đồng nghiệp chia sẻ với người viết cho biết, họ bị giáo viên cốt cán trả lại giáo án nhiều lần vì hình thức và nội dung soạn không như… khuôn mẫu.
Giáo viên cốt cán được tập huấn soạn giáo án thế nào thì cũng yêu cầu người học modul phải soạn đúng như vậy. Trong khi đó, người học chủ yếu soạn bài theo chương trình hiện hành chứ có biết hình hài sách giáo khoa mới ra sao đâu.
Nhiều giáo viên tìm cách đối phó cho xong chuyện
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều giáo viên vì những lí do khác nhau nên tìm mọi cách đối phó, tìm mọi cách hoàn tất các modul cho xong chuyện.
Đó là, giáo viên lớn tuổi, yếu công nghệ thông tin, lười nhác thì nhờ giáo viên trẻ tuổi làm thay, học thay (học online), điểm danh thay (học trực tiếp).
Kể cả giáo viên lên mạng nhờ người khác học thay, khi thỏa thuận xong thì chỉ việc chuyển khoản (nộp card điện thoại) và cung cấp tên tài khoản, mật khẩu là xong.
Giáo viên bận việc, muốn học đối phó thì đi xin đáp án trắc nghiệm, đáp án tự luận, giáo án của trường bạn, tỉnh bạn và cứ thế copy và dán vô là xong.
Và cứ sau khi modul mới được triển khai khoảng vài ba ngày thì trên mạng xuất hiện tràn lan đáp án, cả trắc nghiệm, tự luận, thậm chí có cả video hướng dẫn tận tình cách làm bài.
Cho nên, có giáo viên sau khi học xong modul thì cũng không nhớ mình đã học gì, nói gì đến việc lĩnh hội kiến thức để áp dụng vào giảng dạy chương trình mới.
Người học thiếu trung thực dĩ nhiên là rất đáng trách. Nhưng, như chúng tôi đã phân tích, nội dung bồi dưỡng modul 3 môn Ngữ văn (kể cả những môn học khác) còn nhiều bất cập, hàn lâm, thiếu thực tiễn dẫn đến giáo viên chán ngán.
Qua bài viết này, kính mong Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục các địa phương hãy rà soát lại nội dung bồi dưỡng các modul để hiệu chỉnh sao cho hợp lí, nhằm giúp giáo viên được bồi dưỡng chương trình mới một cách thiết thực nhất, hiệu quả nhất.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Lồng ghép là tốt nhất...
"Thế giới vận động không ngừng, nếu như chúng ta không cập nhật kịp thời thì sẽ bị tụt hậu... nhưng theo tôi chứng chỉ CDNN nếu lồng ghép vào bồi dưỡng chuyên môn là tốt nhất", thầy giáo Nguyễn Văn Quân chia sẻ.
Một buổi học của điểm trường Mầm non ở huyện Mường Ảng, Điện Biên
Bồi dưỡng là phù hợp...
Liên quan đến việc bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp (CDNN) với giáo viên, có ý kiến cho rằng chứng chỉ này không thực sự cần thiết bởi ngay từ trên ghế nhà trường, khi học chuyên nghiệp giáo viên đã được trang bị đầy đủ kiến thức - nhưng thầy Nguyễn Văn Quân, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc Bán trú (PTDTBT) Tiểu học Na Cô Sa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên cho rằng việc bồi dưỡng là cần thiết.
Theo lý giải của thầy Quân, thời buổi kinh tế thị trường đang vận động không ngừng, nhiều kiến thức, nhiều vấn đề mới phát sinh mỗi ngày nên cần phải bồi dưỡng và hỗ trợ giáo viên cập nhật kịp thời. Từ đó giáo viên sẽ có thêm kiến thức thực tiễn cho bản thân và cũng là để truyền dạy cho học sinh. Với giáo viên miền núi, biên giới khó khăn như trường PTDTBT Tiểu học Na Cô Sa lại càng cần thiết.
"Tôi nghĩ việc Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo cơ hội cho giáo viên được bồi dưỡng kiến thức đã thể hiện sự quan tâm rất lớn đến đội ngũ giáo viên rồi. Vậy mà chúng ta không cập nhật, không ủng hộ là chúng ta mất đi cơ hội để bồi dưỡng kiến thức cho mình rồi", thầy giáo Nguyễn Văn Quân nói.
Nhiều giáo viên mong muốn lồng ghép việc học chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp với bồi dưỡng chuyên môn làm một đợt
"Cá nhân tôi thấy rằng đến cái điện thoại nó còn thay đổi công nghệ thường xuyên, liên tục. Thế giới cũng vậy, luôn vận động không ngừng. Nếu như chúng ta không cập nhật cái mới kịp thời thì sẽ bị tụt hậu. Việc bồi dưỡng cho giáo viên cũng vậy, nếu như tham gia học tập để có chứng chỉ ghi nhận năng lực, trình độ thì mới yên tâm đảm nhiệm công việc được giao. Họ nhìn vào đó để thấy mình đang ở vị trí nào để còn cố gắng. Nhưng theo tôi nếu lồng ghép vào chương trình bồi dưỡng chuyên môn hàng năm sẽ là tốt nhất đối với giáo viên vùng cao như chúng tôi", thầy Nguyễn Văn Quân nói thêm.
Giáo viên cần được nghỉ hè...
Trường PTDTBT. Tiểu học Na Cô Sa có 2 giáo viên mắc bệnh hiểm nghèo, đó là cô Tuyết và cô Hiền. Một người bị hở van tim, còn người kia mắc chứng máu khó đông. Hàng năm, những giáo viên này đều chỉ có hai cơ hội để đi về Hà Nội thăm khám. Hơn 700km từ Na Cô Sa về đến Hà Nội là cả vấn đề với họ. Vì thế họ không thể đi ngày một, ngày hai được nên chỉ biết đợi đến dịp hè và Tết Nguyên đán. Việc theo học lớp bồi dưỡng CDNN xong, rồi tiếp tục tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghĩa là những giáo viên này sẽ không có ngày hè.
"Chúng tôi thường xuyên phải động viên hai cô cố gắng giữ tinh thần tốt, cố gắng điều trị bệnh. Họ chỉ đợi đến hè và Tết Nguyên đán để về tranh thủ thăm khám, chữa bệnh. Ít nhất họ cũng phải có 2 lần khám/1 năm xem bệnh tình thế nào chứ! Vì thế ngành và nhà trường cũng luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho họ, ví như sắp xếp công việc để các cô nghỉ Tết sớm hơn mọi người một vài ngày. Cũng chỉ mong các cô đỡ vất vả", thầy Quân bộc bạch.
Cô giáo Bùi Thị Hoài trong một buổi lên lớp
Thầy Nguyễn Quang Tuyến - Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Pá Mỳ, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên cũng đồng tình với quan điểm lồng ghép hai chương trình làm một đợt. Theo thầy Tuyến, nếu như vậy sẽ giúp cho giáo viên có cơ hội được nghỉ ngơi, thăm thân.
"Chúng tôi đa số giáo viên đều ở xa nhà. Các thầy cô đều có quê ở các tỉnh dưới xuôi như: Thái Bình, Nam Định, Phú Thọ, Hưng Yên, Hải Dương... Cả năm làm việc, họ chỉ tranh thủ ít ngày Hè, đi 700 - 800km để về thăm thân được mấy hôm rồi lại phải trở về trường ngay. Rồi họ lại mất một thời gian để bồi dưỡng chuyên môn rồi. Nếu như tham gia một lớp bồi dưỡng CDNN nữa thì quả thật giáo viên rất thiệt thòi và vất vả", thầy Nguyễn Quang Tuyến nói.
Vợ chồng cô Bùi Thị Hoài, giáo viên trường PTDTBT. THCS Pá Mỳ đều từ Thái Bình và Nam Định lên Mường Nhé công tác. Hè nào hai vợ chồng cũng cố gắng sắp xếp đưa hai con nhỏ về thăm ông bà. Khi phải tham gia bồi dưỡng chứng chỉ CDNN, vợ chồng phải tạm gác việc riêng để ở lại theo học. Cả hai lại lặn lội vượt 200km từ trường về đến Trung tâm thành phố Điện Biên Phủ để học tập. Theo nhẩm tính của cô Hoài, chi phí cho cả khóa học gồm: học phí, vé xe đi lại, thuê trọ, ăn uống, sinh hoạt... sẽ mất khoảng gần 10 triệu đồng/1 người.
"Ra thành phố bạn nào có nhà ở đó thì còn đỡ. Còn như chúng em chẳng có gia đình ở đó, ra thuê trọ cả tháng trời lại phải ba, bốn chị em rủ nhau cùng thuê chung cho giảm bớt chi phí. Vậy nên theo em, nếu mà lồng ghép kiến thức vào chương trình bồi dưỡng hàng năm thì sẽ tốt nhất. Chúng em sẽ không phải đi học nhiều lớp như vậy. Mọi người vẫn có một số ngày nghỉ để về quê thăm gia đình, bố mẹ", cô Bùi Thị Hoài nói.
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên: Cần phù hợp thực tế Theo chia sẻ của nhiều nhà giáo, chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên cần phải xuất phát từ thực tiễn. Cần điều chỉnh quy định về chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, nếu chưa phù hợp. Ảnh minh họa: Q. Ngữ. Theo ghi nhận thực tế tại một số điểm...