Giáo viên tham gia đề xuất lựa chọn sách giáo khoa như thế nào?
Tất cả giáo viên tham gia đề xuất lựa chọn sách giáo khoa bằng hình thức bỏ phiếu kín là một trong những yêu cầu các trường THCS thực hiện.
Phụ huynh tìm sách giáo khoa tại nhà sách – B.THANH
Các trường THCS tổ chức lựa chọn sách lớp 6
Ngày 3.3, Sở GD-ĐT TP.HCM hướng dẫn các trường THCS một số nội dung thực hiện đề xuất lựa chọn sách giáo khoa lớp 6 năm học 2021-2022.
Theo hướng dẫn của Sở thì lãnh đạo các trường THCS phân công tổ trưởng, tổ phó chuyên môn theo thông tư 32/2020/TT-BGDĐT để các tổ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ lựa chọn, đề xuất sách giáo khoa.
Đối với các bộ môn khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhà trường thực hiện như sau: Nếu các trường có tổ chuyên môn khoa học tự nhiên (lý- hóa-sinh) và lịch sử, địa lý, tổ trưởng điều hành cho toàn thể giáo viên trong tổ đọc, thảo luận và bỏ phiếu kín để đề xuất lựa chọn sách giáo khoa theo quy trình đã được hướng dẫn.
Video đang HOT
Nếu các cơ sở giáo dục có tổ chuyên môn riêng biệt theo từng môn học, hiệu trưởng hướng dẫn giáo viên đọc, nghiên cứu các sách giáo khoa. Sau đó, phân công một tổ trưởng phụ trách môn khoa học tự nhiên và một tổ trưởng phụ trách môn lịch sử và địa lý tổ chức chung một buổi thảo luận và bỏ phiếu kín để đề xuất lựa chọn sách giáo khoa theo quy trình đã được hướng dẫn.
Đối với môn hoạt động trải nghiệm, lãnh đạo đơn vị phân công một lãnh đạo phụ trách điều hành cho toàn thể giáo viên trong đơn vị nghiên cứu, thảo luận và bỏ phiếu đề xuất lựa chọn sách giáo khoa như một tổ chuyên môn.
Tất cả giáo viên cùng tham gia
Cũng theo hướng dẫn chỉ đạo của ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, thì tất cả giáo viên trong cơ sở giáo dục đều phải thực hiện nghiên cứu, thảo luận và bỏ phiếu đề xuất lựa chọn bộ sách giáo khoa tại tổ chuyên môn chứ không chỉ dành cho giáo viên dự kiến dạy học lớp 6 năm học 2021- 2022.
Đối với các cơ sở giáo dục có nhiều điểm trường, thực hiện một hội đồng lựa chọn sách giáo khoa và báo cáo về phòng giáo dục tại cơ sở chính hoạt động
Phòng giáo dục tổng hợp kết quả, kiểm tra hồ sơ đề xuất lựa chọn sách giáo khoa của các trường, thực hiện lưu trữ theo đúng quy định và gửi bảng tổng hợp về Sở trước 11 giờ 30 ngày 12.3.
Được biết, theo quy trình lựa chọn sách giáo khoa cho năm học 2021-2022, từ đề xuất lựa chọn của từng trường, Phòng Giáo dục tổng hợp báo cáo Sở. Sau khi Sở tổng hợp đề xuất lựa chọn của 24 thành phố, quận, huyện chuyển cho Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa do UBND TP.HCM thành lập sẽ thực hiện việc lựa chọn sách cho năm học mới.
Dự kiến cuối tháng 3, UBND TP.HCM sẽ công bố danh mục sách giáo khoa sử dụng cho năm học 2021 – 2022.
Giáo viên TP.HCM bỏ phiếu kín chọn sách giáo khoa lớp 6
Giáo viên phải nghiên cứu, thảo luận và bỏ phiếu kín để chọn sách giáo khoa tại tổ chuyên môn của mỗi trường.
Ngày 3/2, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, ký hướng dẫn thực hiện quy trình nghiên cứu và đề xuất lựa chọn sách giáo khoa lớp 6 năm học 2021-2022.
Theo đó, các trường phân công tổ trưởng, tổ phó chuyên môn để các tổ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ lựa chọn, đề xuất sách giáo khoa.
Đối với các bộ môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhà trường thực hiện như sau: Nếu các cơ sở giáo dục có tổ chuyên môn Khoa học tự nhiên (Vật lý - Hóa học - Sinh học) và Lịch sử và Địa lý, tổ trưởng điều hành cho toàn thể giáo viên đọc, thảo luận, bỏ phiếu kín, đề xuất chọn sách giáo khoa theo quy trình đã được hướng dẫn.
Nếu các cơ sở giáo dục có tổ chuyên môn riêng biệt theo từng môn học, lãnh đạo các cơ sở giáo dục hướng dẫn giáo viên đọc, nghiên cứu các sách giáo khoa. Sau đó, trường phân công một tổ trưởng phụ trách môn Khoa học tự nhiên và một tổ trưởng phụ trách môn Lịch sử, Địa lý tổ chức chung buổi thảo luận, bỏ phiếu kín để chọn sách.
Bộ sách giáo khoa lớp 6 Chân trời sáng tạo - một trong những bộ sách được Bộ GD&ĐT phê duyệt. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM.
Đối với môn Hoạt động trải nghiệm, lãnh đạo đơn vị phân công một lãnh đạo phụ trách điều hành cho toàn thể giáo viên trong đơn vị nghiên cứu, thảo luận, bỏ phiếu dề xuất lựa chọn sách giáo khoa như một tổ chuyên môn.
Tất cả giáo viên trong cơ sở giáo dục đều phải thực hiện nghiên cứu, thảo luận và bỏ phiếu đề xuất chọn bộ sách giáo khoa tại tổ chuyên môn (không chỉ dành cho giáo viên dự kiến dạy học lớp 6 năm học 2021-2022).
Đối với các cơ sở giáo dục có nhiều điểm trường, một hội đồng lựa chọn sách giáo khoa sẽ báo cáo phòng GD&ĐT tại cơ sở chính.
Sau khi có kết quả, trường sẽ báo cáo phòng GD&ĐT các quận, huyện. Hội đồng lựa chọn sách thành phố tập trung thảo luận, bỏ phiếu chọn lựa, báo cáo kết quả nghiên cứu về chủ tịch hội đồng lựa chọn sách giáo khoa.
Hội đồng tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa thành biên bản, có chữ ký của các thành viên, chuyển giao cho sở. Sở tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa của hội đồng, trình UBND thành phố xem xét và phê duyệt. Dự kiến, thời điểm công bố kết quả lựa chọn sách giáo khoa vào cuối tháng 3.
Phải giám sát chặt chẽ tập huấn SGK, tuyệt đối không buông lỏng, phó mặc cho các nhà xuất bản Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ tại cuộc họp Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông vào chiều 25/2. Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông cho biết, trong thời gian qua đã chỉ đạo...