Giáo viên sắp thoát cảnh “chép, in sao, copy” sáng kiến kinh nghiệm của nhau?
Bao năm mơ ước ở thời điểm này, nhiều thầy cô giáo đang khấp khởi vui mừng vì sẽ không phải làm công việc ăn cắp bản quyền của nhau, in sao một cách vô bổ kia.
Nghị định 88/2017/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
Nếu Dự thảo về Hội thi giáo viên dạy giỏi được thông qua, giáo viên sẽ thoát cảnh viết Sáng kiến kinh nghiệm (Ảnh minh họa: thpt-phanthuctruc-nghean.edu.vn).
Đáng chú ý, Nghị định 88 đã bỏ tiêu chí “Có ít nhất 1 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận” khi phân loại đánh giá viên chức (không giữ chức vụ quản lý) ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ và phân loại đánh giá viên chức (không giữ chức vụ quản lý) ở mức hoàn thành nhiệm vụ.
Dù thế cũng chẳng có tác dụng gì đối với ngành giáo dục.
Giáo viên vẫn phải viết một năm từ 1 đến 2 cái Sáng kiến kinh nghiệm (một sáng kiến về chuyên môn, một về chủ nhiệm lớp) do năm nào thầy cô giáo cũng phải dự thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi ít nhất là cấp trường.
Bỏ quy định viết Sáng kiến kinh nghiệm trong Hội thi giáo viên dạy giỏi
Video đang HOT
Không có quy định nào nói rằng, giáo viên buộc phải viết Sáng kiến kinh nghiệm hằng năm.
Nhưng lại có quy định về Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường tổ chức mỗi năm một lần.
Mà quy định của Hội thi giáo viên dạy giỏi từ bao lâu nay, Sáng kiến kinh nghiệm chính là yêu cầu đầu tiên giáo viên cần phải có.
Trường nào cũng vậy, gần như 99% giáo viên đều phải tham dự hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, đồng nghĩa gần như 100% giáo viên phải viết Sáng kiến kinh nghiệm.
Có thầy cô, một năm phải viết đến 2 cái sáng kiến vì tham dự cùng lúc 2 hội thi giáo viên dạy giỏi và giáo viên chủ nhiệm giỏi.
Giáo viên sẽ không phải viết Sáng kiến kinh nghiệm khi Dự thảo về Hội thi giáo viên dạy giỏi được thông qua
Dự thảo về Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 10/09 vừa qua để lấy ý kiến góp ý đã bỏ quy định viết Sáng kiến kinh nghiệm.
Thay vào đó, giáo viên sẽ thuyết trình biện pháp thực hiện có hiệu quả nhất về nghiệp vụ sư phạm của mình khoảng 30 phút.
Thế là, giáo viên sẽ thoát khỏi cảnh phải viết sáng kiến.
Nói là viết cho oai chứ mấy ai là giáo viên ngồi viết được cái sáng kiến? Nếu mà tự mình viết sẽ có nguy cơ trượt nhiều hơn là sao chép, copi.
Bởi trong thực tế, tự viết sẽ là cái mới, những cái mà chưa ai làm lại khó lấy được sự đồng tình từ giám khảo.
Copy, cắt dán những điều đã quá phổ biến và trở nên quen thuộc lại dễ dàng đậu.
Thế là bao năm mơ ước, ở thời điểm này, nhiều thầy cô giáo đang khấp khởi vui mừng vì sẽ không phải làm công việc ăn cắp bản quyền của nhau, in sao một cách vô bổ kia.
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net.vn
Hòa Bình hướng dẫn thi giáo viên dạy giỏi Tiểu học
Sở GD&ĐT Hòa Bình hướng dẫn tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2019-2020.
Ảnh minh họa/internet
Theo đó, Hội thi được tổ chức từ cấp trường, cấp huyện, thành phố và cấp tỉnh cho giáo viên giảng dạy lớp 4.
Đối tượng dự thi là giáo viên đang dạy lớp 4 tại các trường tiểu học, trường phổ thông có cấp tiểu học, không thuộc diện đang bị kỷ luật có đủ điều kiện theo quy định của Bộ GD&ĐT. Kết quả đánh giá xếp loại bồi dưỡng thường xuyên năm học 2018-2019 đạt từ khá trở lên.
Căn cứ vào số lượng giáo viên đoạt giải cấp huyện, thành phố, mỗi phòng GD&ĐT chọn cử 5 giáo viên tham gia dự thi, trong đó có 1 giáo viên vùng đặc biệt khó khăn. Lưu ý: Không cử giáo viên đã đoạt từ giải nhì trở lên trong Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2017-2018, 2018-2019.
Nội dung thi gồm: Trình bày một nội dung đổi mới, sáng tạo trong dạy học và các hoạt động giáo dục (bài học hoặc hoạt động giáo dục cụ thể); kiểm tra năng lực hiểu biết về kiến thức chuyên môn hoặc nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm (thi viết, thi vấn đáp); thực hành giảng dạy (giáo viên dạy thực hành 2 tiết dạy: 1 tiết do giáo viên tự chọn môn dạy và 1 tiết môn Toán hoặc tiếng Việt).
Hải Bình
Theo GDTĐ
Quận Hoàng Mai: Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên Năm học 2018- 2019, ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai đã nỗ lực khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ, tạo những bước chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, chất lượng mũi nhọn tăng cả về số lượng...