Giáo viên, phụ huynh Đà Nẵng ‘giải cứu’ thực phẩm của học sinh bán trú
Giáo viên và phụ huynh tại TP.Đà Nẵng chung tay “giải cứu” một lượng lớn thực phẩm của suất ăn bán trú từ sáng sớm ngày 4.5, vì học sinh nghỉ học để phòng chống, dịch Covid-19 theo công văn khẩn tối qua.
“Giải cứu” thực phẩm phục vụ bán trú khi học sinh Đà Nẵng nghỉ học để chống dịch – THU LAN
Trong văn bản khẩn phòng chống dịch Covid-19 của Sở GD-ĐT Đà Nẵng, học sinh (HS) các trường học tại Đà Nẵng nghỉ học từ ngày 4.5 cho đến khi có thông báo tiếp theo. Do văn bản được ban hành khẩn cấp vào tối 3.5 nên hàng trăm trường học tại TP.Đà Nẵng (tỉnh Quảng Nam), chủ yếu là trường tiểu học và một ít trường mầm non, đã không kịp cắt lượng thực phẩm phục vụ suất ăn bán trú cho học sinh.
Combo thực phẩm “xả lỗ”
Cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Núi Thành ở Đà Nẵng, cho biết nhà trường nhận được công văn khẩn từ Sở GD-ĐT sau 21 giờ tối ngày 3.5 nên mọi thứ đều bị động. “Các đơn vị cung ứng thực phẩm phục vụ suất ăn bán trú cho hàng ngàn học sinh đã sẵn sàng nên chúng tôi không thể báo hồi lại được”, cô Nguyệt chia sẻ.
Từ sáng sớm ngày 4.5, ngay khi các đơn vị cung ứng vận chuyển thực phẩm đến Trường tiểu học Núi Thành, cán bộ và nhân viên nhà trường đã vận động nhau “giải cứu” số thực phẩm này. “Các thầy cô cùng nhau giải cứu gần 200 kg thực phẩm tươi sống bao gồm thịt và rau củ quả”, cô Nguyệt nói.
Thực phẩm được các cô giáo trường Tiểu học Núi Thành đóng gói và vận động nhau “giải cứu” – THU NGUYỆT
Trên mạng xã hội, cô Nguyệt gửi lời “cám ơn quý thầy cô của trường đã giải cứu số thực phẩm bán trú của ngày hôm nay (4.5) vì HS nghỉ học để phòng dịch Covid-19″. Theo cô Nguyệt, thực phẩm được chia thành 65 combo. Mỗi combo có 330.000 đồng, bao gồm 1 kg thịt mông, 1 kg cốt lết, 1 kg xương và bí đao, rau củ…. “Chúng tôi bán hết sạch trong vòng chưa đầy 1 giờ”, cô Nguyệt nói.
Video đang HOT
Tại Trường tiểu học Lý Công Uẩn (Đà Nẵng), Hiệu trưởng Phan Thị Thu Lan cho biết nhà trường cũng lâm vào tình trạng bị động tương tự vì mỗi ngày nhận tới 400 kg thực phẩm tươi sống để phục vụ cho khoảng 1.500 học sinh bán trú.
Cán bộ, giáo viên và phụ huynh Trường tiểu học Lý Công Uẩn chung tay “giải cứu” lương thực bán trú khi học sinh nghỉ học chống dịch Covid-19 – THU LAN
“Do đó, từ sáng sớm, ban giám hiệu vận động cán bộ, giáo viên cùng phụ huynh tham gia chương trình “xả lỗ lương thực”, bao gồm thịt, xương, củ quả, bánh flan… mỗi combo có giá 330.000 đồng. Các cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh đã nhiệt tình giải cứu hết số thực phẩm trong buổi sáng”, cô Lan cho biết.
Thực phẩm cho bữa xế của học sinh bán trú Đà Nẵng được “giải cứu” sớm để tiếp tục bảo quản – THU LAN
Kinh nghiệm từ đợt bùng phát dịch trước
Trong khi đó, các trường mầm non, nhóm trẻ ở TP.Đà Nẵng có thể chủ động cắt nguồn cung cấp thực phẩm tươi phục vụ trẻ ngay khi nhận được thông báo khẩn. Chẳng hạn, cô Lê Thị Thu Lan, Hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Ban (Đà Nẵng), cho biết nhà trường đã kịp thời hoãn và hủy đơn cung ứng thực phẩm.
Ông Trần Nguyễn Minh Thành, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng, cho biết: “Các trường học tại thành phố có kinh nghiệm từ đợt bùng phát dịch trước đây nên luôn chủ động trong những tình huống chống dịch Covid-19 bất khả kháng như thế này”.
“Đà Nẵng có hơn 100 trường tiểu học và hơn 200 trường mầm non. Nếu như có thông báo sớm thì nhà trường có thể chủ động hoãn với nhà cung cấp thực phẩm. Còn muộn thì các trường cũng có cách phân phối, giải cứu giúp nhau vì tình huống chống dịch bất khả kháng, không ai muốn bị động”, ông Thành nói.
Học sinh trường huyện ở Quảng Trị đóng tiền ăn gấp đôi giáo viên
Hơn 600 học sinh Trường Tiểu học số 1 Khe Sanh (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) phải đóng tiền ăn bán trú gấp đôi so với giáo viên.
Ngày 10/3, nguồn tin của PV cho hay, Thanh tra tỉnh Quảng Trị vừa ban hành "Kết luận về thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng giai đoạn năm 2019 - 2020".
"Một số đơn vị trường học chưa nghiêm túc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, gây thông tin trong dư luận, xã hội", một phần kết luận của Thanh tra tỉnh Quảng Trị viết.
Hơn 2 năm, học sinh Trường Tiểu học số 1 Khe Sanh phải "gánh" tiền ăn cho giáo viên.
Cụ thể, trong quá trình thanh tra tại Trường Tiểu học số 1 Khe Sanh, Thanh tra tỉnh Quảng Trị phát hiện hàng loạt sai phạm trong công tác quản lí, thu chi tài chính. Đó là, tổ chức, hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa đảm bảo; Nguồn kinh phí các tổ chức, cá nhân hỗ trợ bão lụt năm 2020 không được hạch toán vào nguồn thu khác của đơn vị, để ngoài sổ sách kế toán và chi tiêu tùy tiện...
Ngoài ra, đơn vị này chi hơn 32 triệu đồng tiền ngân sách để thanh toán tiền sửa chữa các thiết bị điện, nước không có chứng từ hợp lệ; Giáo viên, nhân viên nhà trường ăn trưa chung với học sinh bán trú nhưng nộp mức thấp hơn so với khẩu phần ăn, tổng số tiền nộp thiếu trong 2 năm là gần 27 triệu đồng.
Hiệu trưởng Lê Văn Quảng (ảnh nhỏ) cho rằng, để giáo viên nộp tiền ăn ít hơn học sinh vì "thương anh em".
Vì vậy, Thanh tra tỉnh yêu cầu Trường Tiểu học số 1 Khe Sanh thu hồi nộp vào tài khoản tạm giữ chờ xử lí của Thanh tra tỉnh số tiền hơn 32 triệu đồng chi phí sửa chữa điện nước chi sai và truy thu 29.690.000 đồng (gồm 26.890.000 đồng tiền ăn trưa do giáo viên, nhân viên nộp thiếu và 2.800.000 đồng tiền phục vụ ăn bán trú còn dư không đưa vào sổ sách) để trả lại cho Ban đại diện cha mẹ học sinh.
'Do thương anh em giáo viên'
Sau khi có kết luận của Thanh tra tỉnh Quảng Trị, nhiều phụ huynh có con em đang học tại Trường Tiểu học số 1 Khe Sanh tỏ ra bức xúc.
Ông Lê Văn Quảng - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Chúng tôi đã nộp vào tài khoản tạm giữ chờ xử lí của Thanh tra tỉnh số tiền hơn 30 triệu đồng chi phí sửa chữa điện, nước bị kết luận không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ. Đây là số tiền cá nhân của tôi bỏ ra để khắc phục.
Trong khi đó, để truy thu 29.690.000 đồng từ giáo viên bán trú để trả lại cho Ban đại diện cha mẹ học sinh thì phải chờ ngày giáo viên nhận lương".
Theo ông Quảng, hiện nay, trường có khoảng 625 - 629 học sinh bán trú.
Mỗi học sinh bán trú phải nộp tiền ăn trưa mỗi buổi 13.000 đồng. Tổng tiền ăn bán trú các em phải nộp mỗi tháng là 208.000 đồng/16 buổi.
Trong khi đó, cùng ăn suất ăn bán trú với các em học sinh tiểu học nhưng 21 giáo viên bán trú của trường này chỉ phải đóng mỗi bữa ăn 6.250 đồng, chỉ gần bằng một nửa so với số tiền các em học sinh tiểu học phải đóng.
Ông Lê Văn Quảng cho rằng, sự việc kéo dài hơn 2 năm qua và đã được hội đồng nhà trường thông qua.
"Khi đưa ra lấy ý kiến giữa hội đồng, tôi nhận thấy lượng học sinh bán trú của trường đông nên quyết định giảm tiền đóng góp phần ăn cho các giáo viên. Việc này nói ra thì rất xấu hổ nhưng cũng do tôi thương anh em giáo viên", ông Quảng bộc bạch.
Bữa ăn bán trú bị tính thuế VAT Trường Tiểu học Chu Văn An thông báo thu thuế giá trị gia tăng (VAT) 10% với suất ăn bán trú của học sinh khiến phụ huynh phản ứng. Ngày 12/10, phụ huynh học sinh lớp 1B, trường Tiểu học Chu Văn An cơ sở 2, phường Sao Đỏ, thành phố Chí Linh, nhận được tin nhắn thông báo nhà trường thu 10%...