Giáo viên, phụ huynh còn sùng bái dạy học trực tiếp, dạy trực tuyến sao hiệu quả
Chúng ta xem dạy trực tuyến là giải pháp tình thế, tâm lý e ngại trong triển khai, lúng túng trong quản lý lớp học trực tuyến thì hiệu quả giáo dục khó đạt được.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện có 10 tỉnh, thành phố vẫn yêu cầu dạy học online cho đến hết tháng 2.
Có thể thấy rằng, mặc dù đã trải qua một năm với nhiều thay đổi, dạy học trực tuyến đã không còn là khái niệm xa lạ trong ngành giáo dục nhưng những khó khăn, thách thức khi triển khai vẫn là vấn đề đặt cho các các thầy cô, các em học sinh, phụ huynh và những nhà quản lý giáo dục.
Về vấn đề này, thầy Đào Chí Mạnh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Ngọc (Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết: “Trở ngại lớn nhất đối với dạy học trực tuyến chính là tâm lý của giáo viên và phụ huynh hiện nay. Họ e ngại việc dạy và học online, họ đã quen, sùng bái dạy học trực tiếp.
Đa số giáo viên đều xem dạy trực tuyến chỉ là giải pháp tạm thời nên họ không chủ động đổi mới, thiếu sự đầu tư cho phương pháp dạy học này”.
Cần nhìn vào những ưu điểm của dạy học trực tuyến
Theo thầy Đào Chí Mạnh, trước những đổi mới của ngành giáo dục nói chung và những đổi mới liên quan đến công nghệ nói riêng, đa số các giáo viên đều có tâm lý ngại thay đổi, luôn cảm thấy khó khăn khi đã quen với những phương pháp dạy học truyền thống.
Rõ ràng, nhìn nhận một cách thẳng thắn thì dạy học trực tuyến có rất nhiều khó khăn, nhiều áp lực đối với giáo viên. Tuy nhiên, khó khăn nào cũng sẽ có cách vượt qua nếu thầy cô biết nhìn về mục tiêu công việc của mình, cố gắng vì các em học sinh.
Thầy Đào Chí Mạnh cho rằng khó khăn trong dạy học trực tuyến sẽ được tháo gỡ nếu thầy cô nhìn vào mục tiêu giáo dục (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
“Thầy cô dạy trực tuyến thường e ngại vì giờ đây lớp học không còn giới hạn trong bốn bức tường mà có thể được nhiều người theo dõi hơn. Những vấn đề về phương pháp dạy, đường truyền internet, cách quản lý lớp học,,.. đều là những áp lực và thách thức với giáo viên.
Trong khi đó, phụ huynh cũng không mấy “mặn mà” với việc cho con em mình học online, họ chỉ tin tưởng vào những lớp học tương tác trực tiếp.
Các trường học đều đồng loạt kích hoạt dạy học trực tuyến nhưng hầu hết đều đang thực hiện theo tình hình thực tế, như cách để hoàn thành nhiệm vụ, tiến độ bài vở hay theo đúng chỉ đạo từ trên nhưng chưa có sự chủ động, đầu tư, đổi mới thực sự”, thầy Mạnh cho biết.
Chính vì vậy theo thầy Mạnh, rất ít giáo viên xem đây là cơ hội để mình sáng tạo, đổi mới, tìm hiểu và ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc.
Là người trực tiếp lập kế hoạch dạy học trực tuyến cho Trường Tiểu học Kim Ngọc, thầy Đào Chí Mạnh cho rằng, chúng ta cần nhìn vào những ưu điểm nổi bật, những giá trị mà học trực tuyến mang lại.
Thứ nhất, dạy học trực tuyến giúp nâng cao năng lực tự học cho học sinh, khơi dậy động lực học tập thực sự cho học sinh. Theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới, vai trò trung tâm trong lớp học không phải là người thầy mà là chính các em học sinh.
Thầy cô có thể nêu thông tin nhưng học sinh phải là người tìm tòi, nghiên cứu giải quyết vấn đề. Giáo viên dạy học sinh phương pháp học chứ không đơn thuần là truyền thụ kiến thức.
Dạy học online chính là cơ hội để học sinh phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo. Theo hướng dẫn của giáo viên, với nguồn học liệu phong phú trên internet, học sinh sẽ có được nhiều trải nghiệm học tập mới, tự khám phá và mở mang tri thức. Những ai có năng lực tự học tốt thì sẽ luôn chủ động, linh hoạt trong mọi tình huống, không chỉ trong học tập mà cả việc giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Thứ hai, dạy học online còn giúp học sinh, giáo viên rèn luyện sự tự tin và khả năng giao tiếp.
Video đang HOT
Không phải chỉ có gặp mặt trực tiếp mới hình thành kỹ năng giao tiếp, giao tiếp trên không gian mạng, trước ống kính máy quay cũng là một cách giúp các em trau dồi kỹ năng cho mình.
Các em học sinh và giáo viên học được cách nói chuyện, chia sẻ khi đứng trước ống kính máy quay, khi được nhìn thấy chính mình trong đó. Họ rèn luyện, điều chỉnh từng cử chỉ, hành vi, lời nói của mình.
Thứ ba, dạy học trực tuyến giúp phụ huynh được nhìn chất lượng thực và kết quả thực chất về việc học tập của con.
Thầy Mạnh khẳng định:”Phụ huynh được thấy con mình được học những gì, quá trình học tập ra sao, kết quả như thế nào. Dù kết quả chưa tốt nhưng phụ huynh cần nhìn thẳng vào thực chất, đừng chỉ nhìn điểm số, thành tích đôi khi chỉ là ảo.
Có như vậy, cả phụ huynh và giáo viên mới có định hướng, có những điều chỉnh phù hợp đối với vấn đề học tập của con em mình.
Và trên tất cả, đây chính là cơ hội để giáo viên, học sinh tiếp cận với công nghệ, sáng tạo, đổi mới, là bậc thang để chúng ta thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục”.
Không bê nguyên thời khóa biểu dạy trực tiếp vào dạy học online
Dạy học trực tuyến là cả một quá trình tìm tòi, đổi mới, sáng tạo và phát triển không ngừng. Kế hoạch dạy học online ở mỗi thời điểm cũng sẽ không giống nhau.
Nhà trường cần phải thực hiện từng bước một, học tập, cải tiến về công nghệ, đổi mới về phương pháp và tháo gỡ dần những vướng mắc, khó khăn.
Cách thức triển khai, những phương pháp ứng dụng trong dạy học trực tuyến của năm học trước không thể áp dụng cứng nhắc vào năm học này.
Đó là quan điểm của thầy Đào Chí Mạnh về vấn đề sáng tạo, đổi mới trong dạy học online.
Kế hoạch dạy học online, phân chia khung giờ lịch học trực tuyến cần phải hợp lý (Ảnh minh họa: Lã Tiến)
Nói về những vấn đề còn tồn tại dẫn đến hiệu quả dạy học trực tuyến còn thấp, thầy Đào Chí Mạnh thẳng thắn cho biết:
“Có nhiều trường học đang bê nguyên thời khóa biểu, lịch học khi học sinh còn đến trường vào áp dụng cho lớp học online. Điều này là bất hợp lý.
Một buổi có 4 tiết học, mỗi tiết học từ 35 – 45 phút, nếu chúng ta bắt học sinh ngồi trước máy tính suốt nhiều giờ đồng hồ để tiếp nhận kiến thức là một sự đánh đố, học sinh không thể học tập theo cách đó, điều này vừa ảnh hưởng đến tâm lý, vừa ảnh hưởng tới thị lực, sức khỏe của các em”.
Để chuẩn bị dạy trực tuyến, thầy cô Trường Tiểu học Kim Ngọc đã cùng kết nối để xây dựng những video dạy học cho học sinh.
Giáo viên từng tổ, nhóm hỗ trợ nhau, mỗi người có một thế mạnh sẽ đảm nhận một nhiệm vụ, ví dụ như lên hình, làm Powerpoint, ứng dụng các công cụ, phần mềm công nghệ để thiết kế bài giảng,…
Sản phẩm video ngắn với các bài học nội dung mới mẻ, sáng tạo sẽ là sản phẩm dùng chung để học sinh học trực tuyến, điều này giúp giảm bớt gánh nặng áp lực cho giáo viên, học sinh lại được học tập tiện ích, dễ dàng.
Khi đã có những sản phẩm video, nhà trường sẽ tổ chức những lớp học trực tuyến trên nền tảng các ứng dụng công nghệ với sự phân bố thời gian hợp lý hơn, rút ngắn và giảm áp lực cho học sinh.
Đây chính là cơ hội để giáo viên và học sinh tương tác với nhau, học sinh chia sẻ về những giải pháp cho vấn đề, cách giải quyết những bài tập.
Học sinh được rèn luyện năng lực, tư duy phản biện, kỹ năng thuyết trình, trình bày vấn đề.
Dạy học trực tuyến cần phải đảm bảo được mục tiêu kép là giúp học sinh được học tập trong điều kiện an toàn nhưng vẫn đảm bảo phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.
Cũng theo thầy Đào Chí Mạnh, những cán bộ quản lý, người đứng đầu trường học cần phải tiên phong trong tư duy đổi mới, sáng tạo về dạy học trực tuyến.
“Lãnh đạo trường không phải chỉ giao việc cho giáo viên là xong. Để dạy học trực tuyến hiệu quả, nhà trường cần hỗ trợ, tạo điều kiện và tạo động lực cho giáo viên.
Trường chúng tôi kết nối tất cả giáo viên, nêu phương án, chia sẻ lý do, tạo niềm tin, truyền động lực cho mỗi giáo viên cùng cố gắng thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời nhà trường cũng tiếp thu những ý kiến đổi mới, ý nghĩa của các giáo viên”.
Hiện nay, có rất nhiều công cụ, phần mềm dạy học trực tuyến, việc kết hợp, chọn lọc những phần mềm này cũng vô cùng quan trọng.
Thầy Mạnh cho biết: “Từ dạy học, đánh giá, kiểm tra trực tuyến đều có thể thực hiện qua những phần mềm hỗ trợ khác nhau.
Ví dụ như học trực tuyến trên Vioedu (vio.edu.vn) cũng là một lựa chọn thú vị – một nền tảng dạy học với nhiều phần đa dạng, từ học tập, kiểm tra, đánh giá. Mặc dù ở đây chỉ mới có dữ liệu học tập môn toán nhưng trên cơ sở đó, các trường có thể xây dựng thêm dữ liệu cho các môn học khác nhau”.
Theo kế hoạch dạy học trực tuyến mà thầy Đào Chí Mạnh chia sẻ, nhà trường sẽ triển khai các hoạt động bổ trợ trong thời gian học trực tuyến, đó là hoạt động thể dục thể thao tại nhà và hoạt động thuyết trình. Đây vừa là cách để các em học sinh giải tỏa áp lực tâm lý, vừa là cơ hội để các em chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng trong thời gian học tập online.
Bên cạnh đó, thầy Đào Chí Mạnh cũng đề cao vai trò của phụ huynh trong dạy học trực tuyến, đặc biệt là với các em học sinh tiểu học. Nhà trường cần có sự kết nối với phụ huynh. Giáo viên tham gia giảng dạy, nhà trường thực hiện nhiệm vụ đánh giá và phụ huynh là người hỗ trợ quá trình học tập của các em.
Giáo viên, học sinh được lợi gì từ chương trình giáo dục phổ thông mới?
Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng thống nhất nhưng mềm dẻo và linh hoạt, giúp giáo viên phát huy sự sáng tạo...
Đây là những nhận định của giáo viên, chuyên gia tại tọa đàm tổng kết 6 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ chia sẻ tại tọa đàm.
Đổi mới chương trình giáo dục, SGK theo hướng mở
Năm học 2020 - 2021 là năm đầu tiên ngành giáo dục cả nước triển khai chương trình giáo dục phổ thông, SGK mới, bắt đầu với lớp 1.
Ở lần đổi mới này, lần đầu tiên Việt Nam thực hiện mục tiêu giáo dục định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Đây cũng lần đầu tiên xây dựng một chương trình giáo dục một cách tổng thể, toàn diện, đồng bộ tất cả các môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học, lớp học theo mục tiêu giáo dục mới.
Nghị quyết 88 quy định cả nước thực hiện một Chương trình Giáo dục phổ thông thống nhất nhưng mềm dẻo và linh hoạt; chương trình là gốc, SGK chỉ có vai trò là tài liệu dạy học và có nhiều SGK cho mỗi môn học. Đây cũng là lần đầu tiên việc biên soạn SGK ở nước ta được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, để các tổ chức, cá nhân được tham gia vào quá trình này.
Sau 2 tháng triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới theo tinh thần của Nghị quyết số 88, theo đánh giá của thầy Đào Chí Mạnh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Ngọc (tỉnh Vĩnh Phúc), những ngày đầu, khi tiếp cận với chương trình mới, giáo viên của trường cũng có tâm lý e ngại. Tuy nhiên, đến nay thầy cô đã sẵn sàng cho việc đổi mới, vướng ở đâu thì giải quyết ở đó.
"Điều quan trọng nhất để bắt đầu hành trình chính là cán bộ quản lý, cụ thể hiệu trưởng, cần tạo cơ chế cho giáo viên có tâm thế tốt, được phát huy quyền chủ động, sáng tạo, tự chủ của mình theo đúng tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông mới" - thầy Ngọc cho biết.
Thầy Đào Chí Mạnh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Ngọc.
Cũng theo đánh giá của thầy Đào Chí Mạnh, SGK mới có kênh hình, kênh chữ được sắp xếp rất khoa học, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 1. Các bài học được sắp xếp theo từng chủ đề, có những gợi ý mở tạo thuận lợi cho giáo viên tổ chức hoạt động dạy học và định hướng phát triển phẩm chất năng lực.
Thầy Mạnh cũng đánh giá cao phiên bản điện tử của SGK, giúp giáo viên tiết kiệm thời gian soạn giáo án. Các video sinh động của SGK điện tử giúp học sinh hứng thú hơn với bài học.
Cũng đồng tình với quan điểm này, cô Đinh Duyên Thịnh, giáo viên Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Victoria Thăng Long (Thanh Oai, Hà Nội) cho biết, sau những khó khăn ban đầu, đến nay cô đã nhận được phản hồi tích của học sinh, phụ huynh.
Học sinh có ý thức hơn trong việc học, biết chuẩn bị bài học, ý thức hơn để tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Cô cho rằng đây là tín hiệu đáng mừng về việc đổi mới lần này.
Cô Đinh Duyên Thịnh - Giáo viên trường Tiểu học và Trung học cơ sở Victoria Thăng Long.
Học sinh được phát triển phẩm chất, năng lực toàn diện
Ghi nhận tín hiệu này, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, SGK trước đây là duy nhất, là "pháp lệnh" yêu cầu các nhà trường phải triển khai thực hiện. Nhưng bây giờ có nhiều bộ SGK để thực hiện, giáo viên có quyền lựa chọn SGK để triển khai một chương trình. Như vậy, cách tiếp cận cũng rất khác so với trước đây.
"Đây chính là chuyển biến từ một nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang một nền giáo dục chú trọng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực" - ông Độ nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ GDĐT cũng cho biết, Bộ đã thành lập ban biên soạn xây dựng chương trình với những nhà khoa học uy tín.
Theo đó, phải xây dựng sơ đồ ngược, bắt đầu từ chuẩn đầu ra, hướng tới hình ảnh người học sinh Việt Nam tương lai ít nhất phải tập trung 5 phẩm chất cỗt lõi (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm); 10 năng lực cơ bản với 3 năng lực quan trọng (tự học và tự chủ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo)...
Giáo viên phát huy tối đa sự chủ động, sáng tạo
Thực tế kinh nghiệm từ mỗi lần đổi mới giáo dục cho thấy, đổi mới chỉ thành công khi đội ngũ giáo viên sẵn sàng nhập cuộc và được chuẩn bị kỹ lưỡng về chuyên môn đáp ứng yêu cầu của đổi mới.
Chia sẻ về điều này, thầy Đào Chí Mạnh cho rằng: "Điều quan trọng nhất với người giáo viên chính là tâm thế, tư tưởng và nhận thức; ba điều này giống như la bàn để giáo viên thay đổi đúng hướng".
Không "nằm ngoài cuộc", cô Đinh Duyên Thịnh cho biết mình luôn sẵn sàng, bởi đổi mới và không ngừng sáng tạo là một trong những đặc thù của nghề giáo.
Năm đầu tiên chương trình giáo dục phổ thông mới: Đương đầu cùng thách thức Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên ngành giáo dục cả nước triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, bắt đầu với lớp 1. Đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng một chương trình giáo dục tổng thể, toàn diện, đồng bộ tất cả các môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học, lớp học theo mục...