Giáo viên phải được xem là linh hồn của mọi đổi mới hay cải cách giáo dục
Dù ở bậc học nào hay thời đại nào vị trí và vai trò của thầy cô không thể bị thay thế hay kém phần quan trọng.
Vừa qua phát biểu tại hội nghị tổng kết năm học, Thủ tướng Phạm Minh Chính có góp ý, thời gian qua, ngành giáo dục đã từng bước, quyết liệt thực hiện các giải pháp đổi mới căn bản toàn diện giáo dục với phương châm “lấy học sinh làm trung tâm”. Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, nên bổ sung thêm “lấy nhà trường làm nền tảng, lấy thầy cô làm động lực” vì nền tảng không tốt, động lực không có thì sẽ ảnh hưởng đến “trung tâm”- chính là học sinh.
Để hiểu rõ hơn về vai trò của nhà trường, người thầy trong công cuộc đổi mới giáo dục, trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Sóng Hiền- thành viên Liên đoàn giáo dục độc lập Australia cho rằng, nhà trường, học sinh và thầy cô là mối quan hệ trong một thể thống nhất, thiếu một trong ba thành tố thì quá trình giáo dục không thể diễn ra.
Tuy nhiên, việc minh định vị trí và vai trò của mỗi thành tố trong tiến trình giáo dục một cách đúng đắn sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà giáo dục xây dựng và thực thi các giải pháp giáo dục hiệu quả hơn.
Nếu xem nhà trường là nền tảng của quá trình giáo dục thì chúng ta cần làm rõ khái niệm thế nào là nhà trường? Tại sao nó đóng vai trò là nền tảng?
Đã từ lâu chúng ta vẫn quen mặc định nhà trường đơn giản chỉ là một toà nhà nơi có những phòng học và các hoạt động học tập diễn ra trong đó.
Ông Nguyễn Sóng Hiền- thành viên Liên đoàn giáo dục độc lập Australia (ảnh: NVCC)
Ông Nguyễn Sóng Hiền nhận định, đó là cách hiểu thô sơ và nhìn nhận chưa đầy đủ về nhà trường. Thực tế nhà trường phải được hiểu theo một nghĩa rộng lớn hơn để từ đó chúng ta tạo ra một môi trường giáo dục phát huy tối ưu nhất hiệu quả của nó.
Trường học trước hết phải xem nó là một cộng đồng, và là một thiết chế xã hội thu nhỏ. Khi xem trường học là một cộng đồng có nghĩa ở đó mọi người đều chia sẻ chung các giá trị văn hoá, niềm tin, và các quy tắc đạo đức.
Bên trong nó sẽ tồn tại các mối quan hệ tác động qua lại với nhau: quan hệ giữa hiệu trưởng và giáo viên, giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên và học sinh và giữa học sinh với học sinh. Nếu để xảy bất kỳ mâu thuẫn nào giữa những mối quan hệ đó tất yếu sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Ở góc độ thiết chế xã hội thì trường học là một đơn vị có tổ chức, được vận hành dựa trên những quy định của luật pháp và của nghành giáo dục. Vì vậy, mọi cá nhân trong tổ chức đó không thể có những hành vi hay thái độ nào đi trái với những quy định chung đó.
Rõ ràng, nếu cắt nghĩa một cách đầy đủ về khái niệm nhà trường có thể thấy nhà trường không đơn thuần chỉ là những phòng học vô tri mà nó phải được xem như một cộng đồng hay một xã hội thu nhỏ.
Video đang HOT
Các nghiên cứu từ trước đến nay đã chỉ ra rằng sinh quyển hay môi trường giáo dục của nhà trường tác động rất lớn đến tâm lý và hiệu quả học tập của học sinh. Một môi trường giáo dục được xem là lành mạnh và tích cực chỉ khi học sinh cảm nhận được sự quan tâm, sẻ chia, đồng cảm và hỗ trợ từ thầy cô. Nơi mà học sinh luôn cảm nhận được mình là một thành viên của cộng đồng đó và thuộc về cộng đồng đó. Vì vậy, nhà trường phải được xem là nền tảng của mọi quá trình giáo dục.
Cần phải phân định rõ vị trí và vai trò của người thầy ở mỗi cấp học
Theo ông, khi hiểu rõ về sự tác động của môi trường nhà trường đối với quá trình giáo dục thì người giáo viên sẽ nhận thức rõ hơn ví trí, vai trò quan trọng của mình trong việc duy trì và tạo ra môi trường tích cực, lành mạnh trong quá trình giáo dục. Họ sẽ quan tâm tới cảm xúc của học sinh mình hơn, tôn trọng học sinh mình như là thành viên của một cộng đồng, một tổ chức xã hội thay vì tạo ra một khoảng cách quyền lực giữa thầy và trò.
Nếu thiếu người thầy thì không bao giờ diễn ra quá trình giáo dục điều đó cho thấy vai trò và vị trí quan trọng của người thầy như thế nào trong đổi mới hay cải cách giáo dục. Tuy nhiên, ở đây cần phải phân định rõ vị trí và vai trò của người thầy ở mỗi cấp học rất khác nhau.
Ở bậc mầm non và tiểu học giai đoạn phôi thai và hình thành nhân cách trẻ thì nhiệm vụ và trọng trách của người thầy hết sức nặng nề, đóng vai trò hết sức quan trọng nếu không nói có thể xem những người thầy cô ở bậc học này như cha mẹ.
Giai đoạn này thầy cô phải thật sự kiên nhẫn, có tình yêu trẻ và đam mê với nghề mới có thể vượt qua được những khó khăn mà bậc học này mang đến.
“Cá nhân tôi cho rằng, chúng ta cần đầu tư và quan tâm hơn nữa đối với thầy cô ở bậc học này bởi họ là người đặt nền móng đầu tiên cho nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Nền móng có vững thì ngôi nhà mới có thể bền lâu”, chuyên gia Nguyễn Sóng Hiền nhấn mạnh.
Với bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông – giai đoạn này học sinh bắt đầu có những định hướng về nghề nghiệp cho nên thầy cô ở những bậc học này phải đóng vai trò như một huấn luyện viên. Hay nói một cách khác họ đóng vai trò như người hướng dẫn, định hướng cho trẻ phát huy những khả năng và theo đuổi đam mê của mình.
Dù ở bậc học nào hay thời đại nào vị trí, vai trò của thầy cô không thể bị thay thế hay kém phần quan trọng vì thầy cô là những người được đào tạo và có những kỹ năng sư phạm để khơi dậy những tiềm năng ẩn chứa trong mỗi đứa trẻ. Họ là người trực tiếp thực thi các chính sách giáo dục và hiện thực hoá các mục tiêu giáo dục. Do đó, giáo viên phải được xem là linh hồn của mọi đổi mới hay cải cách giáo dục.
Thế kỷ XXI, là thế kỷ bùng nổ thông tin khoa học – kỹ thuật, do đó ông Nguyễn Sóng Hiền cho rằng, Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế số và phấn đấu trở thành một quốc gia đi đầu về ứng dụng công nghệ số vì vậy đòi hỏi một nguồn nhân lực tương ứng để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi mới đó. Chúng ta không thể tạo ra nguồn nhân lực số với đội ngũ giáo viên lạc hậu về kiến thức, tụt hậu về kỹ năng số.
Cuối cùng, vị này lý giải, đổi mới giáo dục không thể và không bao giờ thành công nếu như đội ngũ giáo viên không thay đổi tư duy và nhận thức để đặt tâm thế mình vào guồng quay mới của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, để làm được điều này Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải có những chính sách kịp thời về đào tạo và đào tạo lại giáo viên phục vụ cho chiến lược phát triển giáo dục trong kỷ nguyên số này.
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Rất cần một nền giáo dục với 'cơ thể khỏe mạnh, gương mặt đẹp'
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Phó trưởng ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội) nêu quan điểm, để đổi mới căn bản giáo dục Việt Nam phải được thực hiện đúng tinh thần cách mạng, đồng thời vận dụng tinh hoa giáo dục của các nước trên thế giới nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng nhận định, phải thực hiện đúng tinh thần "cách mạng" mới mong đổi mới căn bản giáo dục Việt Nam.
Có ý kiến cho rằng, nhiều năm qua ngành giáo dục thực hiện không ít cuộc cải cách nhưng kết quả không được như kỳ vọng. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Đây là câu hỏi nhiều người đặt ra và rất quan tâm vì tầm quan trọng của vấn đề giáo dục. Điều 61 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài".
Bất kỳ ai cũng đều hiểu, không có nền giáo dục tốt thì khó có con người tốt, con người là sản phẩm quan trọng nhất của một nền giáo dục tiên tiến, nhân văn, hiệu quả.
Những năm qua, Nhà nước đã dành trung bình 20% GDP cho giáo dục, mọi gia đình và toàn xã hội đều ưu tiên, dồn nguồn lực, sự quan tâm phát triển giáo dục. Trong đó có nghiên cứu cải cách từ nội dung chương trình đến biện pháp đã mang lại một số kết quả tốt, một mặt kế thừa truyền thống giáo dục đã dày công xây dựng, mặt khác đúc kết, vận dụng những tinh hoa của các nền giáo dục trên thế giới.
Tuy nhiên, nhìn chung tốc độ cải cách còn chậm; triết lý về một nền giáo dục đổi mới chưa rõ ràng; thể chế pháp lý về giáo dục chưa hoàn thiện; hệ thống giáo trình, sách giáo khoa, sách chuyên khảo, sách tham khảo, thư viện, phương tiện phục vụ giáo dục còn thiếu thốn, lạc hậu.
Đồng thời, các cơ sở giáo dục mặc dù có được đầu tư nhưng nhìn chung chưa đáp ứng đòi hỏi của công cuộc đổi mới kiểu "chấn hưng" mang tính cách mạng.
Đặc biệt, bộ mặt cũng như chất lượng giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn rất hạn chế, chưa bảo đảm công bằng so với đô thị, miền xuôi.
Theo ông, gốc rễ của cuộc cách mạng giáo dục, đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống giáo dục là gì?
Đã là "cách mạng" thì phải thực hiện đúng tinh thần "cách mạng" mới mong đổi mới căn bản giáo dục Việt Nam.
Những vấn đề căn bản về đổi mới giáo dục đã được nêu trong Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương đảng (Hội nghị lần thứ 8 khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Trong đó, đã xác định rõ 7 nhóm quan điểm, 6 nhóm mục tiêu, 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn để tạo cơ sở chính trị cho quá trình tổ chức thực hiện. Thể chế hóa quan điểm của Đảng, Quốc hội đã thông qua Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học, Luật giáo dục nghề nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội về giáo dục đào tạo.
Vậy, cái gọi là "gốc rễ" về mặt thể chế chính trị, thể chế pháp lý đã có. Nhưng "cây đại thụ" giáo dục có nhiều loại "rễ" cần đổi mới căn bản. Đó là: ý thức thức nền tảng về giáo dục; trách nhiệm của gia đình, xã hội về giáo dục; cơ chế thực hiện quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về giáo dục, gồm cơ chế lãnh đạo và cơ chế thực hiện.
Cùng với đó là khả năng thực tế đầu tư phát triển giáo dục; khả năng huy động nguồn lực để xã hội hóa giáo dục; khả năng vận dụng tinh hoa giáo dục của các nước trên thế giới nhằm đáp ứng yêu cầu nâng tầm hội nhập quốc tế.
Nếu chỉ có quan điểm, chủ trương, pháp luật mà không hiện thực hóa thì xét cho cùng chỉ là nói suông, sẽ không có sự chuyển biến.
Từ phía người thầy và phụ huynh sẽ phải thay đổi như thế nào để nâng cao chất lượng và để giáo dục Việt Nam tiệm cận với giáo dục thế giới, thưa ông?
Bản thân nhà giáo, nhà trường hoặc phụ huynh không thể làm đổi mới căn bản giáo dục. Đổi mới là vấn đề liên quan đến hệ thống, mặt khác không bó hẹp trong phạm vi nhà trường nhất định.
Nhưng không thể phủ nhận vai trò rất quan trọng mang tính động lực của nhà giáo, nhà trường và phụ huynh. Mỗi chủ thể đó cần thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình, kể cả vai trò riêng rẽ, độc lập và việc phối kết hợp giữa các bên. Kết quả mang lại sẽ tốt nếu cha mẹ, thầy cô đều là "giáo viên" ở những vị trí của họ, gia đình hay nhà trường đều là môi trường giáo dục cho con em mình.
Điểm yếu của chúng ta trong công cuộc đưa giáo dục Việt Nam đi lên và phát triển theo ông là gì?
Nguy cơ hiện nay là sự lúng túng, có sự bất cập giữa mục tiêu và khả năng hiện thực hóa; có quá nhiều quan điểm mà không thực sự có triết lý rõ ràng, nhiều đường hướng.
Nhà nước bao cấp về định hướng nhưng không đủ nguồn lực; mỗi chủ thể tham gia vào quá trình đó chỉ quan tâm đến mục tiêu riêng mà không chịu trách nhiệm về sản phẩm. Trong khi đó, hệ thống tuyển dụng còn nặng về văn bằng, chứng chỉ mà chưa chú trọng đến kiến thức, thái độ, kỹ năng của học sinh.
Đồng thời, tính liên kết, liên thông giữa giáo dục phổ thông và đào tạo nghề chưa được thiết lập chặt chẽ. Đầu tư hiện nay còn hạn chế dẫn đến không có điều kiện để đổi mới nên "cái khó bó cái khôn", đành thực hiện chính sách "ăn đong".
Ngày trước, giáo dục có một con đường đi theo thứ triết lý đơn giản mà sâu sắc: "Tiên học lễ, hậu học văn", dễ hướng tâm mà cũng dễ tỏa bóng. Ngày nay có quá nhiều con đường, mà cứ đồng nhất và coi mỗi con đường là một triết lý mới. Từ đó, tạo nên tình trạng nhiều con đường giao cắt không đồng mức nên khó đi xa được. Tham vọng vượt quá khả năng, giải pháp lớn áp đảo điều kiện hiện có cũng khó đưa đến những đổi mới căn bản.
Vậy cá nhân ông có kỳ vọng gì về "bộ mặt" mới của ngành giáo dục?
Kỳ vọng là món ăn tinh thần ai cũng có đối với giáo dục, vì nếu không thì các mục tiêu phát triển cũng như chỉ số khác khó mà thực hiện. Tôi không chỉ quan tâm "bộ mặt" của nền giáo dục mà quan tâm toàn bộ "cơ thể" của nó. Một nền giáo dục với cơ thể khỏe mạnh, gương mặt đẹp là rất cần trong lúc này.
Xin cảm ơn ông!
Xúc tiến chuyển đổi số, giảm mạnh những họp liên miên, lê thê trong nhà trường Họp, họp nữa, họp mãi. Họp đã chiếm hầu hết thời gian đầu tư chuyên môn và gây nên áp lực tâm lý nặng nề cho giáo viên mà không thật sự mang lại hiệu quả đáng kể. "Họp" chính là thứ sức ì lớn bậc nhất của bộ máy giáo dục. (ảnh minh họa) Việt Nam ta có lẽ là một một...