Giáo viên ở Luxembourg có lương ‘khủng’ nhất thế giới
Luxembourg đứng đầu các quốc gia trả lương cao cho giáo viên với gần 100.000 USD/năm. Ở châu Á, Nhật Bản và Hàn Quốc lương của giáo viên tới 44.000-46.000 USD/năm, trong khi người mới đi dạy ở VN có thu nhập khoảng 100 USD/tháng.
Trang The Guardian vừa đưa ra bảng thống kê nước nào chi nhiều tiền nhất cho lĩnh vực giáo dục, trong đó có thông tin về mức lương trả cho giáo viên ở các quốc gia này. Bảng thống kê dựa vào báo cáo Pisa (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế) của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OEDC).
Giáo viên ở Luxembourg có lương cao nhất thế giới.
Theo thống kê, Luxembourg là nơi giáo viên nhận được mức lương cao nhất thế giới, với 95.043 USD/năm. Tính trung bình, mỗi tháng các bậc thầy cô nhận được gần 8.000 USD. Luxembourg có đời sống khá đắt đỏ nên người ta không quá ngạc nhiên khi thu nhập của giáo viên lại cao đến như vậy.
Xếp thứ hai là Đức với 55.771 USD/năm, tương đương hơn 4.600 USD/tháng . Tiếp theo là Canada (54.977 USD/năm) và Ireland (53.677 USD/năm).
Biểu đồ so sánh mức lương của giáo viên các quốc gia trên thế giới.
Video đang HOT
Mỹ cũng nằm trong danh sách những nước trả lương cao cho giáo viên, nhưng so với năm 2000, đến nay thu nhập của người làm nghề gõ đầu trẻ ở nước này giảm 3,1%.
Tại Anh, cho các giáo viên tiểu học với ít nhất 15 năm kinh nghiệm, tiền lương trung bình là 44,145 USD/năm, trên mức trung bình của OECD là 37.603 USD. Đối vớigiáo viên trung học cơ sở với ít nhất 15 năm kinh nghiệm thì lương là 44.145 USD/năm. Giáo viên trung học ở Anh kiếm được hơn 109% so với những người khác trong lĩnh vực giáo dục (mức trung bình của OECD là 85%).
Tại Scotland có sự gia tăng lớn, tính từ năm 2000 đến 2010, ở bậc tiểu học, trung học cơ sở và trung học, lương của giáo viên đã tăng 21%. Ở Anh, giáo viên tiểu học, trung học cơ sở và trung học tăng 9%.
Vương quốc Anh có tỷ lệ giáo viên trẻ tuổi nhất với 61,4% giáo viên tiểu học dưới 40 tuổi – mức trung bình của OECD là 41,1%.
Khu vực châu Á chỉ có Nhật Bản và Hàn Quốc lọt vào bảng xếp hạng này. Giáo viên ở Nhật Bản có lương là 44.787 USD/năm (tương đương 3.732 USD/tháng). Hàn Quốc cao hơn với 46.337 USD/năm (3.861 USD/tháng).
Trong chuỗi bài viết Giáo viên chán nghề, về thu nhập hàng tháng của giáo viên, cô Phạm Thúy Hà, hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4, TP.HCM) cho biết: Với các giáo viên mới ra trường theo hệ cao đẳng thì hệ số lương được tính là 2,1 (cộng với 35% phụ cấp ưu đãi), suy ra mức lương mỗi tháng sẽ là 2.250.000 đồng (khoảng 100 USD/tháng). Đối với giáo viên lâu năm hệ số được tính cao nhất là 4,65 (cộng với 35% phụ cấp) thì tổng lương hàng tháng sẽ là 6.127.000 đồng (gần 300 USD/tháng).
Xem thêm bảng xếp hạng các quốc gia đầu tư nhiều cho giáo dục:
LINH SAN
Theo Infonet
Hoạt động thư viện: Èo uột chưa hiệu quả
Thư viện (TV) là lĩnh vực đặc thù, là thiết chế văn hóa có chức năng thu thập, lưu giữ tài liệu, là một trong những kênh đưa tri thức, văn hóa đến với mọi tầng lớp nhân dân. Thế nhưng do nhiều nguyên nhân như: thiếu kinh phí, thiếu nguồn tài liệu bổ sung... hoạt động của hệ thống TV chưa đạt kết quả như mong muốn.
Thư viện nhà nước thiếu kinh phí
Thiếu kinh phí hoạt động là tình trạng chung ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, song với hệ thống TV, nguồn kinh phí này khó khăn tới mức khó có thể tuyển dụng và giữ chân được người có năng lực. Bà Phạm Thị Kim Dung, Giám đốc Thư viện Quốc gia (TVQG) cho biết, mỗi năm TVQG được cấp hơn 10 tỷ đồng để hoạt động thì gần 80% số đó dùng để trả lương cho cán bộ, nhân viên. Mặc dù vậy, mức lương bình quân của cán bộ TVQG cũng chỉ hơn 2 triệu đồng/tháng, không thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống cán bộ, TVQG buộc phải tận dụng khuôn viên làm các dịch vụ văn hóa, như cà phê sách, phòng đọc cho các nhà nghiên cứu, doanh nhân... Ở góc độ chuyên môn, thu nhập thấp khó thu hút người giỏi trong các lĩnh vực như công nghệ, tin học... Và đáng buồn hơn, những năm gần đây, TVQG không có kinh phí để bổ sung nguồn tài liệu, sách, báo từ nước ngoài.
Cùng chung cảnh ngộ, Thư viện Hà Nội (TVHN) với hai cơ sở hoạt động, mỗi năm chỉ được cấp từ 800 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng để bổ sung tài liệu. TVHN đã khai thác nguồn tài liệu từ việc tài trợ, tặng, biếu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin, tư liệu của gần 7 triệu người dân Thủ đô. Vì thiếu kinh phí, cán bộ TVHN phải chở sách bằng xe máy đi 50-60km phục vụ các cháu thiếu nhi 10 xã vùng sâu, vùng xa thực hiện dự án "Thư viện lưu động - bánh xe tri thức", trong khi phương tiện vận chuyển, đồng thời là TV lưu động của dự án này phải là xe tải chuyên dụng. Công việc vất vả, tiêu tốn thời gian, thu nhập quá thấp khiến TVHN "hao hụt" mất nhiều cán bộ có năng lực trong hai năm gần đây.
Người dân đọc sách, báo tại Thư viện Hà Nội. Ảnh: Phương Thảo
Với những TV cấp nhỏ hơn, nguồn kinh phí hoạt động càng eo hẹp. Theo thống kê, mỗi TV cấp huyện của tỉnh Sóc Trăng chỉ được cấp từ 7 đến 30 triệu đồng cho mọi hoạt động trong năm. Thiếu kinh phí còn là nguyên nhân khiến gần 60% TV cấp huyện đang hoạt động trong tình trạng thoi thóp, hơn 100 huyện chưa có mạng lưới TV.
Thư viện tư nhân thiếu tài liệu
Trong khi TV nhà nước thiếu kinh phí để vận hành thì hàng trăm thư viện tư nhân (TVTN), tủ sách gia đình, dòng họ được thành lập ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam lại hoạt động khá hiệu quả. Có thể nói TVTN là cánh tay nối dài của hệ thống TV công cộng trong việc đưa tri thức đến người dân, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Ý nghĩa và tác động xã hội của TVTN đã rõ, song hệ thống TV này được hình thành trên tinh thần khơi dậy tiềm lực và sức mạnh trong dân để phục vụ nhân dân nên nguồn tư liệu ở nhiều TVTN thường trong tình trạng có gì dùng nấy, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các đối tượng bạn đọc.
TV dòng họ Nguyễn Bá ở xã Cổ Đô, huyện Ba Vì (Hà Nội) là một ví dụ. TV mở cửa thường xuyên, mỗi ngày phục vụ 40-50 bạn đọc nhưng sau hàng chục năm hoạt động, TV mới chỉ có hơn 1.000 bản sách. Ông Nguyễn Đình Chiến, người trông coi TV dòng họ Nguyễn Bá cho biết, nguồn sách của TV chủ yếu là do con cháu trong dòng họ đóng góp và một phần do TV huyện Ba Vì hỗ trợ, nhưng lượng sách mới dành cho TV huyện không nhiều nên không thể liên tục bổ sung sách mới cho TV tuyến cơ sở.
TV làng Bình Vọng, xã Văn Bình, huyện Thường Tín ra đời khá sớm, do các "bô lão" của làng lập nên và quản lý. Được coi là "bồ chữ" của bà con nông dân nhưng lượng sách, báo của TV (hơn 7.000 bản) mới chỉ bằng một phần lượng sách hiện có ở các TV công cộng tuyến huyện. Để có thể bổ sung 300 - 500 đầu sách mỗi tuần, TV gia đình ông Đặng Văn Khảm ở Hải Hậu, Nam Định đã thu phí 500 - 1.000 đồng/lượt bạn đọc, nhưng số tiền thu được chỉ bằng một phần nhỏ so với số tiền gia đình ông Khảm đầu tư mua sách. Ông Khảm nói: "Đọc sách giúp thanh, thiếu niên tránh xa được các tệ nạn xã hội, chăm ngoan, học giỏi. Tuy nhiên, giới trẻ thường thích tìm hiểu, khám phá những điều mới mẻ nên đến TV đọc nhiều mà không có sách mới các cháu sẽ chán. Để các TVTN có thể hoạt động lâu dài, chúng tôi mong muốn Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí".
Mong muốn của ông Đặng Văn Khảm là mong muốn chung của những "giám đốc" TVTN nhưng rất khó trở thành hiện thực. Bởi, trong dự thảo Luật Thư viện đang được xây dựng, TVTN được khuyến khích hoạt động nhưng không được xếp hạng, mà không được xếp hạng thì sẽ không được Nhà nước cấp kinh phí.
Theo Hà Nội mới
Giáo viên "sẩy miệng", học trò trầm cảm Thay vì giúp đỡ, chia sẻ với học sinh, có những giáo viên chỉ chăm chăm bắt lỗi, chửi mắng làm học trò phải sống trong tâm trạng lo lắng. Đặc biệt, những lời lẽ xúc phạm của người làm nghề "gõ đầu trẻ" rất dễ làm tổn thương học trò. Ví học sinh là ma, là quỷ Một vị lãnh đạo ngành...