Giáo viên ồ ạt nghỉ việc: Có phải do lương thấp?
Vấn đề thừa – thiếu giáo viên tiếp tục được dư luận quan tâm trước bối cảnh cả nước thiếu hụt lượng lớn giáo viên nhưng cũng có hàng nghìn giáo viên nghỉ việc.
Hàng nghìn giáo viên nghỉ việc
Từ đầu năm đến nay, tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng diễn ra ở nhiều địa phương mà chưa có giải pháp hữu hiệu để khắc phục. Theo Bộ GDĐT, cả nước đang thiếu hơn 100.000 giáo viên. Trong năm 2022, các địa phương cần tuyển thêm 27.000 chỉ tiêu biên chế giáo viên và từ nay đến năm 2025 là 64.000 biên chế.
Trong khi đó, cả nước có hàng nghìn giáo viên nghỉ việc hoặc chuyển từ trường công lập sang các trường tư thục. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2022 đến nay, đã có 16.000 giáo viên nghỉ việc. Đây là bài toán đặt ra đòi hỏi các địa phương tìm giải pháp giải quyết.
Một tiết học môn Ngữ văn của cô và học sinh Hà Nội.
Bà Nguyễn Thị Nhật Hằng, Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Bình Dương cho biết, thời gian gần đây có một lượng lớn giáo viên trên địa bàn tỉnh xin nghỉ việc. Thống kê từ tháng 1/2021-tháng 4/2022, toàn ngành đã có đến 527 giáo viên nghỉ việc. Một trong những nguyên nhân là lương giáo viên không đủ sống. Tình trạng thiếu giáo viên nói chung và giáo viên mầm non đang là thách thức lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương.
Tại phiên họp lần thứ 4 do Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội tổ chức ngày 19/10, vấn đề thừa – thiếu giáo viên được nhiều đại biểu quan tâm, trao đổi ý kiến.
Đại biểu Trần Thị Thu Hằng (Đắk Nông) cho hay, hiện tỉnh bà thiếu hơn 900 giáo viên mầm non dẫn tới tình trạng có điểm trường mà không có GV nên xây trường xong bỏ không; có điểm trường quá xa nhà dân nên không có trẻ đến học.
Video đang HOT
Còn theo đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết (TP Hồ Chí Minh), trong số 500 giáo viên tuyển dụng chỉ có hơn 400 giáo viên ứng tuyển và cũng chỉ tuyển được khoảng 70% trong số đó. Địa phương này gặp khó trong việc tuyển giáo viên tiếng Anh và Tin học. Bởi cử nhân sư phạm 2 ngành học này ra trường không chọn làm giáo viên mà làm ở bên ngoài vì lương mỗi tháng có thể là 15 triệu đồng hoặc hơn nữa.
Giáo viên làm thêm ảnh hưởng chất lượng giáo dục
GS.TS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, nếu như trước đây nhiều người muốn “xin” vào ngành giáo dục, thì hiện nay lại có một lượng lớn giáo viên bỏ hẳn nghề hoặc chuyển từ trường công ra trường tư thục. Song đây cũng là điều có thể lý giải, bởi môi trường giáo dục ngoài công lập có nhiều điểm hấp dẫn thấy rõ về cả môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ.
GS.TS Đinh Quang Báo cho rằng, tình trạng giáo viên nghỉ việc tại các trường công thực sự đang báo động, đặc biệt là khi cả nước còn thiếu lượng lớn giáo viên, các ngành chức năng cần tìm giải pháp khắc phục, trong đó quan tâm đến việc cải thiện chế độ tiền lương, đãi ngộ tạo ra môi trường phát triển cho giáo viên.
Với tư cách như một nhà nghiên cứu và từ quan sát, trải nghiệm trong lĩnh vực giáo dục; TS Hoàng Trung Học, Trưởng khoa Tâm lý – Giáo dục (Học viện Quản lý giáo dục) cho rằng, xu hướng xin nghỉ việc, chuyển việc ở đội ngũ nhà giáo có thể sẽ không dừng lại và trở nên trầm trọng hơn. Xu hướng này có thể gây ra một phản ứng dây chuyền, có ảnh hưởng tiêu cực đến đội ngũ nhà giáo đang cống hiến, đặc biệt là những nhà giáo có kinh nghiệm và chuyên môn tốt.
TS Học cũng cho rằng nguyên nhân đầu tiên dẫn tới tình trạng giáo viên nghỉ việc là thu nhập. Mức lương hiện tại của nhà giáo chưa bảo đảm cho mức sống tối thiểu, đặc biệt là ở những giáo viên mới vào nghề ở bậc học mầm non, tiểu học.
Để giải quyết áp lực cho giáo viên và “giữ chân” những giáo viên giỏi, theo TS Học, cần những giải pháp tổng thể và phải thực hiện trong thời gian dài. Gốc rễ giải quyết cho giáo viên là vấn đề thu nhập để họ bảo đảm được đời sống tối thiểu mới an tâm làm nghề.
“Chúng ta đừng nghĩ mức lương trung bình 5 – 7 triệu đồng/tháng với giáo viên là cao bởi công nhân lao động phổ thông hiện nay cũng đã có thu nhập từ 7 – 9 triệu đồng/tháng rồi. So sánh như vậy để thấy thu nhập của giáo viên thấp đến mức nào. Một số giáo viên bán hàng online, làm nghề phụ để kiếm thêm thu nhập chẳng có gì xấu, trong quá khứ cũng đã xảy ra, nhưng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục”, TS Học nói.
Ngoài ra, theo TS Học, các nhà quản lý giáo dục cấp trường, phòng, sở, bộ phải ngồi lại với nhau để rà soát công tác quản lý giáo viên và hãy luôn suy nghĩ để cắt giảm hơn nữa những cuộc thi không cần thiết, những sổ sách hành chính, những nhiệm vụ kiêm nhiệm không thật cần thiết đang chi phối giáo viên; bỏ những thủ tục hành chính làm giáo viên thêm mệt mỏi, để các thầy cô được thực sự “tự do” và dành thời gian cho công tác giảng dạy, giáo dục.
Bên cạnh đó, cần xây dựng một cách rất cụ thể các hướng dẫn, công cụ để giúp giáo viên thực sự nắm rõ và thực hiện tốt chương trình mới. Toàn bộ xã hội, truyền thông cần nhìn nhận, đánh giá và dành cho thầy cô sự tôn trọng nghề nghiệp ở mức độ cần thiết. Ghi nhận, dành cho thầy cô sự trân quý, cũng là cách để họ có động lực cống hiến.
16.000 giáo viên nghỉ việc: Làm sao để giảm áp lực và 'giữ chân' giáo viên?
Theo TS. Hoàng Trung Học, gốc rễ của vấn đề vẫn là thu nhập của giáo viên. Họ phải bảo đảm được đời sống tối thiểu mới an tâm làm nghề. Nếu không, nhiều người sẽ bỏ nghề hoặc làm thêm.
Trong báo cáo gửi tới Đại biểu Quốc hội về hoạt động giáo dục năm 2022, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, năm 2022 có khoảng 16.000 giáo viên xin nghỉ việc gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động dạy và học trong các nhà trường.
Bên cạnh đó, hiện cả nước thiếu khoảng 100.000 giáo viên mầm non, phổ thông; thiếu giáo viên một số môn học khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như môn tiếng Anh, tin học đối với cấp tiểu học và môn âm nhạc, mỹ thuật đối với THPT.
Theo TS. Hoàng Trung Học - Chuyên gia tâm lý học trường học, Trưởng khoa Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục, xu hướng nghỉ việc ở bộ phận giáo viên có nhiều nguyên nhân. Trước hết, tác động mạnh đến đội ngũ nhà giáo là thu nhập. Mức lương hiện tại của nhà giáo chưa đảm bảo cho mức sống tối thiểu, đặc biệt là ở những giáo viên mới vào nghề ở bậc học mầm non, tiểu học.
Mức lương hiện tại của nhà giáo chưa đảm bảo cho mức sống tối thiểu, đặc biệt là ở những giáo viên mới vào nghề ở bậc học mầm non, tiểu học.
Tiếp đến là áp lực nghề nghiệp hiện tại của các nhà giáo rất nặng nề. Áp lực cho giáo viên còn đến từ chính phụ huynh và xã hội. Ngoài ra, giáo viên cũng đang phải chịu quá nhiều sức ép từ các loại giấy tờ, sổ sách, họp hành, tập huấn; sức ép thành tích và các hoạt động mang tính hình thức khác. Bên cạnh đó, thực hiện chương trình mới cũng là nguyên nhân gây ra vấn đề.
TS. Hoàng Trung Học cho biết, khi sàng lọc bằng trắc nghiệm, chúng tôi thấy, gần 60% giáo viên có biểu hiện stress trong công việc, 35-40% có những dấu hiệu rối loạn lo âu liên quan đến công việc, và một tỷ lệ nhỏ hơn giáo viên có biểu hiện ban đầu của trầm cảm. Tỷ lệ này đặc biệt cao ở giáo viên mầm non, sau đó lần lượt đến giáo viên bậc tiểu học, THCS và cuối cùng là THPT.
Để giải quyết áp lực cho gáo viên và "giữ chân" những người giỏi, TS. Hoàng Trung Học cho rằng, cần những giải pháp tổng thể và phải thực hiện trong thời gian dài. Gốc rễ của vấn đề vẫn là thu nhập của giáo viên. Họ phải bảo đảm được đời sống tối thiểu mới an tâm làm nghề. Nếu không, nhiều người sẽ bỏ nghề hoặc làm thêm. Một số giáo viên bán hàng online, làm nghề phụ để kiếm thêm thu nhập. Điều này không có gì xấu nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục.
"Chúng ta đừng nghĩ mức lương trung bình 5 - 7 triệu đồng/tháng với giáo viên là cao. Bởi công nhân lao động phổ thông hiện nay cũng đã có thu nhập từ 7 - 9 triệu đồng/tháng. So sánh như vậy để thấy thu nhập của giáo viên thấp đến mức nào".
Theo TS. Hoàng Trung Học, các nhà quản lý giáo dục các cấp cần ngồi lại với nhau để rà soát công tác quản lý giáo viên. Hãy suy nghĩ để cắt giảm hơn nữa những cuộc thi không cần thiết, bãi bỏ sổ sách hành chính, nhiệm vụ kiêm nhiệm không cần thiết đang chi phối giáo viên. Hãy rũ bỏ tất cả thủ tục hành chính làm giáo viên thêm mệt mỏi, để thầy cô được thực sự "tự do" và dành thời gian cho công tác giảng dạy, giáo dục.
Bên cạnh đó, bản thân mỗi nhà giáo và nhà trường cũng phải làm tốt công tác tư tưởng để sốc lại tinh thần, thay đổi tư duy làm giáo dục trong giai đoạn mới. Qua đó, giúp giáo viên có năng lực ứng phó với những thách thức và khó khăn mới.
Về phía Bộ GD&ĐT, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) Vũ Minh Đức cho biết, thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã tích cực phối hợp với Bộ Nội vụ và các Bộ ngành liên quan trong việc rà soát, đề xuất bổ sung biên chế còn thiếu cho ngành Giáo dục.
Mới đây, Bộ Chính trị đã đồng ý bổ sung gần 66.000 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến năm 2026. Riêng năm học 2022 - 2023 giao bổ sung hơn 27.800 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập. Đây là kết quả rất tốt trong việc phối hợp với Bộ Nội vụ và các Bộ ngành để tháo gỡ tình trạng thiếu giáo viên hiện nay.
Để thu hút và giữ chân giáo viên yên tâm công tác, Bộ GD&ĐT đang triển khai xây dựng và đề xuất Chính phủ thực hiện chính sách tiền lương mới theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW. Theo đó, lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng. Qua đó, thu hút và tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo yên tâm công tác.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các địa phương trong phạm vi thẩm quyền cần có chính sách hỗ trợ phù hợp với đội ngũ giáo viên của địa phương. Đồng thời, xây dựng chính sách và môi trường giáo dục tốt, nhằm thu hút giáo viên về công tác tại địa phương, tạo niềm tin và sự an tâm cho nhà giáo trong quá trình công tác. Cùng với đó, có chính sách khuyến khích, huy động nguồn lực xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
Hàng nghìn giáo viên xin nghỉ việc, tháo gỡ từ đâu? Con số hơn 16.000 giáo viên xin nghỉ việc cần được nghiên cứu và suy nghĩ nghiêm túc. Giáo viên đang bị nhiều sức ép trong công việc. Ảnh minh họa/TG. Với tư cách như một nhà nghiên cứu và từ quan sát, trải nghiệm trong lĩnh vực giáo dục; TS Hoàng Trung Học - Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục (Học...