Giáo viên nói gì sau một học kỳ dạy sách giáo khoa lớp 1 Cánh Diều?
Nhiều giáo viên sử dụng sách giáo khoa Cánh Diều bày tỏ sự tin tưởng và ủng hộ bộ sách sau học kỳ đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bộ SGK Cánh Diều lớp 1
SGK Cánh Diều là bộ sách XHH đầu tiên và duy nhất biên soạn theo chương trình GDPT 2018, cho đến thời điểm này. Sách đã quy tụ được đông đảo đội ngũ tác giả là những nhà GD xuất sắc và tâm huyết, thể hiện rõ ràng quan điểm giáo dục phát triển năng lực và phẩm chất cho người học, với triết lý “Mang bài học vào cuộc sống, đưa cuộc sống vào bài học”, “học” gắn liền với “hành”. Sau khi ra đời, bộ sách được lựa chọn ở tất cả tỉnh/thành trên cả nước. Hầu như tất cả giáo viên sử dụng bộ sách này bày tỏ sự tin tưởng, ủng hộ cao.
Kết quả học tập của học sinh vượt mức mong đợi
Kết thúc học kì đầu tiên triển khai chương trình GDPT mới, giáo viên các trường tiểu học sử dụng SGK Cánh Diều trên cả nước đánh giá cao về bộ sách này. Cô giáo Nguyễn Vóc, đang công tác tại một trường tiểu học ở Đan Phượng (Hà Nội) nói: “Bộ sách hay, các ngữ liệu trong sách phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi. Đến thời điểm này các con đã có thể đọc bằng cuối năm học trước”.
Ngay trên trang facebook, không ít giáo viên bày tỏ quan điểm ủng hộ bộ SGK này. Như giáo viên Tung Anh Nguyen (Trường TH Đức Lâm, Hà Tĩnh) nói: “Là người trực tiếp giảng dạy nhiều năm lớp 1, nhưng em thấy bộ sách Cánh diều dễ dạy, phát huy tính tích cực tốt nhất với học sinh”. Cô Duc Lang Nguyen Thi (Bình Thuận” đã nêu: “Sách phù hợp với học sinh. Đến thời điểm hiện tại, học sinh đọc được, còn biết đọc theo lời nhân vật, dùng thêm một số từ đồng nghĩa (vồ, chộp,…) thú vị lắm”. Giáo viên Cơ Hoàng ở huyện Vị Thanh (Hậu Giang) cho biết: “Sách Cánh Diều dễ học, dễ nhớ. Học sinh của tôi học rất tốt, qua học kì 1 phần lớn các em đã biết tự học”.
Tập huấn SGK Cánh Diều lớp 1 cho GV Tp Hồ Chí Minh
Nhìn cô giáo Huệ (Trường Tiểu học Thành Lợi, Vụ Bản, Nam Định) đang say sưa truyền thụ kiến thức Tiếng Việt 1 Cánh Diều cho các em HS mới càng thấy tâm huyết của nhà giáo dành cho trò. Cô tâm sự: “Đến giờ thì chúng tôi có thể thở phào nhẹ nhõm, mới thấy được sách này rất hay. Những tiếng như qua, que, quê, quơ, quân, quan,…. học sinh giờ viết không còn mắc lỗi và thấy học rất đơn giản. Các em chỉ việc ghép âm (qu) với (a) được (qua), (qu) với (an) thì đc ( quan). Nhưng ở Chương trình Công nghệ trước mỗi lần viết đến những tiếng đó, học sinh dễ bị sai thành (coa), giáo viên cứ phải cho nhắc luật chính tả về âm đệm, ra rả suốt thì viết mới đúng, dạy thấy vất vả, rắc rối”.
Video đang HOT
Qua trò chuyện, cô giáo Võ Mỹ Út, Trường Tiểu học Thạnh Bình A (Tân Biên, Tây Ninh) phấn khởi thông báo: “100% các bạn đều đọc được, 80% trong đó đọc rất tốt”. Từ một xã khó khăn của tỉnh Bình Phước, cô giáo Pha Kim (Trường Tiểu học và THCS Trần Văn Ơn (Bù Đăng, Bình Phước) cũng vui vẻ cho biết: “Sau học kì 1, học sinh đọc viết tốt, đặc biệt các e còn biết tìm từ mới rồi đặt câu, hoạt động rất tích cực, vui thích và mong được đến lớp. Đến nay, học sinh biết đọc hết cả lớp”.
Thể hiện tính ưu việt của bộ sách
Bài học trong SGK mang đậm hơi thở của cuộc sống
Mỗi một môn học, mỗi giáo viên lại có cách “cảm” về bộ sách rất riêng nhưng đều toát lên tính ưu việt của nó. Cô giáo Đức Thủy, Trường TH – THCS Nà Bó (Sơn La) đánh giá: “Sách dễ hiểu, khoa học…Học liệu đầy đủ”. Giáo viên Phan Phước (Tiểu học Chu Phan, Mê Linh, Hà Nội) chia sẻ: “Sách cánh diều rất hiệu quả trong việc rèn kĩ năng đọc trơn cho học sinh. Các em đọc tốt hơn so với sách Chương trình 2002. Môn Toán cũng khá nhẹ nhàng với học sinh”. Cô giáo Hồ Thu Hương, Trường TH Thực hành (ĐH Vinh) cho biết, học sinh của cô đọc, viết tốt.
Qua một học kỳ gắn bó với công tác dạy SGK Cánh Diều cho học trò nhỏ của mình, cô Thái Thị Bình, Trường TH Giang Sơn Đông (Đô Lương, Nghệ An) cho hay: “Sách Cánh Diều rất phù hợp với học sinh, giúp các em sớm đọc thông, viết thạo. Ở học kỳ 1, các em đã tự viết được họ tên vào bài kiểm tra”.
Ở vai trò giáo viên dạy nhạc, họa, cũng có cái nhìn khá “sắc sảo”. Như cô Lương Hoàng Anh, giáo viên dạy môn Mỹ Thuật (Ninh Thuận) nói: “Mình thích nhất là sáng tạo từ chấm, nét … tạo ra sản phẩm đẹp, lạ và sáng tạo. Ngoài ra, tiết học rất nhẹ nhàng, làm cho học sinh rất phấn khởi và thích học vẽ hơn”.
Cô giáo Nhật Linh, giáo viên dạy môn Âm nhạc, Trường Tiểu học Việt Long, (Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết: Bộ sách Âm nhạc của Cánh Diều rất tuyệt vời. Các em rất thích thú và hào hứng khi đến giờ học. Nội dung dạy rất phù hợp với năng lực học sinh. Cánh Diều không những giúp học sinh sáng tạo hơn mà còn được thư giãn sau những tiết học.
Nhiều thuận lợi khi dạy học
Từ phương diện người trực tiếp giảng dạy bộ SGK Cánh Diều, nhiều giáo viên cho biết đã nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các tác giả, giúp họ nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, mong muốn được gắn bó lâu dài với bộ sách.
Cô Nguyễn Huyền (Trường TH Thị trấn Vôi, Lạng Giang, Bắc Giang) cho biết: “Trong tất cả các bộ sách thì Cánh Diều luôn được các tác giả đồng hành, giải đáp, tháo gỡ những thắc mắc rất kịp thời nên chúng em rất thuận lợi khi dạy học. Hiện nay 100% học sinh lớp em đã biết đọc”.
Đến từ Trường TH Tân Phú, (Cái Răng, Tp Cần Thơ) cô Trần Thị Mỹ Hóa bày tỏ: “Sách Cánh Diều vừa sức học sinh. HS đọc khá tốt. Thích nhất là có sách điện tử và được nhóm tác giả thường xuyên lắng nghe, chia sẻ, hỗ trợ trong quá trình dạy học.”…
Cùng với sự thành công của Cánh Diều, hy vọng sẽ có thêm những đơn vị, những nhà sách tham gia vào công tác XHH với tinh thần sử dụng nhiều bộ SGK cho một chương trình. Càng có nhiều bộ sách thì nhà trường và học sinh càng có nhiều sự lựa chọn, đáp ứng nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Cô Trần Tuyết Ánh, (Trường TH Tứ Xuyên, Tứ Kỳ, Hải Dương) khẳng định: “Nếu chọn lại tôi vẫn chọn bộ sách Cánh Diều! Bởi sách có nội dung phong phú và phù hợp. Phần mở rộng vốn từ rất đang dạng. Học sinh hứng thú học. Các âm vần sắp xếp phù hợp. Tôi cũng rất thích sách điện tử”…vv.
Mỗi trường chọn một sách giáo khoa, học sinh chuyển trường có phải mua sách mới?
Việc chuyển trường được thực hiện vào cuối học kì 1 hoặc cuối năm học, vì vậy học sinh học sách giáo khoa nào cũng phải đạt được các yêu cầu cần đạt.
Thời gian qua Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh gửi tới Bộ Giáo dục và Đào tạo việc cử tri bức xúc những bất cập trong nội dung chương trình trong sách Tiếng Việt lớp 1 (thuộc bộ sách giáo khoa Cánh Diều) chưa phù hợp, còn nhiều lỗi, không mang tính giáo dục.
Bên cạnh đó, cử tri còn phản ánh giá sách giáo khoa tăng cao so với năm học trước, thiếu hướng dẫn và thông tin chưa rõ ràng việc sử dụng sách giáo khoa trong các nhà trường. Cử tri cho rằng nếu mỗi trường áp dụng dạy một bộ sách giáo khoa sách riêng thì khi học sinh chuyển trường lại phải chuyển sách, rất khó khăn, gây lãng phí. Cử tri đề nghị Bộ kiểm tra lại công tác thẩm định sách giáo khoa, xử lý nghiêm các sai phạm (nếu có).
Nội dung này, ngày 2/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trả lời như sau:
Trước những phản ánh từ đội ngũ giáo viên, phụ huynh học sinh và dư luận xã hội về việc sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 còn gặp một số khó khăn trong quá trình tổ chức dạy và học; một số ngữ liệu trong sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 chưa phù hợp, Bộ GDĐT đã ban hành Công văn số 4090/BGDĐT-TH yêu cầu Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa (Hội đồng thẩm định) và các Nhà xuất bản có sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 thực hiện rà soát, kiểm tra các nội dung dư luận phản ánh và báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hiện nay, các Hội đồng thẩm định, tác giả và các nhà xuất bản đã và đang tiếp tục triển khai các bước thực hiện, gửi báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo những nội dung theo quy định để thực hiện điều chỉnh, bổ sung trong các lần tái bản.
Theo quy định của Luật giá, sách giáo khoa thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá, không thuộc danh mục mặt hàng do Nhà nước định giá, bình ổn giá. Tuy nhiên, xác định sách giáo khoa là mặt hàng đặc biệt, có ảnh hướng đến nhiều gia đình, nhất là những hộ nghèo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội đưa sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá nhằm tăng cường vai trò điều tiết của Nhà nước đối với sách giáo khoa.
Ảnh minh họa: Lã Tiến
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục chỉ đạo các nhà xuất bản biên soạn sách giáo khoa thực hiện các nội dung sau: tinh giản nội dung phù hợp để giảm số trang sách giáo khoa, tiết kiệm chi phí trong các khâu xuất bản, phân phối sách giáo khoa (lớp 2, lớp 6 và các lớp tiếp theo) để giảm giá thành sách giáo khoa; quán triệt nghiêm việc biên soạn sách giáo khoa sử dụng được nhiều lần (hạn chế học sinh viết, vẽ, làm bài tập trực tiếp vào sách giáo khoa); khuyến khích học sinh giữ gìn sách giáo khoa, đóng góp vào các thư viện trường học để học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn, sử dụng miễn phí; tiếp tục có chính sách hỗ trợ sách giáo khoa cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh vùng dân tộc thiểu số.
Việc chuyển trường được thực hiện vào cuối học kì 1 hoặc cuối năm học, vì vậy học sinh học sách giáo khoa nào cũng phải đạt được các yêu cầu cần đạt đối với môn học, lớp học đó nên không ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh.
Với những trường hợp chuyển trường giữa năm học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các nhà trường thực hiện theo quy trình gồm các bước thực hiện rõ ràng trong Điều lệ trường Tiểu học cụ thể: Trường có học sinh chuyển trường cung cấp thông tin về tài liệu học tập tại trường, tiến độ thực hiện chương trình, bảng tổng hợp kết quả đánh giá rèn luyện và học tập của học sinh; hiệu trưởng trường nơi chuyển đến tổ chức trao đổi, khảo sát, hướng dẫn bổ sung các nội dung cần thiết cho học sinh, gặp gỡ tư vấn cùng gia đình trước khi tiếp nhận và xếp học sinh vào lớp phù hợp.
Với các quy định về chuyển trường này, trường tiếp nhận học sinh chuyển đến hoàn toàn có cơ sở để hỗ trợ giúp đỡ học sinh hoàn thành chương trình các môn học và hoạt động giáo dục trước khi tiếp nhận và xếp lớp phù hợp cho học sinh.
Tiếp thu kiến nghị của cử tri, tới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình xã hội hóa việc biên soạn, phát hành sách giáo khoa lớp 1 theo quy định tại Nghị quyết số 122/2020/QH14 của Quốc hội; tiếp tục chỉ đạo việc biên soạn, thẩm định sách giáo khoa từ lớp 2 đến lớp 12 bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới theo lộ trình quy định; hoàn thiện quy trình, chính sách biên soạn sách giáo khoa phổ thông.
Chương trình lớp 1 có quá áp lực? Sách giáo khoa không còn là pháp lệnh, chương trình theo hướng mở trao quyền tự chủ cho giáo viên. Do đó, tùy vào trình độ của học sinh, giáo viên có phương pháp và cách dạy phù hợp. Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại bậc tiểu học đối với lớp 1....