Giáo viên nghỉ không lương được hỗ trợ
UBND TP HCM sẽ có chính sách hỗ trợ người lao động không có bảo hiểm bi mất việc vi Covid-19; giáo viên mầm non, tiểu học phải nghỉ không lương.
Vấn đề này sẽ được xem xét tại kỳ họp bất thường của HĐND TP HCM ngày 28/3, sau đề nghị của Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 hai hôm trước. Ông Nhân dẫn ví dụ Nhật Bản vẫn trả lương khi người lao động phải ở nhà trông con do trường học đóng cửa.
“Chúng ta cần đặt mình vào vị trí người lao động để xem họ sẽ sống thế nào nếu hai tuần, bốn tuần thậm chí tám tuần nữa không có lương”, ông Nhân nói.
Cô giáo Kim Anh và Bích Phương ở phường Thạnh Xuân ( quận 12, TP HCM) mở quán nước trước cửa trường mầm non vì thất nghiệp trong mùa Covid-19.
TP HCM hiện có hơn 80.000 giáo viên từ mầm non đến THPT, giáo dục thường xuyên. Giáo viên mầm non đông nhất, hơn 27.000 người, trong đó chỉ hơn 10.000 nằm trong biên chế, còn lại là giáo viên hợp đồng tại các trường, nhóm trẻ tư thục.
Covid-19 kéo dài khiến hàng loạt nhóm trẻ tư thục rơi vào khó khăn do không có nguồn thu học phí nhưng phải trả tiền mặt bằng, chi phí vận hành. Nhiều đơn vị đóng cửa, cắt hợp đồng lao động với giáo viên.
Mạnh Tùng
Video đang HOT
4 năm học sư phạm lẽ nào lại cần thêm chứng chỉ nghề chỉ học vài ngày?
"Chúng tôi học 4 năm sư phạm, có người còn học 6 năm đã có bằng thạc sĩ nhưng tại sao vẫn bắt chúng tôi có cái chứng chỉ nghề nghiệp chỉ học vài buổi là xong?"
Cùng với việc giáo viên phải lo cho được 2 chứng chỉ ngoại ngữ và tin học để "lận lưng", nhiều thầy cô giáo còn phải đi học lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp để lấy thêm tấm chứng chỉ thứ ba được chúng tôi gọi vui là "kim bài miễn tử".
Thông báo được gửi cho từng giáo viên để chào mời lớp học chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp (Ảnh Phan Tuyết)
Không ít thầy cô bất bình vì: "Chúng tôi học 4 năm sư phạm, có người còn học 6 năm đã có bằng thạc sĩ nhưng tại sao vẫn bắt chúng tôi có cái chứng chỉ nghề nghiệp chỉ học vài buổi là xong?"
Nhiều câu hỏi thắc mắc: "Quy định này làm gì để nhà giáo chúng tôi phải mất thêm một khoản tiền không nhỏ trong quỹ lương vốn eo hẹp của mình?"
Nếu nói có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là để nâng cao nhận thức của giáo viên, giúp cho việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh thì giáo viên chúng tôi sẽ kịch liệt phản đối.
Bởi vì, những chuyên đề được dạy trong lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp đều là những nội dung cũ mèm mà chúng tôi đã được học trong những năm học sư phạm.
Hoặc là những nội dung bồi dưỡng hầu như giáo viên đã biết, hằng tuần hàng tháng giáo viên vẫn đang vận dụng nên dễ trở thành thừa mà không giúp gì nhiều cho công tác giảng dạy.
Đơn cử: những chuyên đề đã học như Lý luận về nhà nước...; Chiến lược về chính sách phát triển giáo dục và đào tạo;
Quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường; Thanh tra, kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng trường học...
Nhiệm vụ tổ trưởng chuyên môn (có trong Điều lệ trường học);Hay sinh hoạt tổ chuyên môn (nội dung giáo viên làm hàng tuần);
Giáo viên với tư vấn học đường (kiến thức lý thuyết này học nhiều ở trường sư phạm nhưng thực tế vẫn là quan trọng nhất)...
Giáo viên muốn thăng hạng lao đao, giáo viên đã thăng hạng trước đó cũng bị "đòi nợ"
Luật, năm 2015, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Nội vụ đã ban hành các Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập (các Thông tư liên tịch số 20,21,22,23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV).
Theo đó, giáo viên mỗi cấp học phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của hạng đã được bổ nhiệm; trong đó có tiêu chuẩn "có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp".
Những giáo viên muốn nâng hạng buộc phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Thế nên, dù thấy việc học vài buổi nhưng mất tới vài triệu cũng phải ráng học với hy vọng được nâng mỗi tháng vài trăm nghìn đồng tiền lương.
Nhưng không ít thầy cô giáo đã được thăng hạng từ trước vẫn phải đứng ngồi không yên khi bị buộc đi học lấy chứng chỉ giữ hạng.
Do trước đó, những giáo viên đã được chuyển từ "ngạch" sang "hạng" nhưng chưa có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp và được cho nợ.Họ phải "đấu tranh" đi học hay không đi học? vì nó còn liên quan đến tài chính của gia đình có đáp ứng nổi không?
Nay, không ít địa phương tìm mọi cách buộc giáo viên đi học lấy chứng chỉ để giữ hạng. Nhiều thầy cô đã phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để đổi lấy tờ giấy có dấu đỏ chỉ để kẹp hồ sơ cho đủ thủ tục.
Việc làm này có hợp lý không? Câu trả lời nhận được nhiều nhất chắc chắn là không!
Bởi thế, chúng tôi kiến nghị với Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Nội vụ nghiên cứu để bỏ đi những thủ tục hành chính rườm rà, gây lãng phí thời gian, gây tốn tiền bạc cho các thầy cô giáo vốn luôn chịu áp lực trong công việc và có đời sống kinh tế chẳng khá giả gì.
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net
Hiệu quả từ Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp TP Cần Thơ lần thứ 8, năm 2019 diễn ra từ ngày 5 đến ngày 9-11-2019, tại Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Cần Thơ. Sự kiện này thu hút 41 nhà giáo đến từ 9 trường Trung cấp, Cao đẳng tham gia, đăng ký 41 bài giảng dự thi, bao gồm các khối môn...