Giáo viên nào cũng dạy Hoạt động trải nghiệm, có trái Luật Giáo dục?
Không có giáo viên chuyên ngành, các trường trung học phổ thông đang linh động sắp xếp giáo viên dạy Hoạt động trải nghiệm-hướng nghiệp.
Hoạt động trải nghiệm-hướng nghiệp là một trong 8 bộ môn bắt buộc ở cấp trung học phổ thông trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với 105 tiết học/năm, tương đương 3 tiết/tuần.
Hoạt động này có vị thế ngang bằng với các môn học khác nhưng hiện nay chưa có giáo viên chuyên ngành, do vậy hiệu trưởng các nhà trường phải linh động phân công giáo viên bộ môn giảng dạy.
Việc phân công giáo viên bộ môn dạy Hoạt động trải nghiệm-hướng nghiệp theo cách “chữa cháy” như thế này liệu có trái Luật Giáo dục 2019 cũng như một số quy định khác có liên quan là điều rất đáng được quan tâm.
Ảnh minh họa: Giaoduc.net.vn
Nhiệm vụ nhà giáo được quy định thế nào?
Điều 69 Luật Giáo dục 2019 quy định nhiệm vụ của nhà giáo như sau: “Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục”. Điều 70 quy định quyền của nhà giáo: “Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo”. [1]
Có thể nhận thấy, giáo viên bộ môn không được đào tạo đúng chuyên ngành Hoạt động trải nghiệm-hướng nghiệp thì làm sao dạy học có chất lượng? Hơn nữa, giáo viên phải giảng dạy trái chuyên môn đào tạo, liệu có trái Luật Giáo dục 2019?
Cùng với đó, Điều 27 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học quy định nhiệm vụ của giáo viên:
“Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục; Tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ”. [2]
Theo quy định này, giáo viên bộ môn phải tham gia các hoạt động chuyên môn của tổ. Nay họ kiêm nhiệm Hoạt động trải nghiệm-hướng nghiệp thì phải bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ và tham gia sinh hoạt chuyên môn ở một tổ khác nữa (tổng cộng 2 tổ) khiến công việc quá tải.
Thực tế hiện nay hiện nay vẫn còn nhiều giáo viên phải giảng dạy những môn học không đúng chuyên môn của mình.
Video đang HOT
Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với các môn có tính đặc thù, chẳng hạn như: Giáo dục công dân do giáo viên môn Lịch sử dạy, Kỹ thuật nông nghiệp do giáo viên môn Sinh học dạy, Kỹ thuật công nghiệp thì có giáo viên Vật lý.
Giáo viên bộ môn dạy Hoạt động trải nghiệm-hướng nghiệp có hiệu quả?
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm-hướng nghiệp giúp hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo được biểu hiện qua các năng lực đặc thù: năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp. [3]
Ví dụ, năng lực thích ứng với cuộc sống của học sinh trung học phổ thông gồm: Thay đổi được cách suy nghĩ, biểu hiện thái độ, cảm xúc của bản thân để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ, hoàn cảnh mới; Thể hiện được sự tự tin trong giao tiếp, ứng xử và trong các mối quan hệ khác nhau.
Cá nhân người viết cho rằng, giáo viên bộ môn, nhất là các môn khoa học tự nhiên, khó dạy năng lực thích ứng với cuộc sống của học sinh trung học phổ thông sao cho hiệu quả.
Các kĩ năng của năng lực này phù hợp hơn với giáo viên dạy các môn khoa học xã hội hoặc giáo viên chuyên ngành về tâm lí học.
Có lẽ giáo viên gặp trở ngại nhất là ở nội dung năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Bởi, chương trình yêu cầu học sinh cần đạt về các năng lực đặc thù này như sau:
“Giải thích được các điều kiện làm việc, công việc và vị trí việc làm của các nghề/nhóm nghề; Phân tích được yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người làm nghề; Trình bày được nhu cầu xã hội đối với các nghề và sự phát triển của các nghề đó trong xã hội;
Giới thiệu được các thông tin về trường cao đẳng, đại học, các trường trung cấp học nghề và các cơ sở đào tạo nghề liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân; Phân tích được vai trò của các công cụ của các ngành nghề, cách sử dụng an toàn, những nguy cơ tai nạn có thể xảy ra và cách đảm bảo sức khỏe nghề nghiệp.
Chương trình còn yêu cầu học sinh hiểu biết và rèn luyện phẩm chất, năng lực liên quan đến nghề nghiệp; Kĩ năng ra quyết định và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp”. [3]
Phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, giáo viên hướng nghiệp chưa tự tin hướng nghiệp cho học sinh là thực trạng ở nhiều trường trung học phổ thông từ trước đến nay vì đa số thầy cô là dân “tay ngang”.
Tôi đã từng chứng kiến vẫn còn tình trạng nhiều học sinh cuối cấp không biết mình thích gì, chọn ngành nào là phù hợp. Thậm chí, một học sinh vừa trúng tuyển ngành luật của một trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh ngây thơ hỏi tôi “sau khi em tốt nghiệp là đi xét xử các vụ án có phải không”.
Kể cả nhiều giáo viên bộ môn khi được học sinh nhờ tư vấn về một ngành nghề nào đó, đặc biệt là những nghề mới xuất hiện thì thầy cô ú ớ.
Tôi nhận thấy, trước thách thức của việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa về yêu cầu hướng nghiệp cho học sinh ở cấp trung học phổ thông, nhiều trường học ở Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức ký kết hợp tác với các trường đại học trên địa bàn trong hướng nghiệp cho học sinh (và cả giáo viên) là cách làm thiết thực, hiệu quả.
Tài liệu tham khảo:
[1] https://luatvietnam.vn/giao-duc/luat-giao-duc-2019-175003-d1.html
[2] https://luatvietnam.vn/giao-duc/thong-tu-32-2020-tt-bgddt-dieu-le-truong-thcs-va-thpt-190977-d1.html
[3] Chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm-hướng nghiệp Ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
TP.HCM: Đoàn ĐBQH khảo sát về tình hình thực hiện đổi mới chương trình, SGK mới
Số giáo viên tiểu học của Thành phố Hồ Chí Minh đạt chuẩn đào tạo, trên chuẩn theo Luật Giáo dục 2019 là 83%, trong đó công lập đạt 74%.
Sáng ngày 20/9, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức buổi khảo sát về tình hình thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2022.
Bà Văn Thị Bạch Tuyết, ông Hà Phước Thắng - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì buổi khảo sát.
Ông Nguyễn Bảo Quốc - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đại diện lãnh đạo Sở tham gia buổi khảo sát này.
Theo báo cáo của Sở này cho biết, số lượng giáo viên tiểu học trong và ngoài công lập toàn thành phố hiện nay có 24.849 giáo viên trên tổng số 32.146 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
Tỷ lệ giáo viên tiểu học/lớp hiện là 1,36 chưa đáp ứng đủ để tổ chức dạy đủ các môn học và dạy học 2 buổi/ngày đối với bậc tiểu học.
Ông Nguyễn Bảo Quốc - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu (ảnh: P.L)
Khi thực hiện dạy học 2 buổi/ngày thì dự kiến số giáo viên sẽ tăng. Việc đảm bảo 1 giáo viên dạy nhiều môn/lớp là một trong những thách thức đối với một số quận/huyện có tỷ lệ phòng học/lớp còn thấp. Tỷ lệ giáo viên/lớp chưa đáp ứng được yêu cầu.
Nhiều quận, huyện đạt tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp, nhưng cũng vẫn còn có nhiều nơi chưa đạt được tỷ lệ này.
Số giáo viên tiểu học đạt chuẩn đào tạo, trên chuẩn theo Luật Giáo dục 2019 là 83%, trong đó công lập đạt 74%. Số giáo viên chưa đạt chuẩn là vấn đề mà các đơn vị cần quan tâm trong thời gian tới.
Sở sẽ phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh bồi dưỡng cho giáo viên cốt cán tiểu học, Học viện Quản lý Giáo dục bồi dưỡng cho cán bộ quản lý cốt cán. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, tổ trưởng chuyên môn cốt cán đã tham gia tập huấn, bồi dưỡng do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức về triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo cán bộ quản lý, giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng và hoàn thành chương trình bồi dưỡng, được cơ sở bồi dưỡng cấp giấy chứng nhận hoàn thành.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên đại trà, chủ động liên kết với các trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sài Gòn...tổ chức các lớp bồi dưỡng các module để đảm bảo điều kiện đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Tiếp tục thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thuộc ngành giáo dục thành phố.
Tạo điều kiện để tất cả các cán bộ quản lý, giáo viên (cả trường công lập và tư thục) được tham gia các đợt tập huấn nâng cao năng lực quản lý, tổ chức dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Buổi giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức sáng ngày 20/9 (ảnh: P.L)
Thực hiện việc đổi mới hình thức bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, bồi dưỡng nâng cao năng lực triển khai các nhiệm vụ cho giáo viên đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Bà Văn Thị Bạch Tuyết - Phó Trường đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 trong bối cảnh 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 với nhiều thách thức.
Theo bà Văn Thị Bạch Tuyết, thời gian qua, dư luận rất quan tâm đến vấn đề trang bị sách giáo khoa cho học sinh, chất lượng dạy và học khi triển khai chương trình mới, cũng như chế độ chính sách dành cho giáo viên.
Ngoài ra, chương trình có sự thay đổi lớn khi triển khai một số môn học theo hình thức đa môn, thay cho việc dạy đơn môn trước đây.
Song song đó, các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, nâng chuẩn trình độ giáo viên và khó khăn trong việc tuyển dụng đội ngũ là những thách thức đang đặt ra cho Thành phố Hồ Chí Minh.
Giải tỏa gánh nặng Một thời gian, việc có quá nhiều hồ sơ, sổ sách trong nhà trường từng khiến đội ngũ bức xúc vì mất công sức, áp lực. Ảnh minh họa Internet. Nhiều thầy cô khi nhớ lại còn ám ảnh với những hàng dài gạch đầu dòng: Sổ ghi nghị quyết, Sổ điểm, Sổ dự giờ, Sổ họp nhóm, Sổ họp tổ, Sổ ghi...