Giáo viên mua, xin sáng kiến kinh nghiệm, giáo án để làm gì?
Giáo viên mua sáng kiến kinh nghiệm cũng chỉ nhằm mục đích dự thi giáo viên giỏi, để đăng ký chiến sĩ thi đua. Điều này sao có thể gọi là học hỏi.
Bài viết: “Có những thầy cô mua bán, xin cho giáo án và đủ thứ khác trên mạng xã hội” của tác giả Lê Mai đăng trên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 22/11/2020 nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc trên cả nước nhưng đáng lưu ý là phần đông các ý kiến đều tỏ ra không đồng tình với nội dung mà tác giả nêu.
Sáng kiến mua, xin không ngoài mục đích nộp dự thi giáo viên giỏi và đăng ký chiến sĩ thi đua (Ảnh tác giả)
Không phải người trong ngành đọc xong bài viết, đọc đến những lời bình luận mà đa phần trái quan điểm với bài viết sẽ nghĩ gì? Nghĩ rằng, nhiều người phản đối như thế phải chăng bài viết nói không đúng?
Người trong nghề như chúng tôi lại thấy rằng vì bài viết nói quá đúng thực trạng nên mới bị phản ứng như thế.
Thật sự thì không chỉ có những thầy cô mà phải khẳng định có rất nhiều giáo viên hiện nay mua bán, xin cho giáo án. Đặc biệt trong năm học này, việc mua bán, xin cho giáo án ở bậc tiểu học (cụ thể lớp 1) tăng đột biến và sẽ báo động còn sẽ tăng gấp nhiều lần vào năm học tới khi lớp 2 và lớp 6 thực hiện việc thay sách giáo khoa.
Giáo án lớp 1 mới được giáo viên quan tâm nhiều nhất (Ảnh tác giả)
Điều đáng buồn là, giáo viên lại chưa dám thừa nhận mặt trái của việc mua bán, xin cho giáo án (mặc dù ai trong cuộc cũng biết). Đã thế, có người còn biện bạch rằng đó là việc cần làm, nên làm để nâng cao trình độ, nâng cao tay nghề chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học của bản thân.
Mua bán, xin cho giáo án, sáng kiến kinh nghiệm là điều rất tốt, đáng hoan nghênh ư?
Nói đến việc, mua bán, xin cho giáo án bạn Nguyễn Lực cho rằng: “Làm sao mà phải nghiêm trọng hóa vấn đề?
Giáo viên họ có quá nhiều giáo án, sổ sách phải làm. Việc họ xin nhau bài giảng mẫu để tham khảo, sửa lại cho phù hợp điều kiện hoàn cảnh, biến cái của người khác thành của mình, điều đó không chỉ giáo viên mà hiện nay ngành nào cũng vậy thôi.
Vấn đề cơ bản là không dập khuôn máy móc bài giảng của người khác là được.
Bạn Minh Nhớ cũng đồng quan điểm: “Giáo viên người ta mua hay xin giáo án về có phải để nguyên vậy đâu cũng phải chỉnh sửa lại nhiều cho phù hợp với tình hình đối tượng học sinh lớp học, hoặc người ta tham khảo, học hỏi những phương pháp, hình thức tổ chức hay. Cái này đáng nhẽ phải tuyên dương chứ sao lại phê bình?”
Và cũng thật bất ngờ khi một giáo viên có hơn 20 năm kinh nghiệm đứng lớp và là Tổ trưởng chuyên môn cũng có một tư tưởng vô cùng “thoáng” khi nói về việc mua bán, xin cho giáo án, sáng kiến kinh nghiệm.
Video đang HOT
Trong bài viết: “Thầy cô mua bán, trao đổi giáo án, tài liệu qua mạng có gì xấu?” của tác giả Bùi Nam đăng trên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 25/11 khẳng định:
“… việc trao đổi, chia sẻ tư liệu là rất cần thiết để giáo viên giảng dạy hiệu quả. Còn việc bán tư liệu cũng là việc hợp lý, nếu bỏ ra một số ít kinh phí để có được một giáo án tốt, một tài liệu tốt, hay để tham khảo và chia sẻ kinh nghiệm cho đồng nghiệp là điều đáng hoan nghênh.
Phải quen dần với việc có được những cái hay, cái tinh túy,… phải mất phí để người đầu tư tạo những sản phẩm đó có chất lượng hơn.
Bên cạnh, đó có rất nhiều trang web miễn phí (free), những hội nhóm lập ra để chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp hay tốt, kiến thức chuyên môn, chuyên sâu,… để giáo viên vận dụng áp dụng vào giảng dạy,… là điều rất tốt, đáng hoan nghênh.
Do đó, tôi cho rằng việc mua, bán, xin cho,… tài liệu tham khảo, sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp hay để thực hiện nhiệm vụ cho tốt, cho hấp dẫn là điều nên khuyến khích giáo viên thực hiện càng nhiều càng tốt để có thêm nguồn tư liệu, ngữ liệu dạy học phù hợp, khuyến khích sáng tạo để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong giáo dục.
… bản chất tốt đẹp của việc mua, bán, chia sẻ giáo án, tài liệu, sáng kiến kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật hay mô hình thí nghiệm,… là điều đáng khuyến khích hơn là đáng bị lên án”.
Người viết cho rằng cần phải xem lại việc mua bán, xin cho giáo án sáng kiến kinh nghiệm, đề tài khoa học kỹ thuật hay mô hình thí nghiệm,… chứ không phải là điều đáng khuyến khích như tác giả Bùi Nam khẳng định.
Quan sát thực tế đời sống học đường xung quanh, tôi nhận thấy người mua sáng kiến kinh nghiệm không phải để tham khảo, để học hỏi cái hay, cái tinh túy của đề tài nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cho bản thân mình, ngược lại họ mua sáng kiến kinh nghiệm chỉ nhằm mục đích để dự thi giáo viên giỏi, để đăng ký chiến sĩ thi đua các cấp.
Điều này theo quan điểm của cá nhân người viết, không thể gọi là học hỏi mà là gian dối, biến chất xám trí tuệ của người khác thành của mình trong các cuộc thi nhằm đổi lấy thành tích cho bản thân.
Sau những cuộc thi này, người nào đạt các danh hiệu sẽ được nhận thưởng, được tuyên dương và có nhiều cơ hội được bổ nhiệm.
Đã có tỉnh thành phát hiện và công bố tên tuổi của những giáo viên sao chép sáng kiến kinh nghiệm dự thi lấy thành tích và nhận được sự đồng tình của rất đông bạn đọc.
Bởi thế, việc mua bán, xin cho sáng kiến kinh nghiệm hay các đề tài nghiên cứu về giáo dục cần phải lên án mạnh mẽ. Có thế người đạt các danh hiệu hay được bổ nhiệm mới thực tài. Và ngành giáo dục cần những người tài, trung thực như vậy.
Còn việc mua bán, xin cho giáo án, với giáo viên lớn tuổi, có thâm niên giảng dạy lâu năm còn đỡ, những giáo viên mới ra trường nhưng chỉ biết mua bán, xin cho giáo án của người khác về làm của mình sẽ thế nào đây?
Đi dạy nhưng không xem bài trước sao có được những phương pháp giảng dạy hay? Sao có được hình thức dạy học tốt? Việc ỉ vào việc có giáo án mua được nên không nghiên cứu bài trước khi lên lớp chắc chắn tiết dạy như thế sẽ không thành công.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.
Giáo án của người thầy có quan trọng hay không?
Thực tế, việc ký duyệt giáo án của giáo viên giờ đây cũng chẳng mấy ai bắt bẻ nên soạn giáo án trước tiên là để phục vụ cho chính công việc của người thầy.
Từ ngày 3/5 đến ngày 7/5 trên giaoduc.net.vn có 5 bài viết về chủ đề giáo án của người thầy. Có người lên án việc mua bán giáo án của giáo viên, có người giáo án chỉ để đối phó, hết năm cân ký nên mua cho tiện
Chúng tôi rất tán đồng với nhận định: " giáo án là một trong số các loại hồ sơ không thể thiếu của nhà giáo!" của tác giả Sơn Quang Huyến trong bài viết Có bắt buộc giáo viên in giáo án để cán bộ quản lý kiểm tra không?
Và, tất nhiên không bao giờ tán đồng quan điểm mua bán giáo án công khai trên mạng internet bởi người thầy rất khác với người thợ ở chỗ người thợ chỉ cần một bản vẽ, một bản thiết kế là có thể làm thành một sản phẩm hoàn thiện.
Nhưng, người thầy phải khác...
Hình ảnh người thầy đêm đêm thao thức cùng những trang giáo án - (Ảnh minh họa: baonghean.vn).
Giáo án của người thầy không phải chỉ đơn thuần là để ký duyệt và cân... phế liệu
Trước tiên, chúng tôi muốn khẳng định lại: " giáo án là một trong số các loại hồ sơ không thể thiếu của nhà giáo!" bởi điều này đã được quy định rất rõ trong những loại hồ sơ sổ sách bắt buộc của giáo viên.
Trong các loại hồ sơ sổ sách của người thầy thì giáo án là quan trọng bậc nhất. Chính vì quan trọng nên hàng tháng thì nhà nước vẫn phải chi trả tiền giấy bút, soạn bài cho giáo viên ở tất cả các cấp học.
Số tiền này dù không nhiều nhưng cũng đủ để thầy cô in ấn giáo án trong quá trình giảng dạy của mình.
Thực tế, đội ngũ nhà giáo của chúng ta có những người thầy rất giỏi, người thầy giỏi nhưng cũng không hiếm những người thầy...chưa giỏi.
Vì thế, việc thuộc được giáo án hiện nay không phải giáo viên nào cũng thuộc và nhớ một cách chính xác được những nội dung cơ bản trong sách giáo khoa, nhớ được chuẩn kiến thức kỹ năng của bài học.
Nói thuộc giáo án để...dạy hàng ngày cho học trò (nhất là học trò nhỏ) thì đơn giản vô cùng nhưng thuộc được giáo án, làm chủ giáo án để dạy cho học trò lớn, để dạy thao giảng chuyên đề hay đi thi giáo viên giỏi các cấp thì lại là một chuyện rất khác.
Thực tế cho thấy giáo viên làm chủ giáo án trong những tiết thao giảng, thi giáo viên giỏi một cách khoa học theo từng hoạt động dạy học hiện nay không nhiều.
Cho dù, người thực hiện đều là những người đã được nhà trường, tổ chuyên môn "chọn mặt gửi vàng"... cho dù những tiết dạy đó đã phải nháp đi, nháp lại từ lớp này đến lớp khác.
Người dạy lâu năm một khối thì thuộc lòng giáo án- đó là điều đương nhiên nhưng phần lớn giáo viên từ cấp Trung học cơ sở trở lên thì thường dạy 2 khối lớp và Ban giám hiệu nhà trường cũng thường thay đổi trong phân công qua mỗi năm học.
Có thể năm này dạy đầu cấp, sang năm dạy cuối cấp.
Những thầy cô dạy các môn Tự nhiên thì có phần đơn giản hơn nhưng những môn Xã hội thì số liệu, khái niệm rất nhiều.
Hơn nữa, những năm gần đây ngành giáo dục có nhiều thay đổi. Sách giáo khoa năm 2000 được thiết kế theo từng bài học thì mấy năm nay đã chuyển sang dạy theo nhiều chủ đề khác nhau.
Vậy, giáo án của người thầy có cần không? Giáo án có quan trọng không? Hay chỉ đơn thuần là để ký duyệt và bán phế liệu?
Người thầy có cần soạn giáo án và giáo án có quan trọng không?
Có người cho rằng việc soạn giáo án cũng chỉ để cho có nên nhiều thầy cô chọn mua cho tiện. Đúng là mua thì tiện lắm, vì chỉ bỏ ra một số tiền nhỏ là có thể sở hữu được bộ giáo án cho riêng mình để đối phó.
Nhưng, mua rồi người thầy có làm chủ giáo án được hay không? Đừng nói mua là để đối phó với Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn.
Thực tế, việc ký duyệt giáo án của giáo viên giờ đây cũng chẳng mấy ai bắt bẻ nên việc soạn giáo án trước tiên là để phục vụ cho chính công việc của người thầy.
Người thầy muốn thuộc được giáo án thì việc đầu tiên phải đọc nội dung sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo rồi mới bắt tay vào soạn giáo án.
Giáo án có đầu tư tốt thì bài giảng trên lớp cũng sẽ tốt theo bởi mình soạn thì đương nhiên mình thuộc giáo án và chủ động hơn trong các hoạt động dạy học của mình.
Hơn nữa, ngày nay giáo án được lưu trên máy tính, hàng năm thì giáo viên chỉ bổ sung những cái hay, cái mới vào bài học. Việc soạn giáo án vì thế cũng không mất quá nhiều thời gian của người thầy- nếu người thầy nặng lòng với nghề.
Mua giáo án của người khác đơn giản lắm bởi nó thuận mua vừa bán như một món hàng ngoài chợ vậy.
Nhưng, mỗi đối tượng học trò ở từng khu vực có cách tiếp cận khác nhau nên giáo án, đề kiểm tra phải căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh trường mình thì mới thực hiện được hiệu quả.
Vì thế, những người thầy giỏi, tâm huyết với nghề thường tự soạn giáo án cho riêng mình để dạy và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm qua từng bài học. Chính vì họ xem nghề giáo là nghiệp nên họ có đầu tư chiều sâu, không hời hợt và đương nhiên cũng không cần phải đối phó.
Việc đầu tư cho giáo án là đầu tư chiều sâu cho chuyên môn của chính mình nên không thể xem là lãng phí. Chỉ có những người không soạn được hoặc không muốn soạn mới phải cầm tiền đi mua giáo án từ chính đồng nghiệp của mình.
Bộ ở xa quá, dưới cơ sở giáo viên vẫn bị trói chặt bằng hồ sơ, sổ sách Giáo viên cứ phải thực hiện những điều vô lý mà không thực hiện thì bị ghi biên bản lưu vào hồ sơ cá nhân và những hồ sơ này sẽ đi theo giáo viên mãi mãi về sau! Chúng ta đã nghe nói rất nhiều về việc giao quyền chủ động cho giáo viên trong quá trình giảng dạy nhưng làm sao...