Giáo viên mệt nhoài với giáo án mới và tập huấn các modul
Chỉ trong một thời gian ngắn giáo viên phải soạn giáo án theo mẫu mới và tập huấn các modul cho Chương trình giáo dục phổ thông 2018 khiến thầy cô rất mệt mỏi.
Ngày 18/12/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản số 5512/BGDĐT-GDTrH về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Theo đó, phụ lục IV của văn bản này quy định kế hoạch bài dạy (giáo án) có một số thay đổi so với mẫu giáo án cũ về mục tiêu; thiết bị dạy học và học liệu; tiến trình dạy học. [1]
Điều đáng nói là, trước đó ngày 27/8/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản số 3280/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 theo hướng giảm tải một số nội dung dạy học của chương trình hiện hành. [2]
Vì Bộ Giáo dục điều chỉnh nội dung dạy học nên thời điểm đó giáo viên phải soạn lại toàn bộ giáo án của những bài có thay đổi như: giảm tải, tích hợp, dạy học theo chủ đề, tự học có hướng dẫn.
Giáo viên rất mệt mỏi vì cùng một thời điểm nhưng phải thực hiện hàng loạt công việc. (Ảnh minh họa do tác giả cung cấp)
Giáo viên ngập đầu trong công việc
Theo tìm hiểu của chúng tôi, giáo viên bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông phải mất 3 tháng ròng rã mới có thể hoàn thành cơ bản bộ giáo án để kịp đưa vào giảng dạy năm học 2020-2021.
Tuy nhiên, giáo án mới sử dụng chưa ráo mực thì giáo viên lại phải lao vào soạn giảng giáo án khác theo công văn 5512. Vậy là, giáo án học kì 2 theo công văn 3280 không còn dùng được nữa, dẫn đến lãng phí thời gian, công sức của giáo viên vô cùng.
Kéo theo đó, giáo viên rất mệt mỏi vì cùng một thời điểm nhưng phải thực hiện hàng loạt công việc, đó là ra đề và chấm bài kiểm tra học kì 1; hoàn thiện hồ sơ sổ sách học kì 1; bồi dưỡng 3 modul của Chương trình phổ thông 2018 và soạn giáo án mới nhất cho học kì 2.
Giáo viên chúng tôi mỗi khi gặp nhau đều tỏ ra ngao ngán, bởi một năm học do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, và nay cộng thêm hàng loạt công việc phải hoàn thành trong một thời gian ngắn khiến nghề dạy học càng thêm nhọc nhằn.
Tìm cách đối phó
Chúng tôi khẳng định, hiếm có giáo viên nào tự mình ngồi soạn hết chương trình học kì 2 bởi mỗi thầy cô thường dạy 2 khối lớp với hàng chục bài học và hàng trăm trang sách. Hơn nữa, giáo viên phải làm cùng lúc rất nhiều việc, thì lấy đâu ra thời gian để tìm tòi nghiên cứu, soạn bài?
Cái khó ló cái “khôn” (dĩ nhiên là tiêu cực và không còn cách nào khác), buộc lòng giáo viên đành lên mạng xã hội tìm mua giáo án từ các đồng nghiệp. Một người mua rồi chia cho nhiều người khác, cho tổ – thậm chí mua đi bán lại nhộn nhịp như mớ rau con cá.
Vì mẫu giáo án thay đổi xoành xoạch nên có nhiều nhóm giáo viên bỗng dưng ăn nên làm ra nhờ bán tài liệu.
Lướt một vòng trên mạng xã hội, không khó để tìm ra giáo viên, nhóm giáo viên rao bán giáo án. Mua một khối thì trung bình mất phí 100 ngàn đồng, mua ba khối thì được giảm giá còn lại 200 ngàn đồng hoặc được khuyến mại thêm các tài liệu khác.
Buồn cười nhất là cảnh giáo viên chì chiết nhau, công kích nhau cũng chỉ vì người nọ mua của người kia rồi đem bán lại cho cho người khác.
Thế rồi giáo viên nộp giáo án cho có theo tinh thần đổi mới, còn lãnh đạo chuyên môn cũng chỉ kiểm tra vì nhiệm vụ, còn chất lượng giờ dạy thế nào thì không ai kiểm chứng. Mà có chăng, cùng lắm lãnh đạo chỉ dự giờ giáo viên một hai tiết chứ làm sao giám sát được giờ dạy cả năm cả tháng?
Còn về chuyện bồi dưỡng các modul của Chương trình giáo dục phổ thông 2028 cũng lắm nhiêu khê, bất cập nhưng nếu giáo viên không học thì không được cấp chứng chỉ để có thể tiếp tục giảng dạy trong thời gian tới.
Thực tế giáo viên đang bồi dưỡng Modul 2 môn Ngữ văn là một minh chứng. Giáo viên phải trải qua 3 giai đọan để hoàn thành modul này: giai đoạn 1, chuẩn bị; giai đoạn 2, học tập, thực hành; giai đoạn 3, phản hồi, đánh giá.
Video đang HOT
Ở giai đoạn 2 có nhiều nội dung giáo viên đã được học ở trường đại học hoặc bồi dưỡng trong quá trình dạy học nhưng nay vẫn phải học lại. Đó là nội dung, tìm hiểu một số phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất năng lực học sinh trong môn Ngữ văn ở trung học phổ thông.
Giáo viên học lại các phương pháp: dạy học dựa trên dự án; dạy học hợp tác; dạy học giải quyết vấn đề; phương pháp đàm thoại gợi mở; phương pháp đóng vai; phương pháp dạy viết dựa trên tiến trình môn Ngữ văn; phương pháp dạy học theo mẫu; kĩ thuật khăn trải bàn; kĩ thuật sơ đồ tư duy; kĩ thuật phòng tranh; kĩ thuật KWL (known, want to know, learned); kĩ thuật bốn ô vuông.
Để kết thúc Modul 2, giáo viên phải soạn và nộp một giáo án theo mẫu mới đạt yêu cầu. Điều kì lạ là, giáo án mà cũng yêu cầu giáo viên soạn như nhau khiến nhiều thầy cô bức xúc.
Cần biết rằng, một giáo viên dạy giỏi thì giáo án luôn linh hoạt và không phụ thuộc vào một khuôn mẫu nào cả. Bởi giáo viên dạy lâu năm thì không cần phải soạn giáo án như người mới ra trường; giáo án lớp chuyên khác lớp thường; giáo án vùng nông thôn khác thành phố…
Nếu giáo viên thực hiện đồng phục giáo án thì lên lớp dạy sẽ mất cảm xúc, lúc đó người thầy chỉ đơn thuần thực hiện các bước như máy móc đã được lập trình sẵn.
Thiết nghĩ, để giáo viên có tư thế và tâm thế khi bước vào giảng dạy chương trình mới thì việc bồi dưỡng chuyên môn là cần thiết. Thế nhưng, cách làm tránh manh mún, lặp lại, thậm chí chỉ thuần “lí thuyết” thì sẽ khó định lượng được hiệu quả.
Qua bài viết này, chúng tôi mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo, sở giáo dục của từng địa phương cần rà soát lại quy định về việc soạn giáo án và nội dung bồi dưỡng các modul còn lại, cốt làm sao cho thiết thực, hiệu quả – là điều giáo viên mong mỏi nhất.
Tài liệu tham khảo:
[1] //thuvienphapluat.vn/cong-van/Giao-duc/Cong-van-5512-BGDDT-GDTrH-2020-xay-dung-va-to-chuc-thuc-hien-ke-hoach-giao-duc-cua-nha-truong-462988.aspx
[2] //thuvienphapluat.vn/cong-van/giao-duc/Cong-van-3280-BGDDT-GDTrH-2020-huong-dan-dieu-chinh-noi-dung-day-hoc-cap-trung-hoc-co-so-451297.aspx
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Mẫu kế hoạch bài dạy 5512 quá dài dòng vô bổ, nhiều thày cô chỉ soạn đối phó
Cần bỏ ngay việc kiểm tra hồ sơ sổ sách mà nên tập trung vào việc kiểm tra chất lượng giờ dạy, kiểm tra chất lượng học sinh là chính xác nhất.
Giáo án lên lớp của giáo viên đã được đổi tên đến vài lần, nào là đổi thành thiết kế bài dạy, nào là kế hoạch bài dạy. Mỗi lần đổi tên cũng kèm theo đổi luôn hình thức, cách soạn một bài dạy lên lớp.
(Ảnh minh họa: Tailieugiangday.com)
Tuy nhiên, nhìn quy định soạn một kế hoạch bài dạy mới mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành trong Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, nhiều giáo viên đã thật sự "choáng".
Chúng tôi "choáng" vì nếu soạn đúng theo tinh thần của công văn thì mỗi kế hoạch bài dạy sẽ có độ dài hàng chục trang giấy, "choáng" vì lo ngại sẽ lấy thời gian đâu để mà soạn, "choáng" vì mỗi ngày nếu dạy 5 tiết mà có tới 5 kế hoạch bài dạy dài hàng dăm chục trang như thế sẽ thế nào?
Những quy định máy móc, hình thức và dài dòng
Đầu tiên phần mục tiêu, yêu cầu giáo viên phải ghi đầy đủ kiến thức, năng lực, phẩm chất mà mục nào cũng quy định nêu cụ thể nội dung kiến thức học sinh cần học trong bài, nêu cụ thể yêu cầu học sinh làm được gì, nêu cụ thể yêu cầu về hành vi, thái độ...
Phần thiết bị dạy học và học liệu cũng yêu cầu nêu cụ thể các thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong bài dạy.
Phần tiến trình dạy học gồm các hoạt động dạy học trên lớp, từng hoạt động đều có mục tiêu riêng, nội dung, sản phẩm, cách tổ chức hoạt động. Cụ thể:
Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động)
a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động tiếp theo của bài học.
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinh phải thực hiện (xử lí tình huống, câu hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành...) để xác định vấn đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể yêu cầu về nội dung và hình thức của sản phẩm hoạt động theo nội dung yêu cầu/nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành: kết quả xử lí tình huống; đáp án của câu hỏi, bài tập; kết quả thí nghiệm, thực hành; trình bày, mô tả được vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo và đề xuất giải pháp thực hiện.
d) Tổ chức thực hiện: Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động học cho học sinh từ chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1 (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động).
a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập để chiếm lĩnh kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1.
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể của học sinh làm việc với sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu cụ thể (đọc/xem/nghe/nói/làm) để chiếm lĩnh/vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề/nhiệm vụ học tập đã đặt ra từ Hoạt động 1.
c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể về kiến thức mới/kết quả giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ học tập mà học sinh cần viết ra, trình bày được.
d) Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển các kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh.
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung cụ thể của hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm giao cho học sinh thực hiện.
c) Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập; các bài thực hành, thí nghiệm do học sinh thực hiện, viết báo cáo, thuyết trình.
d) Tổ chức thực hiện: Nêu rõ cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh; hướng dẫn hỗ trợ học sinh thực hiện; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu phát triển năng lực của học sinh thông qua nhiệm vụ/yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn (theo từng bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp).
b) Nội dung: Mô tả rõ yêu cầu học sinh phát hiện/đề xuất các vấn đề/tình huống trong thực tiễn gắn với nội dung bài học và vận dụng kiến thức mới học để giải quyết.
c) Sản phẩm: Nêu rõ yêu cầu về nội dung và hình thức báo cáo phát hiện và giải quyết tình huống/vấn đề trong thực tiễn.
d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào các thời điểm phù hợp trong kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục của giáo viên.
Giáo án dài lê thê, chỉ lo cho việc soạn thì thời gian nào nghiên cứu bài dạy?
Nếu theo đúng những yêu cầu về cách thiết kế một kế hoạch bài dạy trong Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH thì một thiết kế hoàn chỉnh sẽ có độ dài hơn 10 trang giấy.
Cô giáo Thanh Tâm bức xúc: "Chỉ một hoạt động mà đã soạn không dưới 2 trang giấy, một tiết dạy không dưới 10 trang, một ngày 5 tiết sẽ ra sao, còn thời gian chấm bài nữa hay không?".
Chưa nói đến tự soạn mà chỉ copy, sao chép một lúc dăm chục trang kế hoạch cũng chẳng đủ sức để làm.
Bạn Phạm Hoan thắc mắc: "Rất máy móc khi yêu cầu giáo án phải chung một mẫu giáo án. Có cần thiết phải ghi tên trường, tổ chuyên môn, tên giáo viên trong mỗi bài soạn không?
Có nhất thiết hoạt động nào cũng yêu cầu nêu mục tiêu, nội dung, sản phẩm, tổ chức thực hiện hay không?
Đã có rất nhiều giáo viên nói soạn theo công văn 5512 chỉ để kiểm tra (tức là đối phó) còn thực tế trên lớp không ai làm như vậy. Thời gian 45 phút mà thực hiện các hoạt động đó trong khi học sinh không có sự chuẩn bị bài thì chỉ giỏi lắm được 1/3 yêu cầu".
Bao nhiêu giáo viên đi dạy phải nhìn giáo án?
Bạn Vũ Thị Hạnh nói rằng: "Bản thân mình dạy không bao giờ xem giáo án. Nó chỉ là thứ để kiểm tra. Cái quan trọng là bàn xem với kiểu bài này, với kiểu học sinh này thì sẽ dạy thế nào? Đừng đưa ra lý thuyết hàn lâm rồi thầy cô cứ gò mình ra ép các bài dạy trên giấy cho nó giống với lý thuyết ấy làm gì?"
Bạn Kim Phạm nói: "Tôi nghĩ là làm sao cho các em học sinh nắm kiến thức cơ bản, ngắn gọn, dễ nhớ nhất và vận dụng vào chính đời sống thực tế của học sinh là đã thành công chứ bày ra soạn giáo án theo chủ đề dài lê thê mà giáo viên lên lớp cũng không rập khuôn như kế hoạch bài dạy được.
Trong mỗi lớp có nhiều đối tượng khác nhau nên phương pháp truyền tải kiến thức cũng rất khác nhau trong mỗi lớp".
Bạn Đỗ Hoàng Giang cho biết: "Tôi 27 năm công tác lên lớp gần như không cần giáo án, soạn chỉ để kiểm tra, quan trọng là học sinh nắm được gì chúng có thích mình dạy không?" .
Những kiến nghị của giáo viên
Bạn Nguyễn Nhàn bày tỏ: "Thật ra giáo án cũng chỉ hình thức, nó không thể phù hợp hết tất cả học sinh và hầu như mình thấy chưa thầy cô nào dạy theo giáo án. Chỉ thấy tốn giấy mực mỗi khi kiểm tra xong rồi vứt đó".
Bạn Trần Văn Thanh: "Tôi đồng tình với quan điểm "quan trọng nhất không phải hồ sơ như thế nào mà là giáo viên dạy như thế nào trên lớp".
Đối với một giáo viên đã có kinh nghiệm (khoảng 5 năm trở lên) việc soạn một giáo án quá chi tiết, quá dài dòng chỉ lãng phí thời gian, tiền bạc (giấy mực) chứ chẳng mang lại hiệu quả gì cho giáo viên và học sinh".
Bạn Lê Hồng Quân đề nghị: "Hãy để giáo viên được tự chủ trong việc chuẩn bị kế hoạch bài giảng của riêng mình. Không nhất thiết phải đồng phục, quy chuẩn, miễn sao giáo viên thực hiện tốt tiết lên lớp của mình là được.
Thiết nghĩ ngành giáo dục nên cởi trói cho giáo viên, quản lý bằng kết quả đáp ứng chuẩn đầu ra chứ đừng đánh giá quá trình".
Nếu không có kế hoạch bài dạy, nhà trường sẽ kiểm tra giáo viên thế nào?
Cần bỏ ngay việc kiểm tra hồ sơ sổ sách mà nên tập trung vào việc kiểm tra chất lượng giờ dạy, kiểm tra chất lượng học sinh là chính xác nhất.
Nhưng muốn việc đánh giá chính xác giáo viên dạy như thế nào? Học sinh học ra sao thì thầy cô giáo phải được quyền sát hạch đầu vào để xác nhận chất lượng học sinh.
Từ đó, các thầy cô giáo sẽ đảm bảo bằng chất lượng đầu ra cho mỗi lớp. Có thế, giáo viên mới thật sự nỗ lực trong mỗi giờ dạy chứ không phải kiểu giảng dạy đối phó (dạy thì lớt phớt mà chăm sóc hồ sơ kỹ càng để xếp loại tốt) như hiện nay.
Giáo án phải theo 1 mẫu chung, tác hại khôn lường Kế hoạch bài dạy phải theo mẫu thống nhất của Bộ đã tạo nên thị trường mua bán giáo án, tệ nạn "văn mẫu" lại nở rộ ngay chính trong nội tại thầy cô giáo. Chuyện học sinh chúng ta bị trói buộc, thiếu sáng tạo trong cách dạy áp đặt một chiều của thầy cô đã được dư luận lên tiếng từ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Top MV 100 triệu view nhanh nhất Việt Nam: Bắc Bling đạt kỷ lục thần tốc vẫn chưa thể vượt qua 2 "ngọn núi" này
Nhạc việt
14:10:02 31/03/2025
Giọng hát của G-Dragon gây tranh cãi, lầm bầm nhỏ đến mức fan phải hét lên không nghe thấy gì?
Nhạc quốc tế
14:06:09 31/03/2025
Sao nam Vbiz phát hoảng vì mặt biến dạng, sưng phồng bất thường
Sao việt
14:01:38 31/03/2025
Họp báo khẩn của Kim Soo Hyun: Tài tử lộ diện cùng luật sư, lên tiếng về nghi vấn hẹn hò người vị thành niên?
Sao châu á
13:58:00 31/03/2025
Khởi tố vụ án gây ô nhiễm tại làng nghề đúc đồng ở Bắc Ninh
Pháp luật
13:56:20 31/03/2025
Tông xe liên hoàn trên cầu Chữ Y, cửa ngõ TPHCM kẹt cứng
Tin nổi bật
13:48:55 31/03/2025
Đang ghi hình giới thiệu đặc sản địa phương, nữ MC "đứng hình" vì sự cố bất ngờ
Netizen
13:16:19 31/03/2025
Vai trò nổi bật của căn cứ Mỹ ở Greenland trong cạnh tranh với Nga và Trung Quốc
Thế giới
12:52:14 31/03/2025
Người phụ nữ trung niên bằng mọi giá mua được căn nhà vì quá mê khu vườn, thành quả khiến ai đặt chân đến đều thấy xóa tan hết mọi muộn phiền trên đời
Sáng tạo
12:51:39 31/03/2025
Tý sự nghiệp lên như diều gặp gió, Tỵ được quý nhân giúp đỡ ngày 31/3
Trắc nghiệm
12:34:16 31/03/2025