Giáo viên mầm non sẽ được đánh giá như thế nào?
Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch đánh giá giáo viên theo Chuẩn và thành lập Hội đồng đánh giá. Đó là quy trình đầu tiên để đánh giá giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp được nêu tại dự thảo Thông tư về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
Ảnh minh họa/internet
Theo đó, số lượng thành viên Hội đồng đánh giá: từ 5 thành viên trở lên, gồm: Hiệu trưởng là Chủ tịch hội đồng; các thành viên là chủ tịch công đoàn nhà trường và những người am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ và có kinh nghiệm; nắm vững quy trình, nội dung, phương thức đánh giá.
Hội đồng đánh giá tổ chức lấy ý kiến của các bên liên quan: tự đánh giá của giáo viên, ý kiến đánh giá của đồng nghiệp, ý kiến của hiệu trưởng.
Hội đồng đánh giá tổng hợp kết quả đánh giá của các bên liên quan, kiểm tra minh chứng để đánh giá mức đạt theo từng tiêu chí và mức đạt chung. Nếu có sự khác biệt giữa kết quả tự đánh giá và kết quả đánh giá của đồng nghiệp thì Hội đồng đánh giá căn cứ vào minh chứng để quyết định mức đạt theo từng tiêu chí và mức đạt chung.
Video đang HOT
Gửi kết quả đánh giá chung và đánh giá theo từng tiêu chí cho giáo viên mầm non. Hội đồng đánh giá trao đổi với giáo viên về kết quả giải quyết sự khác biệt giữa kết quả tự đánh giá và kết quả đánh giá của đồng nghiệp (nếu có). Hội đồng đánh giá báo cáo kết quả đạt chuẩncho cơ quan quản lý cấp trên và công khai danh sách giáo viên đạt Chuẩn
Định kỳ hằng năm, giáo viên tự rà soát, đánh giá theo Chuẩn vào cuối mỗi năm học để tự xác định mức độ đạt được theo Chuẩn, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện và nâng cao phẩm chất, năng lực nghề nghiệp. Định kỳ 3 năm/lần cơ sở giáo dục mầm non tổ chức đánh giá giáo viên theo Chuẩn.
Minh Phong
Theo giaoducthoidai.vn
Giáo viên mầm non được đánh giá theo 3 mức
Theo dự thảo thông tư về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, giáo viên mầm non được đánh giá theo các mức độ đạt, khá, tốt.
Ảnh minh họa/internet
Cụ thể: Đánh giá giáo viên theo Chuẩn căn cứ vào mức độ đạt của các tiêu chí thông qua các minh chứng thu thập được và kết quả đánh giá của các bên liên quan tham gia vào quá trình đánh giá.
Đánh giá theo tiêu chí. Các tiêu chí được đánh giá theo các mức độ đạt, khá, tốt và không xếp loại thể hiện các mức năng lực khác nhau trong thang phát triển năng lực của giáo viên.
Mức Đạt: Hiểu và thực hiện được các nhiệm vụ của người giáo viên mầm non đúng phương pháp, đúng quy định.
Mức Khá: Chủ động tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của người giáo viên mầm non.
Mức Tốt: Tích cực, linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện các nhiệm vụ của người giáo viên mầm non.
Trong mỗi tiêu chí, để đạt mức đạt, khá, tốt, giáo viên cần đáp ứng yêu cầu của mức đó với những minh chứng phù hợp kèm theo. Không xếp loại khi không đạt mức đạt của tiêu chí hoặc không có minh chứng để chứng minh.
Về đánh giá chung: Căn cư vao kêt qua đanh gia các tiêu chi trong Chuẩn, giao viên se đươc xêp loại, đánh giá mức độ đạt, khá, tốt hoặc không xếp loại.
Mức Đạt: 100% các tiêu chí phải được đánh giá từ mức đạt trở lên
Mức Khá: có tất cả các tiêu chí được đánh giá từ mức đạt trở lên, đảm bảo tối thiểu 12/15 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó2, 6, 7, 8, 9, 11, 14đạt mức khá trở lên.
Mức Tốt: có tất cả các tiêu chí được đánh giá từ mức khá trở lên, đảm bảo tối thiểu 12/15 tiêu chí đạt mức tốt,trong đó2, 6, 7, 8, 9, 11, 14 đạt mức tốt.
Không xếp loại: trường hợp có từ 1 tiêu chí trở lên được đánh giá không đạt thì sẽ không được xếp loại.
Theo giaoducthoidai.vn
Sẽ có Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non Bộ GD&ĐT vừa ban hành dự thảo Thông tư về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Dự thảo đề xuất, giáo viên mầm non phải đạt được 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí. Cụ thể: Ảnh minh họa/internet Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nghề nghiệp Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu thực hiện chức...