Giáo viên mầm non rất dễ bạo lực với trẻ?
PGS.TS Nguyễn Công Khanh (ĐH Sư phạm Hà Nội) nhắc lại vấn đề làm nếu giáo viên mầm non không có đạo đức, thiếu kỹ năng sư phạm và ít yêu nghề thì sớm muộn cũng phạm lỗi.
Nuôi trẻ theo kinh nghiệm rất nguy hiểm
Từ kinh nghiệm nghiên cứu tâm lý lâm sàng trẻ em và đào tạo giáo viên mầm non PGS.TS Nguyễn Công Khanh cho biết: Lứa tuổi mầm non từ 0 tuổi cho đến trước 6 tuổi là thời kỳ phát triển đặc biệt quan trọng. Đây là giai đoạn mỗi trẻ em ở lứa tuổi mầm non phát triển rất nhanh tùy thuộc vào môi trường của gia đình, lớp học thế nào.
Nếu đó là một môi trường tạo ra những cảm xúc tích cực giúp trẻ được tắm mình trong thế giới ngôn ngữ mẹ đẻ và được cô giáo yêu thương… Môi trường giàu tương tác và trải nghiệm thì trẻ sẽ tích cực khám phá và sẽ phát triển tốt.
PGS.TS Nguyễn Công Khanh.
- Để có môi trường tương tác như vậy đòi hỏi giáo viên phải có những kỹ năng gì, thưa ông?
- Muốn làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên mầm non đứng lớp phải được đào tạo bài bản. Họ không thể là người không được đào tạo – hoặc được học nghề khác, do chưa tìm công ăn việc làm, lại sẵn có một không gian gia đình, có một số người quen biết nhờ giữ trẻ và sau đó… thành bảo mẫu. Nuôi dạy trẻ kiểu đó hoàn toàn theo kinh nghiệm. Chắc chắn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ.
Nuôi trẻ theo kinh nghiệm nguy hiểm ở chỗ – sự tức giận dễ trút lên các em. Trẻ mầm non không giống như người lớn, một số em nhút nhát, thường thấy người lạ là khóc và thường biếng ăn… Khi trẻ khóc, biếng ăn thì gây ra một cảm giác khó chịu tức tối, một phản ứng theo kiểu dây chuyền mà những người không được đào tạo mầm non không kiểm soát được.
Và những cô bảo mẫu hành hạ trẻ thường là những người không được đào tạo bài bản. Họ chỉ có biết giữ trẻ – không phải có kinh nghiệm nuôi dạy để phát triển các em.
Giáo viên mầm non dễ bị stress
- Hệ quả của việc chăm trẻ bằng kinh nghiệm thường tiềm ẩn những nguy cơ thế nào, thưa ông?
- Với người giữ trẻ hoàn toàn theo kinh nghiệm dân gian, không qua đào tạo, tính tình nóng nảy thì dễ dẫn đến những hành vi bạo lực. Vì đe dọa, trừng phát, bạo lực thường được họ xem là con đường nhanh nhất để ngăn hờn dỗi… của trẻ. Và tất cả những hành vi bạo lực với trẻ đều không chấp nhận được vì nó mang bản năng thú tính… làm thương tổn đến sự phát triển.
Video đang HOT
Giáo viên mầm non phải có tình yêu trẻ. Vì công việc của họ rất vất vả – không giống như những giáo viên ở các bậc học khác. Họ phải làm việc quần quật từ sáng sớm cho đến buổi chiều muộn mới được về. Cả ngày làm việc như thế với những trẻ hay quấy khóc họ rất dễ bị stress.
- Từ kinh nghiệm đào tạo giáo viên, ông có đánh giá thế nào về quá trình đào tạo giáo viên mầm non ở các trường đã thực sự đáp ứng yêu cầu.
- Thực ra quá trình đào tạo ở các trường chỉ tạo ra một cái phôi tốt để sinh viên tốt nghiệp ra hành nghề. Nhưng mỗi người phải tự hoàn thiện từ chính môi trường sống của mình – từ chính nhà trường mầm non nơi họ đứng lớp.
Đội ngũ quản lý phải thường xuyên giám sát và có những chế tài để buộc tất cả giáo viên phải tuân theo. Ví dụ: trẻ khóc, quấy thì không được quát, dọa… Còn khó quá thì phải nhờ đến chuyên gia tư vấn hỗ trợ, đồng thời phối hợp với gia đình để có xử lý tình huống kịp thời.
Làm việc với trẻ phải có đạo đức
- Ông nghiên cứu nhiều về tâm lí cũng như đào tạo nhiều lứa giáo viên mầm non – để điều tiết cảm xúc nóng nẩy đó thì bản thân mỗi giáo viên cần có những kỹ năng gì?
- Họ phải nắm vững lý thuyết về giáo dục phát triển trẻ mầm non, có kỹ năng sư phạm, đạo đức nghề nghiệp và phải yêu thích em nhỏ. Hơn thế, mỗi giáo viên mầm non luôn phải hiểu rằng mỗi sự tức giận, buồn chán, kích động của họ đều có thể ảnh hướng đến sự phát triển của trẻ. Họ phải học cách để kiềm chế các cảm xúc tiêu cực.
Đối với một số người khả năng kiềm chế cảm xúc tiêu cực khó đòi hỏi phải có sự giúp đỡ của đồng nghiệp. Thường trong một lớp có từ 2 cô trở lên, họ phải luôn chia sẻ học hỏi lẫn nhau.
- Thực tế không ít giáo viên vào nghề với quan niệm chưa xin được việc thì đi trông trẻ, và lương ít nên họ làm đôi khi không được nhiệt tình… Chắc hẳn trong các nghiên cứu ông đã gặp và xử lý tình huống này thế nào?
- Đối với một giáo viên mầm non, tiểu học nếu còn nghĩ như vậy thì tốt nhất nên chuyển làm nghề khác. Nếu không có đạo đức nghề nghiệp thì sẽ không làm được nghề dạy học và sớm muộn anh cũng sẽ bị tha hóa.
Khi anh đã chọn nghề vì sự đam mê, vì yêu thích được tiếp xúc, dạy trẻ thì dù lương thấp thì vẫn là sự cam kết đối với công việc nên phải hoàn thành.
Vấn đề này còn liên quan đến hệ thống quản lý, giám sát của một nhà trường. Một trường nếu biết được giáo viên A thường xuyên có những hành vi hay quát mắng trẻ thì người quản lý phải có trách nhiệm. Có thể không cho giáo viên đứng lớp nữa…
- Khó để ký không cho ai đứng lớp nếu vi phạm vì có thể họ chạy chọt, con ông cháu cha…. Ông có cho rằng đây là vừa là rào cản khó nâng chất lượng và là nguyên nhân châm ngòi cho các vụ bạo hành khi tồn tại những giáo viên mang ô vào trường?
- Thực tế có thể là rào cản nhưng tương lai phải vượt qua. Vượt qua bằng văn hóa, cơ chế quản trị nhà trường.
Vượt qua bằng văn hóa là thường xuyên phải có những chương trình bồi dưỡng, bổ túc để giúp giáo viên chuyển đổi nhận thức và phải giúp họ, hỗ trợ họ để họ vượt qua khó khăn.
Mặt khác, hệ thống quản lý là những người giám sát như tổ trưởng bộ môn, ban giám hiệu phải có quy chế, chế tài,… hoạt động giám sát chất lượng hiệu quả sẽ giảm thiếu rất nhiều hành vi bao lực trẻ. Thậm chí với những trường lớn có thể gắn camera giám sát…
Thực hiện giám sát quản lý chất lượng chặt chẽ nghiêm túc sẽ hạn chế được những hành vi đáng tiếc xảy ra.
Theo Vietnamnet
Tiếng Anh mầm non: Bộ nói dừng, trường vẫn dạy
Hai tháng sau khi Bộ GD-ĐT khẳng định sẽ yêu cầu các trường mầm non phải dừng việc dạy học ngoại ngữ dưới bất kỳ hình thức nào, trên thực tế lệnh cấm này vẫn chưa được áp dụng triệt để.
Chưa được thẩm định, vẫn dạy
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, những trường mầm non tại Hà Nội và TP.HCM vốn đang dạy ngoại ngữ vẫn không có dấu hiệu dừng lại hoạt động này.
Tại Hà Nội, Trường mầm non 20.10 vẫn tổ chức dạy tiếng Anh bắt buộc với lớp chất lượng cao và tự nguyện cho những học sinh của lớp thường với mức học phí 450.000 đồng/tháng. Trường mầm non Lý Thường Kiệt cũng dạy tiếng Anh tự nguyện mỗi tuần 2 tiết với mức học phí 160.000 đồng/tháng.
Một phụ huynh cho biết nhóm trẻ gia đình "chất lượng cao" ở xóm chợ Ninh Hiệp, H.Gia Lâm, Hà Nội cũng đưa tiếng Anh vào giảng dạy từ hơn một năm nay. Theo phụ huynh này, chủ nhóm trẻ liên tục "khuyến khích" phụ huynh phải cho con học tiếng Anh từ năm 3 tuổi.
Các trường mầm non ngoài công lập vẫn công khai quảng bá chương trình song ngữ dù thực chất chỉ dạy tiếng Anh mỗi ngày khoảng 30 phút.
Bà Phạm Thị Hồng Nga, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho hay qua kiểm tra, rà soát, sở nhận thấy nhiều cơ sở giáo dục mầm non liên kết với các trung tâm ngoại ngữ tổ chức cho trẻ làm quen với tiếng Anh nhưng chưa thực hiện đúng quy định quản lý cấp phép của Sở hoặc chưa được phòng GD-ĐT quận, huyện, thị xã thẩm định. Một số cơ sở giáo dục mầm non tổ chức hoạt động làm quen tiếng Anh trong điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên có trình độ tiếng Anh còn hạn chế và thực tế nhu cầu của cha mẹ trẻ chưa nhiều.
"Chưa có chỉ đạo"
Tương tự như vậy, hoạt động giảng dạy tiếng Anh trong trường mầm non ở TP.HCM vẫn tiến hành bình thường.
Phụ huynh một trường mầm non ở Q.7 nói, nhà trường vừa phát thông báo của Trung tâm ngoại ngữ POLY để phụ huynh đăng ký cho con em học khóa mới trong học kỳ 2. Hơn 100 học sinh lớp chồi và lá ở một trường của quận này vẫn theo học tiếng Anh đều đặn mỗi tuần 2 tiết.
Ở nhiều trường mầm non thuộc Q.3, Q.5, hằng tháng phụ huynh vẫn đóng học phí học tiếng Anh cho con em là 170.000 đồng và cũng không nhận bất cứ thông tin nào về việc ngừng chương trình tiếng Anh trong trường mầm non.
Ngoài chương trình tiếng Anh POLY, một số trường đang hợp tác với các đơn vị khác dạy tiếng Anh cho học sinh. Chẳng hạn một trường mầm non ở Q.Phú Nhuận thực hiện song song chương trình tiếng Anh với POLY và của trung tâm ngoại ngữ khác. Ở Q.11, hoạt động giảng dạy tiếng Anh vào các buổi chiều cũng tiếp tục diễn ra ở nhiều trường mầm non.
Lãnh đạo một số phòng giáo dục cho biết chúng tôi không thấy có văn bản nào chỉ đạo về việc ngưng chương trình này nên vẫn để các trường thực hiện. Thậm chí lãnh đạo một phòng giáo dục vẫn khẳng định: "Có văn bản chỉ đạo thực hiện chương trình tiếng Anh POLY nên khi nào Sở có công văn kêu ngưng thì quận sẽ ngưng. Hiện tại chưa thấy thì các trường vẫn thực hiện như bình thường".
Trao đổi điều này với Sở GD-ĐT TP.HCM, một lãnh đạo của phòng GD mầm non cho biết: "Chưa có văn bản chỉ đạo cụ thể yêu cầu các trường ngưng việc dạy. Chúng tôi chỉ nhận văn bản yêu cầu báo cáo thì Sở đã báo cáo lên Bộ. Các trường chỉ ngừng chương trình khi nhận văn bản cụ thể từ phía Bộ".
Trong khi đó, trước thực trạng các trường mầm non vẫn tiếp tục thực hiện dạy tiếng Anh, Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD-ĐT rà soát, kiểm tra các cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập có tổ chức hoạt động ngoại khóa, đặc biệt việc liên kết tổ chức làm quen tiếng Anh cho trẻ mầm non. Kiên quyết đình chỉ hoạt động của các đơn vị liên kết tại các cơ sở không thực hiện đúng quy định.
Các sở GD-ĐT phải có trách nhiệm xử lý
Sau loạt bài Thả nổi tiếng Anh mầm non đăng từ ngày 5.11.2013 trên Báo Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết: "Bộ sẽ có chấn chỉnh, yêu cầu ngừng ngay việc dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non dưới mọi hình thức, kể cả chương trình ngoại khóa khi chưa có chỉ đạo của Bộ".
Trao đổi với phóng viên Thanh Niên vào đầu tuần này, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD-ĐT), thông tin: "Đến thời điểm này, sau khi có công văn yêu cầu các trường kiểm tra, rà soát, Bộ GD-ĐT đã nhận được văn bản báo cáo của các địa phương mà Báo Thanh Niên đã phản ánh trong loạt bài trước đó như Hà Nội, TP.HCM và cả những địa phương khác. Bộ đang tổng hợp những báo cáo này để đưa ra đánh giá chung và có những chỉ đạo cụ thể".
Cũng theo ông Minh, nhìn chung các sở khi báo cáo với Bộ đều thống nhất quan điểm hiện nay hầu hết các trường mầm non đều chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất và đặc biệt là giáo viên để có thể dạy ngoại ngữ cho trẻ. Do vậy, những phụ huynh có nhu cầu tốt nhất nên tìm đến các trung tâm ngoại ngữ có uy tín để cho con mình học. Ông Minh cho biết thêm, riêng Hà Nội và TP.HCM có báo cáo Bộ cho phép một số cơ sở giáo dục "chất lượng cao" được dạy tiếng Anh theo nhu cầu tự nguyện của phụ huynh và sẽ có kiểm tra, giám sát chặt chẽ của sở. Tuy nhiên, Bộ chưa có quyết định chính thức về đề xuất trên. Ông Minh cho rằng ngoài những trường "chất lượng cao" mà Sở đang xin phép, những trường mầm non khác nếu vẫn tiếp tục dạy tiếng Anh cho học sinh thì các địa phương phải có trách nhiệm xử lý
Theo TNO
Giữ trẻ mầm non ngày giáp tết Năm nay học sinh được nghỉ tết đến 16 ngày trong khi phụ huynh được nghỉ 9 ngày. Những gia đình có con trong độ tuổi mầm non tìm nơi giữ trẻ trước và sau tết là mối bận tâm lớn. Nhiều cơ sở giáo dục mầm non vẫn giữ trẻ đến ngày cận tết - Ảnh: Tú Uyên An toàn là trên...