Giáo viên mầm non khuyến cáo: 3 kiểu quần áo mẹ đừng mặc cho bé khi đi học
Không chỉ là vấn đề thời trang, có những bộ đồ trẻ mặc tới trường thực sự không an toàn.
Ở độ tuổi học mẫu giáo, trẻ vẫn còn nhỏ và cần sự hỗ trợ rất lớn từ phía bố mẹ trong mọi mặt. Những đứa trẻ cần sự chăm sóc của bố mẹ và cô giáo ở trường để cuộc sống mỗi ngày tốt hơn. Trẻ em tới trường sẽ có một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa, việc lựa chọn trang phục tưởng như đơn giản nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều tới việc này.
Một số cha mẹ nghĩ rằng việc lựa chọn quần áo chỉ quần quan tâm xem có đẹp hay không nhưng trên thực tế, cả một ngày dài ở trường, quần áo nếu không phù hợp sẽ gây ra sự khó chịu rất lớn đối với trẻ. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới giấc ngủ trưa mà còn tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn cho trẻ.
Trên thực tế, các cô giáo mầm non khuyến cáo, có những bộ đồ phụ huynh nên đặc biệt lưu ý, không mặc cho con khi tới trường:
1. Váy quá ngắn
Nhiều bà mẹ thích mặc đồ cho con dựa trên tiêu chí đẹp là quan trọng nhất, vì vậy nhiều bà mẹ mua rất nhiều váy ngắn xinh xắn cho bé gái. Có nhiều kiểu váy khác nhau nhưng những kiểu váy quá ngắn sẽ gây ra việc khi trẻ ngủ, váy có thể dễ dàng bị tốc lên, để lộ đồ lót bên dưới.
Mặc dù trẻ còn tương đối nhỏ nhưng ở độ tuổi đó đã có thể cảm thấy xấu hổ khi bị lộ khu vực nhạy cảm như vậy. Hơn nữa, thực sự hình ảnh đó rất khó coi, phản cảm. Giấc ngủ buổi trưa của bé sẽ không thoải mái nữa và vướng víu.
Một số cha mẹ nghĩ rằng việc lựa chọn quần áo chỉ quần quan tâm xem có đẹp hay không nhưng trên thực tế, cả một ngày dài ở trường, quần áo nếu không phù hợp sẽ gây ra sự khó chịu rất lớn đối với trẻ. (Ảnh minh họa)
2. Áo có dây
Nhiều bậc cha mẹ đã mua áo hoodie cho con, và cảm thấy rằng những bộ quần áo như vậy làm cho trẻ trông dễ thương và thật ngầu. Đây là những loại áo có mũ, có dây nhìn rất thời trang tuy nhiên nó lại có thể tiềm ẩn những nguy cơ không an toàn cho trẻ.
Video đang HOT
Dây mũ có thể mắc vào một số đồ vật, thiết lại phần cổ của trẻ. Hoặc khi trẻ ngủ, lăn lộn, sợi dây vô tình quấn lại phần cổ. Trên thực tế, cũng đã có những tai nạn xảy ra dù không nhiều với một số trẻ em khi mặc những chiếc áo có dây ở cổ như vậy. Chúng gặp tai nạn vì nghẹt thở do dây siết vào. Do đó, áo hoodie là quần áo rất không an toàn. Cha mẹ không nên cho con mặc quần áo như vậy để đi học mẫu giáo.
3. Quần áo quá phức tạp
Nhiều phụ huynh bây giờ đặc biệt thích mua một số quần áo rất đẹp cho con cái của họ. Có một số quần áo đặc biệt đẹp với nhiều sợi dây trang trí, phụ kiện nhiều. Mặc dù quần áo như vậy trông rất đẹp và thời trang nhưng nó sẽ mang lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn, vì vậy tốt nhất là cha mẹ không nên cho con mặc quần áo quá phức tạp để đến trường. Một khi vấn đề mất an toàn xảy ra, chúng có thể là vấn đề rất nghiêm trọng đối với trẻ.
Mặc dù quần áo như vậy trông rất đẹp và thời trang nhưng nó sẽ mang lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn, vì vậy tốt nhất là cha mẹ không nên cho con mặc quần áo quá phức tạp để đến trường. (Ảnh minh họa)
Có rất nhiều cách để cha mẹ chọn quần áo cho con khi tới trường. Vậy làm thế nào để cha mẹ chọn quần áo cho trẻ nhỏ?
Chú ý đến chất liệu của quần áo
Khi chọn quần áo cho trẻ em, tốt nhất nên chọn quần áo cotton, quần áo lụa, hoặc quần áo cotton và vải lanh. Những quần áo này là nguyên liệu tự nhiên, không gây kích ứng da, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Da của nhiều trẻ em đặc biệt mỏng manh, nếu chất liệu của quần áo không tốt lắm, chẳng hạn như mặc quần áo bằng sợi hóa học, nó có thể gây ra nhiều vấn đề cho da, chẳng hạn như phát ban nhỏ.
Chú ý đến kiểu dáng quần áo
Khi chọn quần áo cho trẻ em, bạn phải đặc biệt chú ý đến kiểu dáng quần áo. Đó phải là những bộ đồ đảm bảo an toàn, dễ mặc vào, cởi ra. Khi chọn quần áo, đừng quá bận tâm tới yếu tố thời trang, hãy xem xét độ an toàn của nó. Quần áo đẹp nhưng có quá nhiều dây dợ lằng nhằng, phụ kiện cũng không phù hợp. Những thứ như vậy rất dễ rơi ra, thậm chí có thể rơi vào miệng, hoặc trẻ nhặt lên nhét vào lỗ mũi… có thể mang lại nguy hiểm lớn cho trẻ.
Quần áo đẹp nhưng có quá nhiều dây dợ lằng nhằng, phụ kiện cũng không phù hợp cho trẻ mặc tới trường vì có thể gây ra những nguy hiểm (Ảnh minh họa)
Một số quần áo có dây thừng trang trí, trẻ có thể sẽ bị gặp họa bởi những sợi dây này. Ngoài ra, quần áo cần phải dễ mặc và cởi ra, để cô giáo có thể thay đồ nhanh chóng cho trẻ hơn.
Nói chung, trẻ em mẫu giáo cần phải rất cẩn thận khi chọn quần áo, chúng cần đáp ứng nhu cầu an toàn, thoải mái và chúng cần đáp ứng nhu cầu ngủ trưa nhiều hơn.
Hết thời trình độ một đằng, lương một nẻo
4 dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (CDNN) và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên (GV) mầm non, phổ thông công lập vừa được Bộ GD&ĐT công bố lấy ý kiến rộng rãi. Có nhiều điểm mới đáng chú ý được đưa ra ở 4 dự thảo.
Năng lực giáo viên sẽ được đánh giá đầy đủ qua việc áp dụng Chương trình GDPT mới. Ảnh minh họa
Không quy định tiêu chuẩn trình độ ngoại ngữ với một số nhóm
Chia sẻ nội dung liên quan đến tiêu chuẩn CDNN GV mầm non, phổ thông, ông Đặng Văn Bình - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết: Theo dự thảo, GV mầm non, tiểu học, THCS được xếp vào 4 hạng gồm: Hạng I, II, III, IV theo mức độ, yêu cầu giảm dần. Hạng I là hạng cao nhất, hạng IV là hạng dành cho GV mầm non, tiểu học, THCS chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo để tương thích với việc nâng trình độ chuẩn được đào tạo của GV mầm non (trình độ CĐ), tiểu học, THCS (trình độ ĐH); GV THPT vẫn giữ 3 hạng như quy định hiện hành (hạng III, II, I).
Về nhiệm vụ, tiêu chuẩn CDNN GV mầm non, phổ thông của từng hạng, theo ông Đặng Văn Bình, trên cơ sở rà soát, bổ sung các yêu cầu về nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của GV được quy định tại các văn bản hiện hành (Luật Viên chức, Luật Giáo dục, Điều lệ trường học, Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Chuẩn nghề nghiệp GV...) và từ thực tiễn triển khai nhiệm vụ của các GV, dự thảo đã điều chỉnh, bổ sung các tiêu chuẩn về nhiệm vụ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GV mầm non, phổ thông. Cùng với đó, điều chỉnh các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019.
Dự thảo Thông tư không quy định tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ đối với GV mầm non hạng IV, III, GV tiểu học và THCS hạng IV; bỏ quy định về ngoại ngữ 2 đối với GV ngoại ngữ ở các cấp học phổ thông để bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Dự thảo các thông tư cũng quy định về trường hợp có trình độ ngoại ngữ, tin học "tương đương" tại điều khoản áp dụng và bổ sung quy định đối với GV dạy đối tượng học sinh chuyên biệt để bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
"Có thể thấy, dự thảo Thông tư không quy định yêu cầu về trình độ ngoại ngữ đối với GV mầm non, tiểu học, THCS hạng IV và GV mầm non hạng III, đồng thời, quy định việc quy đổi tương đương về trình độ ngoại ngữ, tin học đối với các CDNN nhằm tạo điều kiện để GV có thể sử dụng được những văn bằng, chứng chỉ được cấp trong thời gian qua" - ông Đặng Văn Bình cho hay.
Từ nghiên cứu các quy định liên quan đến chứng chỉ bồi dưỡng CDNN (các luật; Nghị định 101 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức...), dự thảo đã có những điều chỉnh cho phù hợp. Đồng thời, Bộ GD&ĐT cũng đề xuất trường hợp GV đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN (quy định Thông tư liên tịch hiện hành) được công nhận là chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn CDNN GV ở hạng tương ứng tại các dự thảo Thông tư lần này.
Ảnh minh họa/ INT
Lương của GV xếp theo trình độ được đào tạo
Liên quan đến nội dung xếp lương, theo ông Đặng Văn Bình, GV mầm non, phổ thông theo hạng CDNN quy định tại dự thảo Thông tư được áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Cụ thể, áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (hệ số từ 1,86 - 4,06) đối với GV, mầm non, tiểu học hạng IV có trình độ trung cấp, áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (hệ số từ 2,10 - 4,89) đối với GV mầm non hạng III, GV tiểu học và THCS hạng IV có trình độ CĐ. CDNN GV mầm non hạng II, tiểu học, THCS, THPT hạng III có trình độ ĐH được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 - 4,98). CDNN GV mầm non hạng I, GV tiểu học, THCS và THPT hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,00 - 6,38). CDNN GV tiểu học, THCS, THPT hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1 (từ hệ số lương 4,40 - 6,78).
"Theo Luật Giáo dục năm 2019, GV mầm non nâng trình độ chuẩn từ trung cấp lên CĐ, tiểu học nâng trình độ chuẩn từ trung cấp lên ĐH, GV THCS nâng chuẩn từ CĐ lên ĐH, nên việc xếp lương thay đổi. Theo đó, việc xếp lương đối với GV mầm non theo bằng CĐ (hệ số lương khởi điểm 2,10); GV tiểu học, THCS là theo bằng ĐH (hệ số lương khởi điểm 2,34) khắc phục việc GV mầm non, tiểu học mới được tuyển dụng, hết thời gian tập sự có bằng CĐ, ĐH mà xếp lương trung cấp (hệ số lương khởi điểm 1,86) và GV THCS có bằng ĐH mà xếp lương CĐ (hệ số lương khởi điểm 2,10) như lâu nay" - ông Đặng Văn Bình nhấn mạnh.
Hoàn thiện hành lang pháp lý đối với GV mầm non, phổ thông
Ông Đặng Văn Bình cho biết: Việc ban hành Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn CDNN và xếp lương đối với GV mầm non, phổ thông nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý đối với GV mầm non, phổ thông; thống nhất với hệ thống các văn bản quy định hiện hành; triển khai các quy định mới của Luật Giáo dục và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức... Đồng thời, khắc phục một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình gần 5 năm triển khai các quy định về hệ thống tiêu chuẩn chức danh.
Đối với UBND cấp tỉnh/huyện, sở/phòng GD&ĐT sẽ giảm bớt khó khăn trong việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý GV nhờ hệ thống văn bản pháp lý rõ ràng, dễ thực hiện và không chồng chéo. Quy định mới giúp cơ sở giáo dục giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông có đội ngũ GV có phẩm chất, năng lực tốt, bảo đảm các yêu cầu của ngành, giúp nhà trường thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông mới; đồng thời sử dụng và quản lý đội ngũ theo đúng tiêu chuẩn CDNN.
Đối với GV mầm non, phổ thông, thầy cô được bảo đảm quyền lợi, an tâm trong công tác, có mục tiêu phấn đấu để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Không thực hiện tuyển dụng đối với GV mầm non, tiểu học, THCS hạng IV
Khi chính thức ban hành, Thông tư là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý GV mầm non, phổ thông. Tuy nhiên đối với cấp học mầm non, tiểu học, THCS, các địa phương không thực hiện tuyển dụng đối với GV mầm non, tiểu học, THCS hạng IV, chỉ thực hiện tuyển dụng đối với GV mầm non, tiểu học, THCS từ hạng III trở lên.
Tranh cãi việc giảm tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non Do đặc thù công việc, giáo viên mầm non phải được coi là ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng trong bối cảnh thiếu giáo viên hiện nay, không thể để giáo viên mầm non nghỉ hưu sớm. Theo khảo sát, 96% giáo viên mầm non muốn được về hưu ở tuổi 55 - ẢNH: KHẢ HÒA Đó...