Giáo viên lớn tuổi nỗ lực dạy online

Theo dõi VGT trên

Đối với những giáo viên ở độ tuổi sắp nghỉ hưu, việc dạy học online thực sự là một thách thức lớn. Tuy nhiên, với tấm lòng yêu nghề, sự tận tâm với học trò, họ đã vượt qua khó khăn riêng để thích ứng với hình thức dạy học online.

Giáo viên lớn tuổi nỗ lực dạy online - Hình 1

Cô Trương Thị Tú, giáo viên Trường tiểu học Nguyễn Huệ (TT.Tân Phú, H.Tân Phú) trong giờ dạy học online. Ảnh: NVCC

* Nỗ lực gấp nhiều lần giáo viên trẻ

Còn đúng 1 năm nữa cô Trương Thị Tú, giáo viên Trường tiểu học Nguyễn Huệ (TT.Tân Phú, H.Tân Phú) sẽ nghỉ hưu. Năm học cuối cùng trong cuộc đời dạy học của cô Tú đã bắt đầu một cách vô cùng đặc biệt mà cô sẽ không thể nào quên. Phải dạy học online trong khi bản thân chưa biết đến các ứng dụng dạy học trực tuyến, cô Tú đã phải dành rất nhiều thời gian làm quen, luyện tập trước khi chính thức “lên lớp” dạy học.

Cô Tú thú thật, khi xác định phải dạy học online, cô mày mò tải ứng dụng Zoom về máy tính nhưng không biết tải thế nào. Đến khi tải được thì không biết cách cài đặt, phải nhờ con trai làm giúp. Sau đó, cô dành thời gian để thực hành các thao tác trên Zoom cho thành thục trước khi chính thức dạy học.

Đầu tư nhiều cho học sinh yếu kém

Tuy việc dạy học online bước đầu cho thấy hiệu quả nhưng các giáo viên đều xác định sẽ phải dành nhiều thời gian để dạy bù, ôn lại kiến thức cho những học sinh “chậm tiếp thu” khi học trực tiếp tại trường.

“Tôi lớn tuổi rồi, nhìn lâu trên máy tính cũng bị chói mắt. Dạy học online vất vả hơn nhiều so với dạy trên trường. Sau khi lên lớp, tôi dành thời gian để nghiên cứu bài mới xem những nội dung nào cần thiết và phù hợp để trình chiếu. Buổi trưa, tôi không nghỉ ngơi mà soạn bài PowerPoint. Đa số học sinh học bằng điện thoại nên tôi phải chắt lọc nội dung để trình chiếu thật cô đọng, font chữ to giúp các em tiện theo dõi” – cô Tú tâm sự.

Một ngày làm việc của cô Tú chỉ kết thúc sau khi đã chấm xong bài tập của học sinh trên ứng dụng Azota vào buổi tối. Đối với học sinh tiểu học, việc chấm bài hằng ngày là rất quan trọng, không chỉ giúp giáo viên nắm được tình hình học tập chung của lớp mà còn nhằm động viên học sinh thông qua việc ghi lời phê trong mỗi bài tập.

Cô Chu Thị Thuyên là một trong 2 giáo viên lớn tuổi nhất của Trường THCS Ngô Quyền (xã Sông Ray, H.Cẩm Mỹ). Trong điều kiện bình thường, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) chủ yếu là soạn giảng trên PowerPoint, tích hợp thêm nhiều hình ảnh minh họa cho sinh động, thu hút học sinh. Nhưng dạy học online đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn. Điều này đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian, tâm sức đầu tư cho bài giảng hơn.

Cô Thuyên chia sẻ: “Khi dạy online, giáo viên phải chuẩn bị bài giảng thật trọng tâm, cô đọng. Ở độ tuổi của tôi, việc tiếp thu CNTT có hơi chậm so với giáo viên trẻ nhưng lại nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Ban giám hiệu và đồng nghiệp. Chúng tôi được tập huấn rồi tự thực hành. Phải tập luyện nhiều, nói chung là phải chịu khó, phải vất vả gấp 2-3 lần giáo viên trẻ”.

Nhìn chung, giáo viên càng lớn tuổi, kỹ năng ứng dụng CNTT càng có phần hạn chế hơn so với giáo viên trẻ. Để đáp ứng yêu cầu dạy học online, họ đã rất nỗ lực để làm quen và thích ứng với hoàn cảnh. Sau hơn 1 tuần dạy học, các giáo viên đều đã sử dụng các ứng dụng dạy học online một cách thành thạo, đảm bảo yêu cầu dạy học.

Để làm được điều này, ngoài nỗ lực của bản thân giáo viên còn phải kể đến sự hỗ trợ của ban giám hiệu, tổ CNTT các trường. Thầy Vũ Ngọc Cường, Phó hiệu trưởng Trường THPT Xuân Lộc (H.Xuân Lộc) cho biết, trường có đến 15 giáo viên từ 50 tuổi trở lên. Đây cũng là đội ngũ được hỗ trợ nhiều nhất từ tổ CNTT của trường theo hình thức “cầm tay chỉ việc”

Thầy Cường kể: “Ngay từ đầu tháng 9, nhà trường đã khảo sát để nắm bắt mức độ đáp ứng yêu cầu dạy học trực tuyến của toàn bộ giáo viên trong trường. Kết quả, có 13 giáo viên còn lúng túng trong dạy học online. Ban giám hiệu và tổ CNTT đã trực tiếp hỗ trợ cho họ. Đến nay, giáo viên toàn trường đã dạy học trên nền tảng Microsoft Teams thành thạo. Tuy nhiên, để việc dạy học online ngày càng suôn sẻ, hiệu quả, tổ CNTT vẫn bám sát, hỗ trợ kịp thời hằng ngày cho giáo viên. Mỗi tuần, nhà trường lại tổ chức tập huấn thêm cho toàn bộ giáo viên”.

* Chuyển động theo xu thế

Một trong những động lực giúp các giáo viên thêm tự tin để dạy học online là số lượng học sinh tham gia học online không ngừng tăng lên. Cô Tú cho biết, lớp 3/1 do cô chủ nhiệm hiện có 31/32 học sinh học online. Một trường hợp không tham gia học được là do hoàn cảnh quá khó khăn, không có thiết bị, không có tiền mua sách. Hằng ngày, cô vẫn gửi nội dung bài học cho em, đồng thời tìm hướng giúp em khắc phục khó khăn.

Video đang HOT

Tiếp tục tập huấn dạy học online

Mặc dù việc dạy học online đã đi vào nề nếp nhưng các trường học trên toàn tỉnh vẫn tiếp tục công tác tập huấn để đảm bảo giáo viên dạy học online ngày càng hiệu quả hơn.

Thầy Trần Quang Thạch, Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Quyền (H.Cẩm Mỹ) cho hay, năm học 2021-2022, nhà trường có 1.090 học sinh. Khi khảo sát đầu năm thì có 89 em không đủ điều kiện học online, sau 1 tuần triển khai dạy học thì số này giảm xuống còn 22. Bước sang tuần thứ 2, chỉ còn 8 em quá khó khăn, không thể tự trang bị thiết bị học online, nhà trường đã lập danh sách đề nghị ngành Giáo dục hỗ trợ.

Điều đáng mừng là khi triển khai dạy học online trong đầu năm học này, giáo viên đã có nhiều chuyển biến trong nhận thức. Theo đó, việc dạy học online không chỉ là ứng phó tình huống mà còn là một xu thế chuyển đổi trong giáo dục hiện đại.

“Nhìn theo một hướng khác, việc triển khai dạy học online lần này chính là cơ hội cho các nhà trường, từ chỗ nhiều giáo viên còn e ngại thì tất cả đều trở thành những người chủ động trong ứng dụng CNTT. Có thể nói, năm nay chính là năm mà ngành Giáo dục thực hiện chuyển đổi số nhanh nhất, nhiều nhất” – thầy Vũ Ngọc Cường bộc bạch.

Giáo viên mắng học trò "óc trâu", đuổi ra khỏi lớp online: Vì đâu nên nỗi?

Thời gian gần đây, trên các diễn đàn mạng xã hội liên tục xuất hiện các clip "tố" giáo viên cư xử thiếu chuẩn mực.

Giáo viên quát tháo học sinh, giảng viên đuổi sinh viên ra khỏi lớp, giảng viên mắng sinh viên là "óc trâu"... làm xấu đi hình ảnh của người thầy trong mắt học trò và xã hội.

Giáo viên mắng học trò óc trâu, đuổi ra khỏi lớp online: Vì đâu nên nỗi? - Hình 1

Hiện tượng này do đâu và cần phải giải quyết tận gốc ra sao? Chuyên gia tâm lý giáo dục PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục, trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) trả lời phỏng vấn của Dân trí.

Giáo viên mắng học trò óc trâu, đuổi ra khỏi lớp online: Vì đâu nên nỗi? - Hình 2

Thưa ông, ông đánh giá ra sao về thực trạng ngành giáo dục xuất hiện các hiện tượng giáo viên có hành vi, lời nói không phù hợp với tiêu chuẩn nhà giáo thời gian vừa qua?

Trước tiên chúng ta cần phải nhìn vào tình hình chung trong cả năm qua, vấn đề tâm lý của toàn nhân loại đã chịu ảnh hưởng rất lớn do dịch bệnh Covid-19.

Cuối năm 2020, Tổ chức Y tế thế giới đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chịu tổn thương sức khỏe tâm thần (SKTT) trong cộng đồng đã tăng gấp 5-7 lần so với trước đây.

Tuy vậy, con số này mới chỉ là "bề nổi của tảng băng", vì có rất nhiều người chịu tổn thương SKTT trong bối cảnh xã hội mới chỉ tập trung nguồn lực cho các vấn đề cấp bách như tiêm chủng, nhu cầu về thực phẩm, vật chất... Do đó, còn nhiều đối tượng chịu tổn thương về SKTT chưa được giúp đỡ và thậm chí cũng không tìm kiếm sự giúp đỡ.

Một số ngành nghề mang tính chất đặc thù như nghề giáo viên, mang sứ mệnh vận hành "dòng chảy tri thức" vẫn đang làm việc bất kể hoàn cảnh dịch bệnh. Họ không được phép ngừng lại.

Giáo viên phải thích nghi với cách thức làm việc mới, đó là dạy học online, đồng thời cũng phải thay đổi và thích ứng rất nhiều nhiệm vụ mới mà trước đây họ chưa được đào tạo bài bản.

Mặt khác, bản thân họ cũng là những con người chịu ảnh hưởng, chịu tổn thương SKTT bởi dịch bệnh. Họ cũng phải đối diện với sự lo âu về dịch bệnh, các nguy cơ đối với thành viên trong gia đình của họ.

Do vậy, thực tế là rất nhiều giáo viên đã bị quá tải cả về công việc và về mặt SKTT.

Liệu có thể coi vấn đề tổn thương sức khỏe tinh thần là nguyên nhân chính dẫn tới những hiện tượng hành xử thái quá của các giáo viên thời gian qua không thưa Phó giáo sư?

Giáo viên trước hết cũng là con người, đứng trước căng thẳng thường có các phản ứng tâm lý bản năng:

Thứ nhất là mất kiểm soát cảm xúc và chống lại. Họ có thể huy động sức lực của mình để đáp trả với những yếu tố khiến họ tức giận, lo lắng. Phản ứng này có thể trở thành "giận cá chém thớt", mất tự chủ về hành vi.

Đôi lúc, phản ứng của giáo viên có thể trút lên môi trường xung quanh, có thể lên chính con cái, gia đình của họ và cũng có thể lên học trò.

Thứ hai là phản ứng trốn chạy, bỏ mặc. Khi đó, người giáo viên không còn nhạy cảm nhận ra nhu cầu của học sinh, sinh viên nữa mà sẽ lơ là trách nhiệm.

Và trong bối cảnh này chúng ta nhận thấy rằng áp lực lên người giáo viên là rất lớn. Tôi lấy ví dụ, trong một gia đình chỉ có một người học tại nhà nhưng có thế cả gia đình ngồi "soi" vào bài giảng của thầy, nêu nhiều ý kiến hay làm nhiễu buổi học bằng việc làm ồn, xao lãng học sinh... Những điều này sẽ khiến cho giáo viên thêm căng thẳng khi dạy học online.

Lại nằm trong bối cảnh mà bản thân các học sinh, sinh viên và các gia đình cũng đang căng thẳng rất nhiều vì dịch bệnh, khiến cho bối cảnh chung môi trường giáo dục tại nhà càng thêm căng thẳng.

Đó là chưa kể các trường hợp giáo viên đang sống trong vùng dịch, thậm chí bản thân giáo viên, người nhà giáo viên là F0, F1 thì sức ép lên họ càng lớn. Song nhiều khi các giáo viên không được trợ giúp về mặt tinh thần. Đó cũng là bối cảnh chung của xã hội vì chúng ta đang tập trung nguồn lực hỗ trợ về vật chất nhiều hơn là tinh thần.

Cộng thêm, nhận thức về SKTT của chúng ta chưa cao, thậm chí còn kỳ thị. Ngay như giáo viên là ngành có nguy cơ căng thẳng cao nhưng kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng chăm sóc SKTT chưa tốt.

Hiện tại, nhiều thầy cô không dám dành cho mình sự chăm sóc SKTT thích đáng vì nghĩ rằng mình phải dồn toàn bộ thời gian và tâm sức để chăm lo cho học sinh. Nhưng đây là quan điểm sai lầm. Bởi vì, thầy cô cần phải giữ được sự bình tĩnh khi lên lớp, giờ học phải có chất lượng, tương tác trong lớp học cần phải vui vẻ chứ không thể vì quá bận rộn mà không quan tâm tới SKTT của chính mình.

Giáo viên mắng học trò óc trâu, đuổi ra khỏi lớp online: Vì đâu nên nỗi? - Hình 3

Giải pháp nào để tháo gỡ sự ức chế, căng thẳng cho các thầy cô?

Chương trình đào tạo giáo viên trước đây chưa chú trọng học phần rèn luyện đạo đức nghề nghiệp nhà giáo và ứng xử nghề nghiệp. Học phần này không thể chỉ đánh giá theo môn học mà phải được đánh giá trong quá trình lâu dài, cách thức đánh giá cũng phải dựa theo tiến trình.

Mới đây các trường đại học sư phạm mới đi tiên phong trong việc rèn luyện đạo đức nhà giáo và rèn luyện năng lực kiểm soát cảm xúc cho đội ngũ sư phạm. Các sinh viên được tiếp xúc với môi trường dạy học thực tế từ năm thứ hai, qua đó rèn luyện cách thức ứng xử, kiểm soát cảm xúc theo nghiệp vụ sư phạm thực tế.

Trước đây, chúng ta chưa có cách đào tạo này mà chỉ học trên lý thuyết, sinh viên sư phạm không được trải nghiệm tình huống thực tế trong môn học này. Nói nôm na, nếu như không trải qua cảm xúc tức giận thì khó có thể học được cách kiểm soát sự tức giận.

Nhiều thầy cô mặc dù có kinh nghiệm dạy học nhiều năm nhưng chưa có sự rèn luyện cảm xúc trong chương trình đào tạo trước đây nên năng lực kiểm soát cảm xúc có thể còn yếu kém.

Tôi nói có thể nhiều người sẽ không đồng tình nhưng, trước đây chúng ta không coi trọng lắm về đào đạo phẩm chất nghề nghiệp nhà giáo. Trong khi người nhà giáo là kiến trúc sư tâm hồn. Chính vì vậy, việc giáo viên có kỹ năng chăm sóc SKTT cho chính mình và học trò phải được coi là nguyên tắc đạo đức để được lên lớp.

Vì người giáo viên phải là người truyền cảm hứng, chính họ vui vẻ thì mới khiến cho học trò vui vẻ. Nếu không, thầy cô dạy dài, làm việc vất vả nhưng buổi học dài lại biến thành buổi chỉ trích thì học trò không thể nào học được và càng không có hứng thú với việc học.

Do vậy muốn học sinh - sinh viên học tập vui vẻ thì người giáo viên phải dạy học vui vẻ. Muốn vui vẻ được, giáo viên phải tự biết chăm sóc SKTT.

Ông có thể chỉ ra những phương án cụ thể hơn để giải quyết vấn đề sức khỏe tinh thần của giáo viên ngay lúc này?

Thực tế, trong quá trình dạy học online vừa qua có nhiều sự lúng túng. Lúng túng về mặt kỹ thuật tôi sẽ không bàn tới nhưng lúng túng về mặt tâm lý giáo dục cần phải giải quyết càng sớm càng tốt.

Chúng ta hiện nay đang nghĩ tới vấn đề đảm bảo SKTT cho học sinh, nhưng muốn làm được điều này cho học sinh cần phải đảm bảo SKTT cho người dạy trước. Chúng ta chưa có những hướng dẫn cho thầy cô về vấn đề này.

Vì vậy, về mặt chính sách, trước tiên cần phải xây dựng hướng dẫn để đảm bảo sức SKTT cho cả thầy và trò, trong giai đoạn này và xây dựng bộ quy tắc dài hơi hơn.

Giáo viên mắng học trò óc trâu, đuổi ra khỏi lớp online: Vì đâu nên nỗi? - Hình 4

PGS.TS Trần Thành Nam gợi mở phương án đề ra các bộ quy tắc giản đơn hỗ trợ giáo viên và học sinh chăm sóc sức khỏe tinh thần khi học online trong bối cảnh dịch bệnh. Trong ảnh là sơ đồ minh họa một trong những nghiên cứu tâm lý của ông Trần Thành Nam.

Song song với đó, cần giảm nhẹ áp lực cho người giáo viên vào thời điểm này, bằng các cách thức giảm tải chuyên môn nghiệp vụ, ví dụ như có thể soạn giáo án dùng chung cho các giáo viên cùng bộ môn, để giáo viên có thể dành thêm thời gian để xây dựng phong cách giảng dạy, tạo không khí lớp học...

Đồng thời, các nhà trường cần tạo môi trường làm việc phù hợp và an toàn cho giáo viên trong không gian lớp học online. Với những giáo viên có điều kiện gia đình khó khăn, chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, nhà trường cần phải quan tâm, hỗ trợ.

Về phía phụ huynh cũng cần hỗ trợ người giáo viên. Phụ huynh cần hiểu rằng nếu muốn cho con mình học tập vui vẻ thì giáo viên cũng phải vui vẻ.

Hiện nay, vì điều kiện học từ xa, các lớp thường lập hội nhóm tương tác online giữa phụ huynh và giáo viên. Nhiều phụ huynh cùng con học thường xuyên than phiền, chê trách giáo viên, thậm chí ngay trong giờ giảng bài.

Đây là cách ứng xử gây căng thẳng rất lớn cho thầy cô. Trong khi ngược trở lại, bản thân phụ huynh nhiều khi cũng không kiểm soát được cảm xúc của mình khi dạy con. Do vậy, phụ huynh cũng phải chăm sóc SKTT cho con cái, đừng đánh con, đừng tạo thêm gánh nặng không cần thiết lên giáo viên.

Thêm vào đó, việc truyền thông, mạng xã hội liên tục phóng đại các vụ việc về hành vi chưa đúng chuẩn mực của thầy cô thời gian vừa qua, trong khi nguồn cơn sự việc có thể chưa rõ ràng cũng khiến các giáo viên càng căng thẳng và lo sợ khi lên lớp.

Giáo viên cần có sự hỗ trợ về mặt tâm lý, cần có những diễn đàn đồng đẳng như là đồng nghiệp chia sẻ phương thức, kinh nghiệm kiểm soát cảm xúc. Những giáo viên có biểu hiện tâm lý nặng thì cần phải được chăm sóc chuyên nghiệp. Tôi được biết, một số giáo viên bản thân mắc Covid-19, hoặc có người nhà nhiễm bệnh nhưng vẫn đang đảm nhiệm trọng trách dạy học, hàng ngày vẫn lên lớp. Đó là những người rất cần được giúp đỡ.

Đây là giai đoạn chúng ta "tổng diễn tập" dạy học online, còn nhiều vấn đề phải xử lý. Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng như các trường có thể cho ra đời những bài giảng mẫu về thực hành chăm sóc SKTT cho cả giáo viên và học sinh. Vấn đề này cần phải quan tâm ngay.

Xã hội cần có cái nhìn khách quan hơn về người giáo viên, bởi những người đã chọn nghề giáo, đa phần đã có sẵn cái tâm muốn chăm sóc, dạy dỗ học trò.

Xin cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sao Việt là bạn thân Trấn Thành: "Tôi xem phim thấy dở thì tôi nói là 'dở', chứ mắc gì tôi phải khen nó hay?"Sao Việt là bạn thân Trấn Thành: "Tôi xem phim thấy dở thì tôi nói là 'dở', chứ mắc gì tôi phải khen nó hay?"
07:00:07 03/02/2025
Cựu phó vụ trưởng bị nữ đại gia tố giác việc nhận hối lộ hơn 9 tỷ đồngCựu phó vụ trưởng bị nữ đại gia tố giác việc nhận hối lộ hơn 9 tỷ đồng
07:09:40 03/02/2025
Bận đi công tác xuyên Tết, mẹ gửi con về quê nhờ ông bà chăm, sau vài ngày đón về mà ngã ngửaBận đi công tác xuyên Tết, mẹ gửi con về quê nhờ ông bà chăm, sau vài ngày đón về mà ngã ngửa
07:08:25 03/02/2025
Đang ăn Tết vui vẻ, tôi tự nhiên bị đồn khắp chung cư là loại tiểu tam đi giật chồng người khácĐang ăn Tết vui vẻ, tôi tự nhiên bị đồn khắp chung cư là loại tiểu tam đi giật chồng người khác
07:09:19 03/02/2025
Lê Giang tiếp tục phẫn nộ vì phim bị chê, Trấn Thành vừa nghe vội làm ngay 1 việc gây bất ngờ!Lê Giang tiếp tục phẫn nộ vì phim bị chê, Trấn Thành vừa nghe vội làm ngay 1 việc gây bất ngờ!
06:55:29 03/02/2025
Cùng đưa con đi chơi dịp Tết, tôi muốn 'cưa' lại vợ cũCùng đưa con đi chơi dịp Tết, tôi muốn 'cưa' lại vợ cũ
06:49:49 03/02/2025
Mùng 3 Tết, vừa nghe bạn nhậu gọi, chồng tôi vội vàng đánh xe đi theo tiếng gọi của anh em bất chấp người vẫn đang nồng nặc mùi rượuMùng 3 Tết, vừa nghe bạn nhậu gọi, chồng tôi vội vàng đánh xe đi theo tiếng gọi của anh em bất chấp người vẫn đang nồng nặc mùi rượu
07:17:35 03/02/2025
Chuẩn bị lên xe về thành phố sau mấy ngày Tết, bố chồng lén cầm tay yêu cầu 1 việc khiến con dâu khóc suốt 1.500 kmChuẩn bị lên xe về thành phố sau mấy ngày Tết, bố chồng lén cầm tay yêu cầu 1 việc khiến con dâu khóc suốt 1.500 km
07:04:38 03/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ukraine lên tiếng về đề xuất giải quyết xung đột của Mỹ

Ukraine lên tiếng về đề xuất giải quyết xung đột của Mỹ

Thế giới

08:27:59 03/02/2025
Chúng tôi chưa xem toàn bộ cuộc phỏng vấn của ông Kellogg, chỉ mới thấy một vài trích dẫn liên quan đến bầu cử, vì vậy thật khó để đánh giá đầy đủ quan điểm của ông ấy , ông Dmytro Lytvyn, trợ lý truyền thông của Tổng thống Zelensky, ch...
Sao Hàn 3/2: Song Hye Kyo bị chê 'già nua', bố Jae Joong đẹp như tài tử

Sao Hàn 3/2: Song Hye Kyo bị chê 'già nua', bố Jae Joong đẹp như tài tử

Sao châu á

08:21:17 03/02/2025
Song Hye Kyo đối mặt với những bình luận tiêu cực về ngoại hình; bố Kim Jae Joong lại gây bão với ảnh thời trẻ điển trai như tài tử.
Sao Việt 3/2: Cường Đô La đăng ảnh với mẹ, vợ chồng Minh Hằng vi vu ở Hong Kong

Sao Việt 3/2: Cường Đô La đăng ảnh với mẹ, vợ chồng Minh Hằng vi vu ở Hong Kong

Sao việt

08:19:07 03/02/2025
Cường Đô La chia sẻ khoảnh khắc ấm áp bên mẹ; vợ chồng Minh Hằng lại tận hưởng những ngày đầu năm mới tại Hong Kong.
Phạt 102 triệu đồng với tài xế và chủ ô tô 'nhồi nhét' hành khách trên cao tốc

Phạt 102 triệu đồng với tài xế và chủ ô tô 'nhồi nhét' hành khách trên cao tốc

Pháp luật

07:36:26 03/02/2025
Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Cục CSGT) vừa lập biên bản xử phạt với tài xế và chủ phương tiện có hành vi chở quá số người quy định.
Điểm cộng lớn trong phim Bộ Tứ Báo Thủ của Trấn Thành, nhưng có đủ để lôi kéo khán giả sau loạt tranh cãi?

Điểm cộng lớn trong phim Bộ Tứ Báo Thủ của Trấn Thành, nhưng có đủ để lôi kéo khán giả sau loạt tranh cãi?

Nhạc việt

07:32:42 03/02/2025
Dù chất lượng phim có gây ý kiến trái chiều đến đâu, thì không thể phủ nhận Trấn Thành rất biết cách chọn nhạc phim.
Không thể ngăn cản được vợ đi lễ đầu năm, tôi đành đi theo để rồi chứng kiến dòng người mà tôi mất kiểm soát

Không thể ngăn cản được vợ đi lễ đầu năm, tôi đành đi theo để rồi chứng kiến dòng người mà tôi mất kiểm soát

Góc tâm tình

07:31:33 03/02/2025
Vợ tôi không bao giờ chịu nhận sai, lúc nào cũng chỉ biết oán trách chồng. Năm nào cũng vậy, cứ ăn xong Tết là vợ lại rủ rê mấy người bạn đi lễ đầu năm.
Làn sóng âm nhạc Thái Lan lan tỏa ra thế giới

Làn sóng âm nhạc Thái Lan lan tỏa ra thế giới

Nhạc quốc tế

07:29:04 03/02/2025
Bên cạnh điện ảnh, ngành công nghiệp âm nhạc Thái Lan (T-Pop) cũng đang có những bước tiến đáng kể trên thị trường âm nhạc quốc tế.
Người đẹp khoe sắc cùng hoa mơ

Người đẹp khoe sắc cùng hoa mơ

Người đẹp

07:27:13 03/02/2025
Nguyễn Mai Phương (SN 2000, Trạm Tấu, Yên Bái) là Người đẹp được yêu thích nhất - Top 5 Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 khoe sắc cùng hoa mơ rừng.
Tài xế ô tô chờ 7 tiếng chưa qua được phà Cát Lái tối mùng 5 Tết

Tài xế ô tô chờ 7 tiếng chưa qua được phà Cát Lái tối mùng 5 Tết

Tin nổi bật

07:16:43 03/02/2025
Nhiều tài xế né kẹt xe trên cao tốc chuyển lộ trình về hướng phà Cát Lái để qua TPHCM khiến bến phía Đồng Nai ùn tắc kéo dài, chiều ngày 2/2 (mùng 5 Tết)
Thông tin bất ngờ về gia cảnh của cậu bé có màn "báo nhà" 20 tỷ gây sốc Tết này

Thông tin bất ngờ về gia cảnh của cậu bé có màn "báo nhà" 20 tỷ gây sốc Tết này

Netizen

06:59:19 03/02/2025
Ngoài thiệt hại và người sẽ chịu trách nhiệm, thông tin về gia cảnh của bé trai này cũng được cư dân mạng quan tâm.
Ngắm vịnh Bái Tử Long kỳ ảo khi xuân về

Ngắm vịnh Bái Tử Long kỳ ảo khi xuân về

Du lịch

06:46:44 03/02/2025
Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng Quảng Ninh một vịnh Hạ Long kiều diễm, lại hào phóng tặng thêm một vịnh Bái Tử Long trong trẻo kế bên