Giáo viên lại vào mùa săn tìm, mua bán sáng kiến kinh nghiệm
Những sáng kiến kinh nghiệm cứ “trôi nổi” từ địa phương này sang địa phương khác, từ trường này sang trường khác nên những giả dối cứ mặc nhiên tồn tại.
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 88 sửa đổi một số điều trong Nghị định 56 thì yêu cầu viết sáng kiến đối với cán bộ, công chức, viên chức không còn “ nóng” như trước đây nữa.
Nhưng đối với các trường học khi bước vào đầu năm học mới thì lại bắt đầu đưa ra các chỉ tiêu viết sáng kiến kinh nghiệm cho các tổ chuyên môn và giáo viên trong trường mình.
Tất nhiên, khi có sáng kiến kinh nghiệm thì giáo viên, tổ chuyên môn cũng có thêm thành tích để được xét danh hiệu chiến sĩ thi đua, bằng khen các cấp và tập thể lao động tiên tiến…
Những thông tin mua bán được công khai ở các nhóm giáo viên (Ảnh chụp từ màn hình)
Vì vậy, ngay từ lúc này thì giáo viên một số trường lại rục rịch chuẩn bị “sưu tầm” sáng kiến kinh nghiệm cho mình và thị trường mua bán sáng kiến kinh nghiệm cũng rất sôi động và công khai.
Một tin nhắn hỏi mua, hàng trăm người chào bán
Chúng tôi vào trang tài khoản facebook mang tên một môn học cấp trung học cơ sở, trang này có mấy chục ngàn giáo viên cùng tham gia và đọc được vô vàn tin nhắn của các thành viên hỏi mua, chào bán sáng kiến kinh nghiệm.
Mới đây, có một thành viên của nhóm lên tiếng hỏi xin hoặc mua sáng kiến kinh nghiệm thì chỉ sau một ngày đã có 151 tin phản hồi. Trong đó, đa phần là chào bán sáng kiến kinh nghiệm của mình.
Dù biết việc không quen thân nhau thì chẳng ai cho đề tài sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân họ đã đầu tư viết trước đó, nhưng lại chợt buồn vì khi giáo viên đã chủ động mua của đồng nghiệp- có nghĩa là họ đang rất cần để có đề tài sáng kiến kinh nghiệp để nộp cho Ban giám hiệu.
Người bán thì cũng đồng nghĩa là sáng kiến kinh nghiệm đó đã được nộp cho đơn vị mình, được chấm và có thể đã đạt giải, được xét thi đua trước đó.
Video đang HOT
Như vậy, người đăng ký viết sáng kiến kinh nghiệm cho năm học 2020-2021 này có thể không có khả năng viết, có thể vì họ bận và có thể vì họ không muốn nhưng vì bị Ban giám hiệu, tổ chuyên môn ép buộc.
Và cũng có thể họ muốn có thành tích, muốn được xét thi đua nên họ phải bỏ qua sĩ diện của một người thầy để công khai hỏi mua sáng kiến kinh nghiệm từ những đồng nghiệp của mình.
Người bán thì cũng có thể sản phẩm của mình đã sử dụng rồi, họ để cũng chẳng làm gì, bán được đồng nào thì hay đồng đó.
Thế nhưng, vì sao mà một bộ phận giáo viên lại phải mua bán như vậy? Họ có được gì không trong chuyện này.
Tất nhiên là được, thậm chí được rất nhiều bởi nếu mua một sáng kiến kinh nghiệm hoàn chỉnh mà được giải thì họ có cơ hội để xét viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thậm chí đảng viên cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được đánh giá, xếp loại chuẩn giáo viên ở mức cao hơn giáo viên không có sáng kiến kinh nghiệm đạt giải.
Điều quan trọng là có sáng kiến kinh nghiệm thì mới có danh hiệu thi đua ở mức cao như chiến sĩ thi đua các cấp, bằng khen các cấp và tất nhiên là “uy tín” của giáo viên đó cũng được tăng lên trước Ban giám hiệu và đồng nghiệp…
Người bán thì cũng chẳng mất gì, chỉ vài thao tác gửi cái email là xong, số tiền họ nhận được dù có thể không nhiều nhưng được đồng nào hay đồng đó.
Cái mất của chuyện mua bán sáng kiến kinh nghiệm
Việc đầu tiên là những người đăng đàn công khai mua sáng kiến kinh nghiệm sẽ mất uy tín trước đồng nghiệp của mình. Vì dù sao tên tuổi, hình đại diện trên facebook của mình cũng được công khai trước mọi người.
Trong số đó, có đồng nghiệp, có bạn bè và biết đâu có cả phụ huynh và học trò của mình nữa.
Cái mất nữa là ngân sách nhà trường, địa phương phải bỏ tiền ra để khen cho những người đạt giải mà đáng lẽ người đó chưa xứng đáng, chưa đáng khen.
Thế nhưng, cơ hội nâng lương trước hạn, cơ hội khen thưởng của những đồng nghiệp khác bị người gian dối lấy mất- vì số lượng nâng lương trước thời hạn, số lượng khen thưởng các thành tích cao luôn được giới hạn.
Không nên ấn chỉ tiêu, ép giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm
Thực tế cho thấy bức tranh mua bán, xin xỏ, sao chép sáng kiến kinh nghiệm đã diễn ra từ nhiều năm nay nhưng lãnh đạo các cấp chưa có những giải pháp hạn chế và đâu đó lại quá xem trọng về thành tích bề nổi.
Các trường học thì cần có nhiều sáng kiến kinh nghiệm đạt giải để lấy thành tích và xét thi đua cho nhà trường nên đầu năm học cứ ấn chỉ tiêu xuống các tổ chuyên môn, thậm chí còn chỉ định giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm.
Khâu chấm sáng kiến kinh nghiệm thì cũng chưa có những công cụ giám sát cụ thể, ít khi phát hiện ra những sản phẩm sao chép, mua bán và có phát hiện cũng ít khi có những xử lý thích đáng.
Việc hướng dẫn, khích lệ giáo viên viết thật, làm thật và đưa những sáng kiến kinh nghiệm vào áp dụng thực tế giảng dạy chưa được chú trọng nên chủ yếu chỉ công nhận giải trên giấy rồi thôi.
Vì thế, những sáng kiến kinh nghiệm cứ “trôi nổi” từ địa phương này sang địa phương khác, từ trường này sang trường khác và những giả dối cứ mặc nhiên tồn tại từ năm này sang năm khác.
Người thầy dạy cho học sinh trung thực nhưng lại có những người thầy gian dối với chính mình, gian dối với đơn vị, với đồng nghiệp của mình. Thật đáng buồn thay!
Học sinh Trung Quốc giữ khoảng cách an toàn bằng 'chiếc mũ dài 1m' giống hệt quan viên thời xưa
Nguyên tắc khi sáng tạo chiếc mũ dài 1m là phải thỏa mãn những điều kiện như an toàn khi sử dụng và nguyên vật liệu thân thiện với môi trường.
Ngày 26/4, trường tiểu học Yangzheng Primary School, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, đón học sinh tiểu học quay lại trường sau kỳ nghỉ dài ngày. Điểm nhấn trong ngày hôm ấy là những cô cậu học trò đội mũ có chiều dài 1m nhằm đảm bảo khoảng cách an toàn trong mùa dịch.
Những cô cậu học trò đội mũ có chiều dài 1m nhằm đảm bảo khoảng cách an toàn
Hiệu trưởng trường tiểu học cho biết: 'Đây là sáng kiến của nhà trường, chúng tôi khởi xướng đội mũ có chiều dài 1m để nhắc nhở học sinh duy trì khoảng cách 1m với bạn học'.
Được biết, trước ngày nhập học, giáo viên đã liên hệ với phụ huynh xắn tay vào làm mũ có chiều dài 1m cho học sinh. Nguyên tắc khi sáng tạo chiếc mũ dài 1m là phải thỏa mãn những điều kiện như an toàn khi sử dụng và nguyên vật liệu thân thiện với môi trường. Ngày đầu tiên quay lại trường, các em học sinh được yêu cầu không tiếp xúc gần, không làm hư mũ của bạn học. Các em học sinh đều tuân theo yêu cầu của nhà trường là đội mũ dài 1m rất nghiêm chỉnh.
Các em học sinh được yêu cầu không tiếp xúc gần, không làm hư mũ của bạn học.
Hiệu trưởng chia sẻ: 'Thông qua cách làm này, nhà trường muốn học sinh cảm nhận trực quan khoảng cách 1m là như thế nào? Điều này sẽ giúp học sinh ghi nhớ 'cách xa 1m mới là an toàn'.
Sau khi hình ảnh trên được chia sẻ, cộng đồng mạng Trung Quốc bình luận:
- Các em học sinh nhìn dễ thương quá, giống như những trạng nguyên tí hon ấy.
- Hình ảnh này làm mình nhớ đến các bộ phim quan viên triều Tống cũng đội mũ tương tự như vậy.
- Nhìn cái mũ dài 1m buồn cười quá, nó giống như mọc cánh và sắp bay lên trời ấy.
Tú Uyên
Bố mua dưa hấu về rồi bế con gái đặt vào bồn rửa bát, mẹ hỏi lý do thì nhận được câu trả lời khiến cô "câm nín" Sau khi bổ dưa xong, nhìn vẻ mặt nóng lòng muốn ăn dưa của con gái, ông bố này lại không đưa dưa hấu cho con ngay. Chuyện các ông bố trông con có lẽ kể 7749 ngày đêm cũng chẳng hết những câu chuyện dở khóc dở cười. Khi ở với mẹ, lũ trẻ luôn được ăn no, được sạch sẽ và...