Giáo viên Hưng Yên ‘mua’ chứng chỉ: Có móc nối để ‘chém’ giá đẹp?
Trước tình trạng giáo viên thắt lưng buộc bụng đổ xô đi ‘mua’ chứng chỉ ngoại ngữ A2 bằng cả mấy tháng lương. Một câu hỏi nghi vấn có hay không tình trạng “ăn dơ” giữa các cơ sở đào tạo?
Sau khi bài viết “Bi hài giáo viên ở Hưng Yên nháo nhác ‘mua’ chứng chỉ” được phản ánh trên báo Người Đưa Tin ngày 21/12/2015 rất nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh việc hoàn thiện loại chứng chỉ này.
Một trong những nghi ngờ của dư luận bàn tán đến đó là liệu, có hay không việc “ăn dơ” giữa các cơ sở đào tạo của tỉnh Hưng Yên với trường Cán bộ Dân tộc là đơn vị duy nhất tổ chức các chương trình tuyển sinh, bồi dưỡng, khảo thí và cấp chứng chỉ chứng nhận năng lực ngoại ngữ A2 theo tham chiếu Châu Âu tại tỉnh Hưng Yên.
Dư luận cũng đặt ra câu hỏi tương tự khi một số trường trên địa bàn tỉnh Hưng Yên chỉ chấp nhận chứng chỉ do trường Cán bộ Dân tộc cấp. Một số giáo viên phản ánh rằng, họ có nguyện vọng đi học để có chứng chỉ ở trung tâm uy tín tại Hà Nội (không thuộc liên kết với trường Cán bộ Dân tộc) thì không được nhà trường chấp nhận.
Trường CĐSP Hưng yên là một trong các cơ sở liên kết với trường Cán bộ Dân tộc để đào tạo và tổ chức cấp chứng chỉ cho giáo viên.
Video đang HOT
Tạm dừng đào tạo vì không đảm bảo chất lượng
Trường Cán bộ Dân tộc là đơn vị duy nhất cấp chứng chỉ, tuy nhiên trường này lại liên kết với nhiều trường, trung tâm khác để đào tạo và cấp tờ giấy mà nhiều giáo viên đang vật vã mới có được này.
Trao đổi với giám đốc TTGDTX Phố Nối, một trong những cơ sở liên kết với trường Cán bộ Dân tộc để đào tạo và tổ chức cấp chứng chỉ cho giáo viên, ông Nguyễn Xuân Trụ cho biết: “Trung tâm của tôi cũng là một trong các cơ sở trên địa bàn tỉnh Hưng Yên tham gia liên kết với trường Cán bộ dân tộc nội trú để đào tạo, cấp chứng chỉ ngoại ngữ A2 cho giáo viên có nguyện vọng. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, do giáo viên nộp hồ sơ rồi rút nên số lượng chưa đủ để tổ chức học”.
Bên cạnh đó, sau khi nghiên cứu kỹ, chúng tôi nhận thấy chương trình học không đảm bảo được chất lượng đầu ra của chứng chỉ. Vì vậy chúng tôi đã thay đổi kế hoạch. Trong kế hoạch mới này, giáo viên phải học một khoảng thời gian khác nhau, sau đó mới ôn tập và thi.
“Chúng tôi sẽ làm một cách bài bản, thi khảo sát đầu vào của từng học viên để phân loại trình độ. Sau đó sẽ phối hợp với các đơn vị để cấp chứng chỉ cho họ”, ông cho biết thêm.
Trong kế hoạch tổ chức, việc đào tạo và cấp chứng chỉ sẽ tùy thuộc vào trình độ của giáo viên. Có giáo viên chỉ học 1, 2 tháng. Bên cạnh đó sẽ có giáo viên phải học đến 5, 6 tháng.
“Có thể chúng tôi sẽ tiến hành sau các cơ sở khác nhưng nhất định phải chắc chắn để đảm bảo chất lượng thực sự. Điều quan trọng là chúng ta phải trang bị được kiến thức cho học viên, chứng chỉ chỉ là thứ yếu thôi”.
Khi được hỏi có hay không việc chạy tiền, “ăn dơ’ để được trở thành một trong các cơ sở hợp tác với trường Cán bộ Dân tộc trong việc tổ chức ôn tập, đào tạo, cấp chứng chỉ ngoại ngữ A2, vị giám đốc TTGDTX Phố Nối nói: “Ở những trung tâm khác thì chúng tôi không biết, nhưng với trung tâm của tôi thì không xảy ra vấn đề chạy tiền mua chứng chỉ, cũng như không có chuyện ăn dơ giữa các bên để hoàn thiện việc này”.
Cũng vì không có tiêu cực, nên mới có chuyện kế hoạch đào tạo thay đổi. Chúng tôi chia ra trình độ của từng giáo viên phù hợp với khoảng thời gian đào tào để đạt được một chứng chỉ chất lượng nhất.
Chứng chỉ vẫn đảm bảo dù học viên học &’ngắn’?
Du thời gian học ngắn nhưng bà Thủy, nhân viên phòng thu nhận hồ sơ tại cơ sở đào tạo trường CĐSP Hưng Yên vẫn một mực “chắc chắn đảm bảo chất lượng”.
Bà này cho hay: “Trường đang tổ chức cho các học viên thi đợt 1 vào tháng này. Hiện ở tại cở sở có 300 hồ sơ học viên của các huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên”.
Trả lời về việc chứng chỉ có đảm bảo hay không khi học viên chỉ được học trong một tháng, bà Thủy nhận định: “Theo tôi, kế hoạch ôn tập trong 1 tháng là đảm bảo chất lượng chứng chỉ lắm rồi. Bởi vì, tất cả các giáo viên đều có một khối lượng kiến thức tiếng Anh nhất định rôi.
Loại chứng chỉ này cũng đòi hỏi không phải quá cao so với trình độ năng lực của các giáo viên. Khoảng thời gian 1 tháng đó là để giáo viên được ôn tập lại những kiến thức họ có sẵn nên tôi nghĩ là giáo viên cần thời gian ôn như vậy là vẫn đảm bảo được chất lượng”.
Thế nhưng, thực tế dường như không “lạc quan” như vậy. Một giáo viên đã từng chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin như sau: “Với những giáo viên gần chục năm không động đến một chữ tiếng Anh như tôi thì khoảng thời gian đó có thực sự đảm bảo được chất lượng của chứng chỉ?”
Việc yêu cầu chứng chỉ mà không quan tâm tới việc năng lực thực sự của giáo viên có được nâng lên hay không vẫn đang khiến dư luận xã hội tỉnh này vô cùng xôn xao, bức xúc.
Pv báo Người Đưa Tin sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.
Theo Nguoiduatin