Giáo viên hợp đồng không được hưởng phụ cấp thâm niên
Hỏi: Tôi ra trường từ 1993 đến nay đã trực tiếp đứng lớp 20 năm và 20 năm đều tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Từ khi có quyết định ra trường tôi đều được hưởng các chế độ đầy đủ như một viên chức cứ 2 năm nâng lương 1 lần, các quyết định chuyển xếp ngạch lương tôi đều có đầy đủ.
Xin được hỏi chuyên mục Hộp thư bạn đọc: Trường hợp của tôi có được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên theo Nghị định số: 54/2011/NĐ-CP của Chính phủ không?
Và nếu được hưởng thì được hưởng bao nhiêu năm? Có phải trừ thời gian tập sự không? – Ngô Thị Nông, giáo viên tiểu học tỉnh Bến Tre (ntnong@gmail.com).
* Trả lời: Trong thư bạn nói không rõ: Bạn là giáo viên hợp đồng hay biên chế. Do vậy trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn theo hai trường hợp sau:
Thứ nhất: Nếu bạn là giáo viên trong diện biên chế được cấp có thẩm quyền quyết định thì bạn hoàn toàn đủ điều kiện được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên của nhà giáo theo Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 14/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.
Cụ thể, theo Điều 3 Nghị định này, nhà giáo đủ 5 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.
Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Theo thư bạn viết, bạn có thời gian giảng dạy được 20 năm, nếu thời gian tập sự của bạn là 1 năm thì phụ cấp thâm niên của bạn được hưởng là 19% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Video đang HOT
Vì theo quy định của Nghị định thì thời gian tập sự bạn sẽ không được tính hưởng phụ cấp thâm niên.
Thứ hai: Trường hợp bạn chỉ là giáo viên hợp đồng bạn sẽ không thuộc đối tượng áp dụng Nghị định trên cho dù bạn có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo GDTĐ
Đổi mới thi: Lịch sử phải là môn bắt buộc!
Mặc dù Bộ đưa ra 2 phương án thi tốt nghiệp THPT, theo tôi phải thi 4 môn cơ bản nhất: Toán (để tư duy), Ngữ văn (để viết), Ngoại ngữ (để hội nhập) và Lịch sử (học sinh phải hiểu được truyền thống).
Trao đổi với PV, PGS. TS Trần Xuân Nhĩ - Phó chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam kiến nghị như vậy.
Với hai phương án thi tốt nghiệp THPT của Bộ, quan điểm của ông nghiêng về phương án nào?
Với phương án 1 Bộ cho thi 2 môn bắt buộc gồm Toán, Văn và 2 môn tự chọn, những thí sinh nào lựa chọn môn ngoại ngữ thì được cộng điểm, vậy tội gì học sinh không thi. Đối với môn Ngoại ngữ như vậy thực chất là thi 5 môn như phương án 2.
Theo tôi còn một môn thi cần phải đưa thành môn bắt buộc, đó chính là môn Lịch sử. "Dân ta phải biết sử ta", chúng ta có lịch sử hào hùng như thế, học sinh của chúng ta phải học để biết được điều đó. Chúng ta phải hiểu biết, phải vững sử để tự hào về dân tộc.
Tôi cũng đánh giá đây là một tín hiệu đáng mừng, đáng hoan nghênh khi Bộ GD&ĐT đã lắng nghe ý kiến của xã hội. Tuy nhiên, dự thảo của Bộ GD&ĐT hiện chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, bởi hiện nay việc đổi mới này chưa thực chất.
Theo tôi, việc đổi mới thi tốt nghiệp THPT phải gắn liền với thi và tuyển sinh vào đại học chứ không thể tách rời nhau được. Hai kỳ thi này tổ chức quá sát nhau, mỗi kỳ thi tốn kém của Nhà nước cả nghìn tỉ đồng và còn nhiều tiêu cực, khiến dư luận xã hội lên án và yêu cầu phải đổi mới. Bây giờ cần phải thay đổi tận gốc, triệt để, đánh giá cả quá trình kết hợp với việc đánh giá thời điểm như hiện nay.
Ông cho rằng, 4 môn thi bắt buộc cụ thể là những môn nào thưa PGS?
Theo tôi thi phổ thông phải thi 4 môn cơ bản nhất: Toán (để tư duy), Ngữ văn (để viết), Ngoại ngữ (để hội nhập) và cuối cùng phải thi Lịch sử (học sinh phải hiểu được truyền thống, hiểu được lịch sử dân tộc thì mới biết tự hào).
Ngoài kết quả các môn thi cuối khóa trên, việc xét cấp bằng phải căn cứ vào quá trình học các môn ở bậc THPT. Việc này nếu chuẩn bị tích cực thì Bộ cũng có thể tiến hành thi tốt nghiệp phổ thông trong năm 2014-2015, Bộ có thể xem đây như là kỳ thi ba chung của Bộ hiện nay.
Kết quả bốn môn thi trên là cơ sở để cho học sinh đăng ký vào các trường đại học. Đối với các trường họ sẽ tổ chức thi các môn chuyên ngành liên quan đến ngành đào tạo. Ví dụ như học sinh vào học ngành Vật lý, hay các ngành đòi hỏi kiến thức Vật lý thì có thể thi môn Vật lý theo ngân hàng đề thi của Bộ.
Theo PGS Trần Xuân Nhĩ, môn thi lịch sử phải bắt buộc
Nếu trường hợp thí sinh thi môn Vật lý hay Lịch sử mà bị điểm liệt thì sao, thưa PGS?
Bộ GD&ĐT đưa ra thêm một điều kiện rằng, thí sinh nào bị điểm liệt môn học có liên quan tới ngành đào tạo thì không được tuyển.
Vậy theo quan điểm của PGS, PGS có kiến nghị gì trong kỳ thi học sinh tốt nghiệp THPT?
Tôi thấy, trong đề án này còn quá nhiều yêu cầu rắc rối, không cần thiết.
Vì một khi trường đại học ra đời tức là Bộ đã xem tất cả các điều kiện, giờ lại bắt các trường phải báo cáo, đó là điều không cần thiết nữa.
Bên cạnh đó, đổi mới giáo dục cần đánh giá lại học sinh, để đào tạo con người mới phải đánh giá quá trình học với thời điểm được đánh giá. Vấn đề nổi cộm hiện nay trong năm và mất nhiều thời gian nhất là thi tuyển sinh.
Phần lớn ý kiến bày tỏ sự phê phán kì thi này, vì trong một mùa hè có tới 2 kì thi, đó là điều tốn kém và thống nhất kiến nghị tổ chức 1 kì thi, dựa vào kết quả đó để trao tự chủ cho các trường.
Ngoài ra, tôi khẳng định lại: Cần đưa môn Ngoại ngữ vào làm môn thi bắt buộc.
Nếu không đưa môn Ngoại ngữ thành môn bắt buộc thì làm sao chúng ta có thể hội nhập được? Chúng ta đã hội nhập từ khá lâu, nhưng không biết tiếng Anh tốt, không giao tiếp được thì chúng ta hội nhập với ai?
Mặc dù Bộ GD&ĐT có giải thích là do sự thiếu đồng đều trong cách giảng dạy Ngoại ngữ giữa các địa phương, nhưng tâm lý chung của học sinh vẫn là "môn nào không thi thì đều coi thường". Cho nên mặc dù Bộ có khuyến khích, nhưng theo tôi, nên đưa Ngoại ngữ thành môn bắt buộc. Còn tùy thuộc vào điều kiện của từng địa phương, Bộ có thể "châm chước" để lựa chọn một môn khác thay cho môn Ngoại ngữ. Và chỉ trong một vài năm nữa, Bộ cần bắt buộc tất cả các địa phương đều phải thi Ngoại ngữ.
Hơn thế nữa, việc Bộ GD&ĐT không cho phép dạy Ngoại ngữ từ mầm non mà dạy từ lớp 3 là điều sai lầm. Giáo trình Ngoại ngữ và các môn khác, chúng ta nên học tập của nước ngoài và Việt hóa nó cho phù hợp với học sinh của chúng ta.
Tuy nhiên, có 3 môn mà chúng ta cần phải nghiên cứu viết sách giáo khoa cho nghiêm túc là Ngữ văn, Lịch sử và Đạo đức. Đến lúc đó, có lẽ chúng ta sẽ không lãng phí đến 70.000 tỉ để dành cho việc soạn thảo cả bộ sách giáo khoa như hiện nay.
Ngoài kết quả các môn thi cuối khóa trên, việc xét cấp bằng phải căn cứ vào kết quả học các môn ở bậc THPT. Việc này nếu chuẩn bị tích cực thì Bộ cũng có thể tiến hành thi tốt nghiệp phổ thông trong năm 2014-2015, Bộ có thể xem đây như là kỳ thi ba chung của Bộ hiện nay.
Xin cảm ơn PGS!
Theo Infonet
Chưa đưa Ngoại ngữ vào môn thi tốt nghiệp bắt buộc PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) khẳng định Ngoại ngữ sẽ là môn thi tốt nghiệp bắt buộc nhưng chưa phải Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang nghiêng về chủ trương đổi mới thi tốt nghiệp theo phương án 2 môn thi bắt buộc, 2 môn tự chọn. Học sinh có năng khiếu, yêu...