Giáo viên hơn 30 năm không có ngày 20/11
Ở khu vực không điện, không đường, không sóng điện thoại, nhiều giáo viên cắm bản chưa từng biết đến món quà, lời chúc ngày 20/11.
Trong 64 gương mặt giáo viên tiêu biểu được Bộ GD&ĐT tôn vinh, nhiều thầy cô công tác hàng chục năm ở vùng cao chưa từng được tặng quà ngày 20/11. Cô Lê Thị Hằng, Trường tiểu học Đồng Lương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa hơn 30 năm chưa được nhận món quà nào từ học sinh. Nhưng cô luôn tâm niệm, sự cố gắng của các em là niềm vui, hạnh phúc lớn nhất.
Thầy giáo Nguyễn Hồng Hiệp (đầu tiên) giảng dạy tại Trường tiểu học Tri Lễ 4 (huyện Quế Phong, Nghệ An). Nằm cách xa trung tâm huyện hơn 40 km, đường đi nhiều đoạn rất khó, trường của thầy Hiệp có 100% giáo viên là nam giới (41 người).
Hình ảnh lớp học đơn sơ của thầy giáo Hiệp và học trò. Giáo viên này chia sẻ: “15 năm cắm bản ở các điểm trường vùng khó, tôi phải tự học thêm bốn thứ tiếng là Thanh, Thái, H’mông, Khơ mú để có thể giao tiếp với học trò và vận động phụ huynh cho con đến lớp”.
Video đang HOT
Suốt 15 năm dạy học, đây là lần đầu tiên thầy Hiệp nhận được những bông hoa núi rừng do học sinh ngắt tặng. “Tôi rất hạnh phúc, món quà nhỏ của các em là nguồn động viên tinh thần to lớn”, thầy Hiệp chia sẻ.
Nhà công vụ đơn sơ của giáo viên cắm bản. Họ gọi nơi mình đang công tác là trường nhiều không: Không đường ôtô, không nước, không điện, không sóng điện thoại, không Internet, không có phòng học kiên cố, không thiết bị phục vụ học tập…
Thời gian rảnh rỗi, thầy giáo và học sinh cùng bắt cá để cải thiện bữa ăn.
Góc nhìn bình yên tại ngôi trường vùng khó. Trường chỉ đơn sơ là những ván nứa, gỗ được người dân ghép lại thành những phòng học nhỏ.
Thầy Nguyễn Hồng Hiệp cùng học sinh trong trường. Thầy giáo tiêu biểu của huyện Quế Phong đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh luôn được học trò yêu mến.
Theo Zing
Hành trang mang nặng những lời của cô
Cứ đến dịp 20/11, tôi lại nhớ về những ngày sống và học tập tại mái trường THCS Thị trấn Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An.
Nơi đó gắn liền với bao niềm vui và nỗi buồn với cô chủ nhiệm Nguyễn Thị Điệp, người dạy tôi môn Toán.
Đã 5 năm trôi qua nhưng những kỷ niệm về cô chủ nhiệm ân cần quan tâm, và chăm lo cho học sinh luôn hiện hữu trong tôi.
Khi đó, tôi là học sinh quậy phá trong lớp. Nhiều lần, tôi và bạn thân Phương Linh bị ghi tên trong sổ đầu bài và là thành phần cá biệt.
Trường THCS Thị Trấn Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Hưng. Ảnh: Văn Minh.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn, sau giờ học, tôi phải đi bán từng tấm vé số để kiếm tiền phụ giúp bố nuôi mẹ bị bệnh nặng. Gặp cô lúc bán vé số, tôi lễ phép khoanh tay chào rồi vội đi nhanh. Hôm sau vào lớp, cô nhìn tôi suy tư rồi không nói gì, bắt đầu bài giảng mới.
Ở lớp, tôi học yếu nhất môn Toán và cô luôn hướng dẫn tận tình hơn các bạn khác.
Rồi một ngày, mẹ qua đời vì bệnh ung thư, tôi nghỉ học 1 tuần. Ban đầu, cô tưởng tôi nghỉ học đi chơi nên giận lắm. Nhưng, khi biết chuyện, cô và cả lớp đến thăm và thắp nhang cho mẹ. Tôi không cầm được nước mắt.
Cô nói với tôi: "Em cứ ở nhà lo đám tang cho mẹ. Bài vở trên lớp, cô sẽ nhờ các bạn chép hộ".
Ngày chúng tôi bước chân ra khỏi cổng trường cấp 2, ai cũng khóc khi chia tay cô.
Cô đến gặp riêng tôi và nói: "Sau này, dù đi học hay làm ở đâu, em hãy luôn nhớ về trường và quê hương nhé. Con người em không xấu, tính cách em bộc trực nên dễ làm mất lòng mọi người khác... Nếu có dịp, em cứ về thăm lại trường và cô".
Bây giờ, tôi đã là sinh viên trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình II. Những lời nói và kỷ niệm về cô giáo ngày nào, tôi luôn nhớ mãi.
Dù sau này, tôi có đi đến chân trời nào vẫn sẽ ghi nhớ những lời cô dạy: Con đi phiêu bạt phương trời. Hành trang mang nặng những lời của cô.
Theo Zing
Ngày nhà giáo trên thế giới qua lăng kính du học sinh Việt Du học sinh Việt tại Hàn Quốc cho biết, các hoạt động tri ân giáo viên diễn ra ngày 15/5, trong khi ở Nga là 5/10. Nhiều bạn gửi lời chúc 20/11 đến thầy cô của mình ở Việt Nam. Học sinh Hàn Quốc thích nhắn tin chúc mừng thầy cô Đặng Mỹ Linh, sinh viên Đại học Korea, Hàn Quốc chia sẻ,...