Giáo viên hiến kế thực nghiệm chương trình mới để tránh thất bại
Những phương pháp giáo viên triển khai với chính những cô cậu học trò thật của mình nó chẳng đơn giản như khi dạy cho những học trò là chính thầy cô đóng thế.
Khi thầy cô đóng vai học trò để tập huấn mô hình trường học mới VNEN, ảnh minh họa, nguồn: Nguyễn Kim Thoa / thvanphai1.thainguyen.edu.vn.
LTS: Trước thềm thay chương trình, với mong muốn đợt tập huấn tới đây sẽ không đi theo lối mòn của những lần tập huấn trước, tác giả Nam Phương xin được gửi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo một số kiến nghị nhằm thay đổi chất lượng dạy và học.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Đọc bài “Oái oăm chương trình dạy trò lại đem thực nghiệm trên thầy” của tác giả Đỗ Quyên đăng trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 2/2, chúng tôi mới biết rằng chuyện này không chỉ diễn ra ở một nơi mà khá nhiều địa phương trong cả nước khi tập huấn chương trình mới thì giáo viên luôn là người đóng thế cho học sinh.
Vì điều này bảo sao những báo cáo tổng kết sau các đợt tập huấn lại không ghi toàn là những ưu điểm nổi trội, nó trái ngược hoàn toàn với khi mang những bài dạy ấy dạy trực tiếp cho học sinh.
Giáo viên thành người đóng thế
Thường trong những lần thay sách, báo cáo viên sẽ thuyết trình phần lý thuyết cụ thể như quy trình lên một tiết dạy như thế nào? Hoạt động của giáo viên, hoạt động của học sinh…Sau đó, chia giáo viên theo từng nhóm.
Báo cáo viên phân chia môn thực hành như nhóm dạy tiếng Việt, nhóm dạy Toán, nhóm Tự nhiên và Xã hội… các nhóm tiến hành soạn bài theo lý thuyết vừa tiếp thu. Cuối cùng chọn một giáo viên có năng lực đóng vai người giảng (thầy hoặc cô giáo).
Giáo viên lên giảng, những giáo viên còn lại sẽ làm học sinh, báo cáo viên và những nhóm còn lại đóng vai người dự giờ để nhận xét ưu khuyết điểm của tiết dạy.
Tiết dạy diễn ra cứ như thật!
Giáo viên trong vai học sinh khi được mời trả lời cũng “thưa cô (thầy)…” và xưng em. Có giáo viên còn tạo tình huống cho đồng nghiệp mình xử lý để làm hấp dẫn thêm tiết dạy bằng cách cố tình trả lời sai một vài câu hỏi, làm sai một vài bài tập, thậm chí tỏ vẻ lơ là không chú ý…
Các nhóm xoay vòng dạy hết môn này đến môn khác sau đó đến phần nhận xét những điều được, chưa được của tiết học. Hết đợt tập huấn, về trường thầy cô sẽ đem hết những gì mình đã học, đã tiếp thu vào dạy cho trò.
Video đang HOT
Có điều “nó chẳng ăn nhập vào đâu” như lời của nhiều giáo viên kết luận. Vì những kiến thức, những phương pháp giáo viên triển khai với chính những cô cậu học trò thật của mình nó chẳng đơn giản như khi dạy cho những học trò là chính thầy cô đóng thế.
Những kiến nghị thử nghiệm chương trình mới
Trước thềm thay chương trình, chúng tôi xin được gửi kiến nghị đến Bộ Giáo dục và Đào tạo với mong muốn đợt tập huấn tới đây sẽ không đi theo lối mòn của những lần tập huấn trước.
Có thế chúng ta mới có thể đánh giá một cách khách quan nhất để từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp cả nội dung kiến thức cũng như phương pháp giảng dạy.
Thứ nhất, hạn chế triển khai lý thuyết tăng phần thực hành cụ thể thực nghiệm dạy minh họa trên chính học sinh của khối lớp đó.
Lý thuyết chỉ cần khuyến khích giáo viên tự nghiên cứu bằng tài liệu.
Lớp được dạy thực nghiệm là lớp học cũng được bốc ngẫu nhiên bất kì trong khối để có đầy đủ các trình độ học sinh từ (giỏi, khá, trung bình, yếu).
Chúng tôi kịch liệt phản đối kiểu chọn lớp dạy thực nghiệm mà trước đó nhà trường đã chọn một lứa học sinh nổi trội của các lớp đưa qua, điều này sẽ không phản ánh trung thực chất lượng giờ dạy.
Thứ hai, không chọn giáo viên nòng cốt để thể nghiệm, cần tổ chức bốc thăm công khai trong tất cả giáo viên đi tập huấn. Mỗi môn dạy cần bố trí vài ba giáo viên thể nghiệm một lần.
Thứ ba, bài giảng sẽ do chính giáo viên dạy tự soạn mà không phải huy động nhóm, tổ thầy cô cùng soạn chung thiết kế ấy.
Thứ tư, tạo điều kiện cho giáo viên được công khai góp ý về ưu khuyết điểm của tiết dạy những điều được và chưa được, những điều cần khắc phục. Điều này vô cùng quan trọng nhưng cũng rất khó thực hiện.
Trong thực tế của những lần thay sách trước đây, giáo viên thường bị cấp trên chủ yếu là cấp phòng, sở “trấn áp” khi nêu ý kiến trái chiều.
Thế rồi, chẳng ai dám nêu những băn khoăn trăn trở, chẳng ai dám nói hết những suy nghĩ thật (thường là những tồn tại, vướng mắc) của mình ngoài những lời ca ngợi, tung hô cho đẹp lòng cấp trên.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thúy Hồng – Giám đốc dự án ETEP (Chương trình phát triển các trường sư phạm), Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, song song với biên soạn sách giáo khoa sẽ là dạy thử nghiệm chương trình mới. Việc dạy thử nghiệm cũng chỉ đối với nội dung mới, khó.
Hy vọng rằng, nếu tổ chức dạy thử nghiệm chương trình mới đúng nghĩa sẽ rút ra được khá nhiều những điều bổ ích giúp cho việc xây dựng chương trình mới trở nên hoàn thiện hơn.
Theo Giaoduc.net
Dự thảo môn Khoa học Tự nhiên: Giáo viên dễ dàng tiếp cận phương pháp tích hợp
Là môn học được xây dựng theo hướng tích hợp, dự thảo môn Khoa học Tự nhiên (KHTN) ở cấp THCS đang nhận được sự quan tâm từ dư luận.
ảnh minh họa
Trong đó có những câu hỏi được đặt ra như vì sao cần xây dựng môn tích hợp, việc dạy học tích hợp được triển khai ra sao, số lượng giáo viên có thay đổi? PGS.TS Mai Sỹ Tuấn, thành viên Ban Phát triển chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) - có những lý giải cụ thể hơn về các vấn đề này.
Chương trình nhẹ và hấp dẫn hơn
Trước hết, ông có thể cho biết vì sao chúng ta cần xây dựng môn KHTN là môn học tích hợp ở cấp THCS?
Dạy học tích hợp là xu hướng phổ biến của GD tiếp cận phát triển năng lực trên thế giới hiện nay. Kinh nghiệm quốc tế cũng như thực tiễn Việt Nam cho thấy dạy học tích hợp giúp cho việc học tập của HS gắn liền với thực tiễn hơn, giúp HS phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết, khả năng tổng hợp kiến thức, kỹ năng... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, nhất là năng lực giải quyết vấn đề.
Trong chương trình GDPT mới, môn học tích hợp được thực hiện chủ yếu ở cấp tiểu học và cấp THCS. Ở cấp tiểu học, môn học có tên Tự nhiên và Xã hội, cùng với môn Khoa học. Cấp THCS phát triển thành môn KHTN; ở cấp THPT, môn KHTN được chia ra thành các môn học riêng rẽ là Vật lý, Hoá học và Sinh học. Như vậy, xu hướng tích hợp trong chương trình GD mới của chúng ta lần này là tích hợp sâu ở lớp dưới và phân hoá dần ở các lớp trên.
Ngoài ra, việc xây dựng môn KHTN tránh được trùng lặp kiến thức được dạy ở nhiều môn học, nhờ đó phù hợp với thời gian học của HS trong nhà trường hiện nay.
Yêu cầu đặt ra với môn KHTN là xây dựng chương trình môn học và viết SGK vừa đủ đáp ứng yêu cầu của phát triển đất nước trong giai đoạn đầu của cuộc cách mạng 4.0, đồng thời chương trình không quá tải với HS. Để thực hiện điều đó, chương trình đã được xây dựng theo hướng nào, thưa ông?
Về thời lượng, không tăng thời lượng dạy học. Chương trình được xây dựng cả cấp học là 560 tiết chiếm 12% tổng số giờ của tất cả các môn học. So với chương trình của các nước, môn KHTN chiếm từ 11% - 14%, thì môn học của chúng ta là ở mức trung bình. So với chương trình hiện hành (tổng số 3 môn Vật lý, Hóa học và Sinh học là 595 tiết) thì chương trình lần này có ít đi đôi chút nhưng không nhiều.
Về nội dung, môn KHTN có thay đổi làm cho chương trình nhẹ hơn và hấp dẫn hơn đối với người học do môn KHTN không đi sâu mô tả các đối tượng mà đi thẳng vào chức năng và ý nghĩa ứng dụng thực tiễn của chúng, làm cho nội dung có ý nghĩa thực tiễn và gần gũi với cuộc sống hơn. Ví dụ, khi học về thực vật học, chương trình không tập trung vào mô tả cấu trúc của các cơ quan thực vật mà tập trung vào chức năng hoạt động và ý nghĩa thực tiễn của các cơ quan, hệ cơ quan...
Chương trình mới giảm nội dung trùng lặp giữa các môn học Vật lý, Hoá học và Sinh học. Ví dụ, nội dung protit, lipit, gluxit đã dạy trong kiến thức hoá học thì sẽ không cần dạy trong kiến thức sinh học nữa; Khái niệm vật chất đã dạy trong nội dụng hoá học sẽ không cần dạy trong nội dung vật lý nữa; Chủ đề về năng lượng trước đây được dạy riêng trong từng môn nay được tích hợp chung trong một chủ đề; Chủ đề nước trong tự nhiên trước đây được dạy cả ở Hoá học và Vật lý nay được dạy chung trong môn KHTN.
Giáo viên dễ dàng tiếp cận với môn học
Một số ý kiến tỏ ra băn khoăn về việc "một môn ba thầy" sẽ dẫn tới việc thừa giáo viên ở các môn học. Theo ông, nên bố trí giáo viên Vật lý, Hóa học, Sinh học trong môn học mới như thế nào?
Trước hết cần khẳng định, nội dung GD và hình thức tích hợp trong chương trình môn KHTN về cơ bản không làm thay đổi lớn số lượng giáo viên hiện nay. Thời lượng dạy môn KHTN 4 tiết/ tuần, 140 tiết/ năm học và tổng số tiết của cả cấp học là 560 tiết. Như vậy thời lượng không có thay đổi nhiều so với chương trình hiện hành nên không làm dư thừa số giáo viên hiện nay hay làm thiếu hụt giáo viên.
Giáo viên dạy các môn Vật lý, Hóa học và Sinh học hiện nay có thể tham gia dạy học môn KHTN được ngay. Đó là do chương trình môn học lựa chọn hình thức tích hợp phù hợp với khả năng dạy học của giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Mức độ tích hợp liên môn, nghĩa là tích hợp nhưng vẫn giữ các mạch nội dung gần với mạch kiến thức của hóa học, vật lý hay sinh học. Các nội dung được sắp xếp gần nhau theo từng mạch nội dung hỗ trợ cho nhau theo nguyên lý của tự nhiên. Ví dụ, khi học về chất trong hóa học thì theo mạch nội dung HS sẽ được học luôn về chất trong sinh học - như chất tế bào.
Việc vẫn giữ các mạch nội dung gần với mạch kiến thức của hóa học, vật lý hay sinh học sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phân công giáo viên dạy học. Ít nhất, giáo viên môn nào vẫn dạy được mạch nội dung liên quan đến môn của mình đang dạy học. Cụ thể như, giáo viên hóa học sẽ rất thuận lợi khi dạy về mạch nội dung "Chất và sự biến đổi của chất", giáo viên sinh học sẽ thuận lợi khi dạy về mạch nội dung "Vật sống". Tương tự, giáo viên vật lý sẽ thuận lợi khi dạy về mạch nội dung "Năng lượng và sự biến đổi vật lý".
Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, giáo viên dạy môn KHTN rất đa dạng. Có giáo viên chỉ dạy một mạch nội dung (những giáo viên này phần lớn xuất thân là kỹ sư hay cử nhân khoa học chuyển sang học sư phạm và trở thành giáo viên) nhưng cũng nhiều giáo viên dạy được 2 hoặc 3 mạch nội dung (những giáo viên này thường được tập huấn, đào tạo và nhận chứng chỉ trong quá trình công tác). Do vậy, một môn học có nhiều giáo viên đảm nhận là việc bình thường và phổ biến.
Ông có nhắn nhủ hay gì về những điều cần thiết đối với các nhà trường cũng như giáo viên để triển khai dạy tốt môn KHTN ở các cấp học?
Trong những năm đầu tiên thực hiện chương trình mới, nhà trường phổ thông cần bố trí giáo viên phù hợp với mạch nội dung dạy học trên nguyên tắc giáo viên thuận lợi trong việc dạy nội dung nào thì bố trí dạy nội dung đó. Công tác phân công giáo viên và xếp thời khóa biểu chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi nhưng cần đảm bảo tính thống nhất của môn học theo sự sắp xếp của các mạch nội dung, không nên tách riêng ra từng phần cho từng giáo viên dạy riêng rẽ.
Từ nay đến khi thực hiện môn KHTN (lớp 6) ít nhất còn 3 năm nữa, đây là thời gian các trường sư phạm tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo viên dạy môn KHTN để có thể dạy tốt môn học. Những giáo viên có khả năng ngoài việc tập huấn dạy nội dung chuyên môn của mình dần dần sẽ được đào tạo theo cơ chế tín chỉ để có thể đảm nhận thêm những nội dung mới mà mình chưa được đào tạo trước đây.
"KHTN là một môn học, không phải 3 môn học riêng rẽ cộng lại một cách cơ học nên hoạt động chuyên môn trong nhà trường cần bố trí lại theo hướng một môn học, giáo viên trong tổ bộ môn KHTN hỗ trợ lẫn nhau những nội dung và chủ đề tích hợp. Ngoài ra, do môn học cần tăng cường hoạt động thực hành và trải nghiệm, nên giáo viên cần phải bỏ nhiều công sức chuẩn bị hơn".
PGS.TS Mai Sỹ Tuấn
Theo Giaoducthoidai.vn
Chương trình mới sẽ khiến trẻ em phải đi học thêm từ 4-5 tuổi Những yêu cầu về kiến thức của chương trình mới đối với học sinh lớp 1 như thế chỉ phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh khối lớp 2. Nếu áp dụng chương trình mới này thì học sinh sẽ buộc phải đi học thêm. (Hình biếm họa về dạy thêm học thêm của Satế) LTS: Đánh giá về dự...