Giáo viên Hà Nội chờ đợi gần 3 giờ để thi viên chức
Mặc dù lịch thi thông báo sẽ bắt đầu từ 8 giờ sáng, nhưng phải đến hơn 10 giờ trưa, nhiều hội đồng thi tuyển viên chức tại Hà Nội mới bắt đầu phát đề cho thí sinh.
Ngày 17/11, các thí sinh thi tuyển viên chức tại Hà Nội cùng bước vào vòng 2 với bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành. Theo lịch, đúng 8 giờ sáng các thí sinh sẽ bước vào thời gian làm bài. Bài thi được thông báo kéo dài 180 phút.
Tuy nhiên, tại nhiều điểm thi ở các quận huyện, thí sinh đã phải chờ đợi trong phòng thi tới gần 3 giờ đồng hồ.
Tại quận Bắc Từ Liêm, phải đến 10 giờ, các thí sinh mới bắt đầu được phát đề. Còn tại Đan Phượng, thời gian làm bài được tính từ 10h20; trong khi, huyện Sóc Sơn bắt đầu từ 9h15.
Cho đến 13 giờ, hầu hết các thí sinh mới kết thúc phần thi của mình.
Việc chờ đợi khiến nhiều thí sinh dự thi cảm thấy sốt ruột và căng thẳng. Thậm chí, nhiều người lo lắng, liệu Sở có hoãn thi thêm một lần nào nữa?
Một số thí sinh cho biết, theo lý giải của cán bộ coi thi, việc chậm trễ phát đề là do phải chờ đợi đề của Sở GD-ĐT Hà Nội mang đến.
Video đang HOT
Vì thí sinh phải đợi đề thi quá lâu, tại nhiều hội đồng thi tuyển đã phát đồ ăn nhẹ do sợ thí sinh… đói lả.
Bánh ngọt và sữa phát cho thí sinh tại Hội đồng thi Hoài Đức
Trong vòng 2 với bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành, đề thi gồm câu hỏi về phần soạn giáo án một bài học cụ thể có trong sách giáo khoa, đồng thời đưa ra các tình huống sư phạm để giáo viên xử lý. Tất cả đều tiến hành làm bài trong 3 tiếng. Riêng khối THCS, giáo viên dạy môn học nào sẽ làm bài thi chuyên môn môn đó.
Dự kiến, sau khi thi vòng 2 chuyên môn, từ ngày 18-24/11 sẽ là giai đoạn tổ chức chấm thi và công bố điểm bài thi viết.
Thúy Nga
Theo vietnamnet
Phát triển văn hóa đọc qua ngày hội đọc sách
Chiều ngày 28/10, Trường Tiểu học Xuân Đỉnh đã tổ chức chương trình "Ngày hội đọc sách" năm 2019. Đây là hoạt động thường niên của nhà trường nhằm xây dựng, phát triển văn hóa đọc cho cán bộ giáo viên và học sinh.
Chương trình thực hiện theo kế hoạch số 117/KH-BCĐ của Ban Chỉ đạo UBND Quận Bắc Từ Liêm về xây dựng "Chương trình nhà trường": Tăng cường các hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong thực tế. Qua trải nghiệm thực tiễn, học sinh có được kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, từ đó sáng tạo, vận dụng vào thực tế để giải quyết vấn đề.
Ban Giám hiệu nhà trường trao quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Đọc sách chính là một quá trình tích lũy kiến thức, giúp cho độc giả không chỉ hiểu biết về tương lai mà còn là cơ hội để hoàn thiện bản thân, nuôi dưỡng tâm hồn. Chính vì vậy, để giúp cho học sinh toàn trường tích cực, chủ động trang bị kiến thức từ nhiều nguồn, đồng thời tạo điều kiện cho phong trào thi đua "Chăm ngoan học giỏi", Trường Tiểu học Xuân Đỉnh đã phát động phong trào đọc sách từ tháng 9/2019.
Tham dự ngày hội, 100% các lớp ghi hình hoạt động đọc sách của học sinh theo nhiều hình thức (đọc sách trong lớp, tại thư viện, đọc sách theo hình thức thư viện mở...). Tại ngày hội, học sinh được trải nghiệm các hoạt động bổ ích như sáng tác thơ, ngâm thơ, vẽ bìa cho sách, sáng tác truyện theo tranh vẽ, sân khấu hóa về nhân vật lịch sử, tìm hiểu sách, báo tiếng Anh hay trình diễn thời trang tái chế "Không sử dụng rác thải nhựa trong học đường"...
"Đánh giá cao tầm quan trọng của văn hóa đọc và vai trò của sách, người làm sách và văn hóa đọc trong cộng đồng, Trường tiểu học Xuân Đỉnh tổ chức ngày đọc sách nhằm giới thiệu nguồn sách hiện nay thư viện của trường. Chúng tôi hy vọng, ngày hội đọc sách năm nay sẽ mang lại cho các em học sinh những niềm vui, nâng cao nguồn tri thức", cô Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Hiệu trưởng nhà trường phát biểu.
Học sinh khối lớp 5 sân khấu hóa truyện về Bác Hồ
Mỗi gian trưng bày sách được giáo viên cùng học sinh trưng bày sách, truyện, báo thành nhiều mô hình và đa dạng. Trong đó các loại sách, báo, truyện có đề tài về lịch sử và Chủ tịch Hồ Chí Minh được các em học sinh lựa chọn nhiều nhất.
Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong ngày hội đọc sách, học sinh được bồi dưỡng tình yêu sách, báo, phát triển văn hóa đọc trong cán bộ giáo viên và học sinh cùng cha mẹ học sinh.
Đây là sân chơi bổ tích thu hút giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh vào các hoạt động văn hóa của nhà trường, bồi đắp cho người đọc lòng yêu nước, yêu lịch sử dân tộc, hướng các em học sinh tới những hoạt động lành mạnh và bổ ích.
Theo anninhthudo
Giáo viên Hà Nội ủng hộ 1 tỷ đồng xây nhà cho đồng nghiệp khó khăn Hai căn nhà trị giá 500 triệu đồng mỗi căn đã được ngành giáo dục Hà Nội bàn giao cho các đồng nghiệp nhằm hỗ trợ phần nào khó khăn khi phải dạy học xa nhà tại địa bàn nghèo của Hà Tĩnh và Quảng Bình. Với mục tiêu hỗ trợ cho đồng nghiệp dạy học trong điều kiện khó khăn tại các...