Giáo viên giúp nhau dạy học trực tuyến
Quen thuộc trên các trang mạng và kênh YouTube với tên gọi “ Hà Bio”, mới đây cô giáo Dương Thị Thu Hà, phó hiệu trưởng Trường THPT Xuân Phương (Hà Nội), đã phát triển mạng lưới hỗ trợ, đồng hành cùng các thầy cô trong giảng dạy trực tuyến.
Cô giáo Dương Thị Thu Hà, phó hiệu trưởng Trường THPT Xuân Phương (Hà Nội) – Ảnh: HÀ THANH
Trao đổi với Tuổi Trẻ, cô Dương Thị Thu Hà nói: “Dạy trực tuyến gặp rất nhiều khó khăn, đôi khi gây áp lực với chính thầy cô và các em học sinh. Tôi mong muốn được đồng hành cùng các thầy cô bằng việc chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân, nhờ đó rút ngắn thời gian học tập của thầy cô”.
* Trong bối cảnh dịch COVID-19, mạng lưới hỗ trợ, đồng hành cùng giáo viên được triển khai như thế nào, thưa cô?
- Trải qua chặng đường dài làm việc với học sinh và cha mẹ học sinh, tôi nhận thấy giáo viên có vai trò đặc biệt quan trọng. Khi giáo viên hạnh phúc sẽ lan tỏa niềm hạnh phúc tới học sinh. Nhưng làm sao để giáo viên có được hạnh phúc?
Từ trăn trở đó, nhóm “Giáo viên sinh học sáng tạo” ra đời, cùng nhau chia sẻ về cách thức tổ chức các hoạt động dạy học, tạo môi trường hỗ trợ thầy cô học tập, chia sẻ kinh nghiệm dạy học chương trình giáo dục phổ thông mới.
Hằng tuần chúng tôi lên lịch chia sẻ kinh nghiệm dạy học trực tuyến, dạy học theo chủ đề, dạy học STEM cũng như chia sẻ cách thức tổ chức dạy học.
Trong thời đại 4.0, thầy cô có thể học mọi lúc, mọi nơi, học những gì mình mong muốn, nhưng điều quan trọng nhất là giáo viên phải chủ động tự học những phần mình còn yếu, còn thiếu, phù hợp với bản thân mình trước khi chờ đợi sự tập huấn đồng bộ từ các đơn vị, tổ chức.
* Hiện nay với việc giảng dạy trực tuyến, thầy cô đang vấp phải rất nhiều khó khăn. Làm sao để nâng cao hiệu quả dạy và học trực tuyến, thưa cô?
- Việc dạy trực tuyến của các thầy cô đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: nền tảng đa phần miễn phí và phụ thuộc vào nhà cung cấp, sự cố đường truyền mạng, khó khăn trong việc tương tác, giám sát học sinh hay chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy trước ống kính camera…
Để nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến, tôi cho rằng có 5 việc cần phải làm.
Một là, cần làm chủ kiến thức. Việc dạy học trực tuyến diễn ra rất nhanh, cho nên với lượng kiến thức nhất định, thầy cô có thể co kéo cho phù hợp với trình độ nhận thức của mỗi học sinh. Với đối tượng học sinh tiếp thu nhanh, cần cung cấp kiến thức sâu và rộng.
Nhưng với đối tượng học sinh tiếp thu kiến thức chậm hơn thì cung cấp kiến thức cơ bản, nền tảng kèm theo ví dụ minh họa sinh động, thực tế khiến học sinh không thấy nhàm chán hay quá tải với giờ học.
Video đang HOT
Hai là, cần làm chủ công nghệ. Thầy cô có thể khai thác công nghệ hỗ trợ giám sát, tương tác với học sinh trong tiết học như Liveworksheets giao bài tập tương tác cho từng học sinh, Padlet giao bài cho học sinh đưa sản phẩm của mình lên hay phần mềm kiểm tra dưới dạng các trò chơi như Blocket.
Ba là, làm chủ cách thức tổ chức các hoạt động trong giờ học. Dựa trên kiến thức, thầy cô lựa chọn cách thức tổ chức sao cho đơn giản, hấp dẫn và quan trọng nhất là huy động được nhiều học sinh tham gia trong giờ học.
Thứ tư là làm chủ thời gian trong tiết học. Mỗi giờ dạy thầy cô nên xây dựng chuyển giao những nhiệm vụ lớn, trọng tâm, có thời gian để học sinh suy nghĩ, thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ. Việc lựa chọn đơn vị kiến thức cần bám sát hướng dẫn tinh giảm của bộ và dựa trên đặc điểm nhận thức của học sinh mà giáo viên lựa chọn nội dung cho phù hợp.
Thứ năm là làm chủ cảm xúc. Trong giờ học trực tuyến, tình trạng rất phổ biến là thầy cô gọi không thấy trò đâu, bài tập giao nhưng học sinh không làm, học sinh vừa ăn vừa học, vào học muộn, thậm chí vừa mở nhạc, chơi game trong giờ.
Cần giữ được sự bình tĩnh, coi những lỗi trên của trò như “nguyên liệu” trong quá trình dạy học, thực hiện tôn chỉ “khen công khai, phê bình riêng tư”.
* Không dừng lại ở giúp đỡ giáo viên, cô còn hướng dẫn, giúp học sinh học thông qua mạng xã hội, kênh YouTube?
- Trước đây, tôi thường xuyên tạo đề thi, cập nhật tài liệu mới hoặc livestream để hỗ trợ kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên do đặc thù công việc, tôi không thể nhận và trả lời tin nhắn của học sinh hằng ngày được.
Do đó, tôi lập ra nhóm “Ôn thi học sinh giỏi, học sinh chuyên sinh” trên Facebook, mở kênh “YouTube tự học sinh học 9.0″ miễn phí nhằm tạo không gian chia sẻ, giải đáp những thắc mắc, xây dựng cộng đồng học sinh tự học cùng nhau mỗi ngày.
Ông Nguyễn Minh Triết (trưởng Ban thanh niên trường học Trung ương Đoàn): Truyền cảm hứng
Qua 5 năm triển khai chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục”, rất nhiều tác giả trẻ đã có công trình, sáng kiến đóng góp vì sự nghiệp giáo dục nước nhà; nhiều công trình, sáng kiến có tính khả thi, áp dụng hiệu quả vào công tác giảng dạy, học tập.
Mới đây, câu chuyện của cô giáo Dương Thị Thu Hà là khách mời trong talk 4 “Tri thức trẻ vì giáo dục” đã truyền cảm hứng cho rất nhiều bạn trẻ gửi công trình, sáng kiến về dự thi năm nay.
Có thể nói, chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” đã tạo bệ phóng cho các tác giả, nhóm tác giả có bước phát triển mới, đạt được thành công nhất định như được xuất bản sách, trao đến tận tay giáo viên, học sinh, có sản phẩm được phát triển ra quốc tế.
Còn 2 tuần nữa sẽ kết thúc vòng nhận hồ sơ chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” năm 2021, nhưng thống kê đến thời điểm này đã có 1.066 công trình, sáng kiến gửi về cho chương trình, đặc biệt là nhiều ý tưởng trong giải quyết vấn đề giáo dục trực tuyến trong bối cảnh dịch COVID-19.
Phần mềm hỗ trợ trẻ tự kỷ, chậm nói
Năm 2020, cô giáo Dương Thị Thu Hà lên ý tưởng về phần mềm “Bé Bi Bô” nhằm hỗ trợ phát triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ nhỏ từ 6 – 60 tháng, đặc biệt cho trẻ chậm nói và trẻ tự kỷ với 3 cấp độ: giao tiếp sớm, giao tiếp ban đầu và giao tiếp tiến triển.
Trước đó, cô cũng ra mắt Cẩm nang dành cho cha mẹ nuôi con có hội chứng Down và tiến hành trao tặng miễn phí cho các bà mẹ có con mắc hội chứng này.
Năm 2017 và 2018, cô hai lần đạt giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo”. Năm 2018, cô nhận huy hiệu “Tuổi trẻ sáng tạo” và đoạt giải nhất chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục”.
Cách đơn giản để học trực tuyến thú vị như học trực tiếp
Để buổi học trực tuyến có thể diễn ra một cách thú vị, nhiều tương tác, đảm bảo các học sinh đều nhận được các kiến thức cần thiết... là nỗi lo lắng của nhiều giáo viên.
Gợi ý cách giúp học sinh tập trung trên lớp học trực tuyến
"Không quản lý được", "chưa quen", "không thể nhận biết thái độ của học sinh", "không làm buổi học sinh động", "độc thoại buồn ngủ"... hàng loạt các vấn đề khó khăn trong dạy học trực tuyến đã được các giáo viên nêu ra trong phần đào tạo "Phương pháp tổ chức lớp học trực tuyến hiệu quả".
Đây là buổi đầu thuộc chuỗi hội thảo "Bí quyết nâng cao hiệu quả giảng dạy trực tuyến thời 4.0" do Hệ thống Giáo dục HOCMAI tổ chức nhằm đồng hành cùng với chương trình "Sóng & Máy Tính" do Bộ TT-TT & Bộ GD-ĐT phát động, có 185 giáo viên học trực tuyến trên Zoom và hơn 1200 giáo viên theo dõi phát trực tiếp cho thấy vấn đề tổ chức lớp học trên môi trường internet sao cho hiệu quả đang là điều khiến nhiều giáo viên quan tâm.
Gợi ý phương pháp giúp học sinh chủ động trong học tập
Điểm danh, chuyện nhỏ mà lớn
Một trong những nỗi lo của giáo viên khi dạy trực tuyến, nhất là ở các bậc học lớn như PTTH, đó là tình trạng "điểm danh ảo". Các học sinh có thể điểm danh giùm cho nhau, hoặc chỉ có mặt vào lúc điểm danh, sau đó không học. Cô Dương Thu Hà, Trường THPT Xuân Phương, Hà Nội, giáo viên Hệ thống Giáo dục HOCMAI, trong phần thuyết trình ở hội thảo đã đưa ra nhiều "phương sách", đảm bảo các học sinh phải luôn hiện diện trong lớp học trực tuyến từ đầu đến cuối giờ học.
Theo cô Hà, việc điểm danh có thể bắt đầu bằng cách theo số lượng quy ước, tùy vào danh sách lớp để mỗi học sinh là một số, trả lời nhanh trên phần mềm rằng mình có mặt. Thế nhưng cách thức này vẫn có thể bị nhờ điểm danh giúp, "đỡ cho bạn".
Cô Hà cho biết thêm có thể thay đổi thời gian điểm danh từng ngày, có thể đầu giờ học giữa giờ học, thậm chí cuối giờ, để các "thần trốn" không biết đích xác thời gian điểm danh lúc nào nên phải có mặt liên tục trong lớp học chứ không phải để máy đó đi làm việc khác.
Một cách khác để điểm danh chính xác hơn là sử dụng Google Form, lập bảng và chuyển link để các em điểm danh vào đúng một phút, cách làm này giúp các học sinh không đủ thời gian để gửi link cho bạn vào điểm danh dù không có mặt trong giờ học.
"Cách điểm danh này cho thấy theo từng giây, rất nhanh, không ai có khoảng thời gian đủ lớn chuyển link đi đâu cả", cô Hà cười nói. Giáo viên cũng phải có danh sách lớp, bất ngờ gọi tên một vài em xem có "đang ngủ" không, đảm bảo các học sinh vẫn đang ngồi trước màn hình lớp học.
Nhưng điểm quan trọng hơn để giữ học sinh có mặt trên lớp đầy đủ và hào hứng, theo cô Hà, là theo dõi sự tích cực của các học sinh, có sự khen thưởng với các học sinh tích cực và các học sinh cố gắng thay đổi. Việc điểm danh theo hướng tích cực ấy sẽ tạo động lực cho các em theo dõi đầy đủ tiết học và không chỉ có mặt cho đủ giờ.
Tạo cơ hội cho những học sinh ít kỹ năng tự học
"Với hình thức học trực tuyến, các học sinh có năng lực tự học thường sẽ có kết quả cao đến rất cao, thậm chí còn hơn ở hình thức học trực tiếp. Nhưng các học sinh như vậy khá ít, trong khi đó, nhóm chiếm số đông là nhóm ít có khả năng tự học, kết quả sẽ thấp hơn hình thức học trực tiếp, tương tác trực tiếp với thầy cô nhiều", Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam - thầy giáo tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI chia sẻ trong hội thảo.
Vì thế, theo thầy, việc quan trọng nhất của giáo viên khi dạy trực tuyến là tạo hệ thống bài giảng phong phú và đảm bảo được mục tiêu các em giỏi sẽ có phần học gợi mở để có kết quả cao hơn và tập trung cho các học sinh trung bình và yếu, ít năng lực tự học có thể tiếp thu đủ nền tảng cần thiết, theo yêu cầu giáo dục. Để làm được điều này, thầy Nam gợi ý các giáo viên nên có một hệ thống học liệu riêng mình.
Ngoài những giờ giảng trực tiếp bằng livestream, các giáo viên có thể làm sẵn nhiều phần video có thể xem lại, để ngoài giờ học chính thức, các học sinh nâng cao và cả học sinh chưa nắm vững bài có thể vào để xem lại nhiều lần bổ sung các kiến thức còn thiếu, nếu chưa rõ có thể hỏi trực tiếp thầy cô qua các kênh giao bài trực tuyến. Nhờ thế thầy cô có thể nắm được khả năng của các em học sinh trong lớp.
"Học trực tuyến rất khác với trực tiếp, vì tính chất cách học, giáo viên phải nới lỏng nội dung, tiến trình và cả thời gian so với học trực tiếp", vì thế để có một buổi giảng tốt, cần có các bài giảng đáp ứng được tính chất của cách học. Với việc dạy trực tuyến, những hình thức trình bày bài học với học sinh khác hẳn với việc viết trên bảng, để học sinh xem từng bước và ghi chép.
Viết bằng phấn bảng như dạy trên lớp, có thể cần nhiều hơn các thiết bị, máy quay, ánh sáng để đảm bảo học sinh quan sát được, thêm vào đó, viết trên bảng có thể quá chậm so với phương thức học, sau đó lại phải xóa đi, mất thời gian. Thầy Nam đề nghị các giáo viên có thể tận dụng các phương tiện mình có như một chiếc điện thoại quay trực tiếp vào trang giấy, thầy cô có thể vẽ sơ đồ, trình bày ngay trên tờ giấy ấy.
Việc cần thiết là các thầy cô nên có phần slide giảng riêng của mình, những slide có thể được vẽ trên giấy, chụp ảnh và cân chỉnh cho đủ sáng, trong trường hợp gấp. Các trình chiếu khác đòi hỏi phải có đầu tư về đa phương tiện, các video, hình ảnh và mô phỏng sẽ thu hút học sinh và giúp các em hình dung trực quan hơn.
Các slide cần tuân thủ việc đừng có quá nhiều chữ, sẽ khiến học sinh ỷ lại, không chú ý lời giảng vì nghĩ thầy cô sẽ gởi cho mình các bảng trình chiếu ấy là được, cũng không nên quá nghèo nàn, thiếu tính đa phương tiện, bố cục không hợp lý... Các trình chiếu này sẽ mất nhiều công để làm nhưng sẽ sử dụng được rất lâu dài, chỉ cần cập nhật thường xuyên.
Một điều quan trọng nữa mà cả thầy Nam và cô Hà đều nhấn mạnh là việc chia nhóm trong các hoạt động và tổ chức các trò chơi học tập, để học sinh có thể dễ tiếp thu hơn. "Chia nhóm thì chúng ta có thể sử dụng các tính năng ngay trên phần mềm hoặc các phần mềm thứ 3, rất nhanh, việc chia nhóm ngẫu nhiên cũng có cái hay là để các em làm quen với các hoạt động với nhiều phong cách khác nhau. Nếu chia nhóm thủ công trên môi trường trực tuyến sẽ mất rất nhiều thời gian, không đủ trong tiết học", cô Hà nói.
Việc tùy chọn nhóm trưởng có thể tạo động lực cho nhiều học sinh, thầy cô có thể vào từng nhóm chia sẻ, hướng dẫn, hỗ trợ thảo luận. Với các trò chơi, các chuyên gia cho rằng, không nên tổ chức quá 2 trò chơi trong tiết học, vì có thể làm "cháy giáo án", các trò chơi học tập đã được thiết kế sẵn trên các ứng dụng với nhiều cách thức và hình ảnh thú vị, giúp các em tương tác tốt hơn trong buổi học của mình.
"Cuối cùng, điều tôi nghĩ tốt nhất cho một buổi học trực tuyến thành công là các thầy cô nên dùng ngôn ngữ, ánh mắt hài hước và thân thiện. Chúng ta cũng phải kiềm chế sự nóng giận vốn có thể xảy ra trên môi trường này, tránh những điều đáng tiếc. Sự khen ngợi và khích lệ rất cần thiết trong các buổi học trên môi trường này", cô Hà chia sẻ.
Đại học đẩy mạnh thi trực tuyến Các trường đại học đều tiếp tục dạy trực tuyến và đang lên kế hoạch tổ chức cho sinh viên thi kết thúc học phần, học kỳ trực tuyến. Sinh viên Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) thi kết thúc học phần bằng hình thức trực tuyến - Ảnh: NGUYỄN NGỌC Theo các chuyên gia, để đảm bảo chất lượng đào...