Giáo viên giỏi chạy từ trường công sang tư

Theo dõi VGT trên

Nếu trước đây khái niệm ‘chảy máuhat chất xám’ được dùng để chỉ việc du học sinh không trở về nước thì nay đang khá phổ biến với hiện tượng lao động giỏi có xu hướng bỏ trường công sang trường tư ngay trong nước.

Giáo viên giỏi chạy từ trường công sang tư - Hình 1

Nhiều giáo viên trẻ chọn trường tư để giảng dạy – ẢNH: TRỌNG HOÀNG

Khi “ hạt giống vàng” cũng nhảy việc

Từ địa phương khác chuyển đến làm giáo viên (GV) trường công lập tại Q.1, TP.HCM là mơ ước không nhỏ đối với nhiều GV. Thế nên phải mất gần một năm suy nghĩ, cân nhắc và đắn đo, thầy giáo H.L.T, GV ngữ văn cấp THCS mới quyết định “nhảy việc” từ trường công lập sang trường tư thục. Sau khi thực hiện các thủ tục theo quy định với nhà trường, thầy T. chuyển đi trong im lặng mà không dám chia tay với học trò. Ngày khai giảng, đến trường mới biết thầy mình không còn dạy, không ít học sinh của trường THCS tại Q.1 ấy đã nhắn tin “hờn trách”.

Sở dĩ học trò luyến tiếc bởi thầy T. là một GV trẻ, cá tính và dám đổi mới, dám dấn thân, không ngừng sáng tạo. Chính thầy là người cùng với học sinh đứng ra thực hiện những dự án học văn một cách nhân văn, “thoát” ra khỏi sách vở, học bằng những trải nghiệm thực tế như: Chuyện đời quanh em, Tiếng gọi từ biển. Cũng từ những dự án có tiếng vang này, GV của TP.HCM cùng một số tỉnh, thành khác đã áp dụng mô hình học tập của thầy H.L.T để giúp học trò học tập tích cực. Không chỉ được ví là người “truyền lửa” cho nhiều đồng nghiệp mà trường nơi thầy T. công tác xem thầy là “hạt giống vàng”.

Trước khi theo học thạc sĩ chuyên ngành hóa học ở Úc, cô V.V.V giảng dạy tại một trường THPT có tiếng của Q.10. Ngay khi tốt nghiệp trở về nước, với suy nghĩ dạy trường công để ổn định công việc, có điều kiện chăm lo cho gia đình, 2 năm trước cô V. nộp hồ sơ đăng ký tuyển dụng vào Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Cô V. trúng tuyển với số điểm khá cao và được hội đồng tuyển dụng đán.h giá tốt sau khi thực hiện những bài phỏng vấn, tiết dạy thử nghiệm. Thời điểm đó, không ít thành viên hội đồng tuyển dụng dự đoán GV mới của trường chuyên nổi tiếng cả nước sẽ tiến nhanh trong sự nghiệp của mình. Thế nhưng, cuối cùng cô V. “nói lời chia tay” ngay trước thềm năm học mới vì có những dự định cho tương lai. Lý do, theo cô V., “dù trường công ổn định nhưng lại không đảm bảo những điều kiện khác”.

“Chả.y má.u ngày càng nặng”

Phát biểu tại buổi làm việc của cán bộ chủ chốt ĐH Quốc gia TP.HCM với đoàn công tác Ban Kinh tế T.Ư ngày 10.10 vừa qua, PGS-TS Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc ĐH này, cho biết có hiện tượng rất đáng quan ngại là “chả.y má.u” chất xám ngày càng nặng từ trường công sang tư. Ông Đạt cho biết, ĐH Quốc gia TP.HCM cũng rơi vào tình trạng này. Đáng nói, hiện tượng này không chỉ xảy ra với người đã nghỉ hưu mà ngay trong lực lượng lao động trẻ.

“Tôi nghĩ một phần là do thiếu nguồn lực ở trường tư và nếu nguồn lực này không tốt hơn, tình trạng “ chả.y má.u chất xám” sẽ trầm trọng hơn. Sẽ rất tiếc nếu trường công không giữ được lực lượng này”, ông Đạt chia sẻ.

Tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, PGS-TS Trần Thiên Phúc, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết trong khoảng 8 năm ông làm quản lý, có khoảng vài chục cán bộ giảng viên của trường chuyển sang các trường tư. Trong đó không ít người trước khi đi đang là giảng viên và khi chuyển sang trường tư đều được giữ chức vụ trưởng bộ môn, trưởng khoa và nhiều người trong ban giám hiệu.

Nguyên hiệu trưởng một trường ĐH tại TP.HCM cho biết trong một nhiệm kỳ 5 năm có 5 người xin nghỉ để chuyển sang làm tại các trường khác. Chưa kể số người xin học bổng du học rồi tìm cách ở lại nước ngoài. Đây chủ yếu là cán bộ giảng viên các ngành khoa học tự nhiên, những người có trình độ cao và năng lực thực sự.

Chiến dịch “ săn người” của trường tư

Hiện nay, những trường tư, đặc biệt những trường có điều kiện về tài chính, đã tạo nhiều chính sách để thu hút và “săn” GV, quản lý các trường có uy tín về chuyên môn và trình độ.

Video đang HOT

Năm học trước, những người trong ngành giáo dục tại TP.HCM không khỏi bất ngờ và “sốc” trước việc 3 hiệu phó và 4 GV của những trường tiểu học, THCS có tiếng tại TP chuyển sang làm ở các trường tư. Trong số đó có người đã đoạt giải nhất GV sáng tạo, được vinh danh tại Diễn đàn Giáo dục toàn cầu tổ chức tại Mỹ và là người truyền cảm hứng cho GV trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, hướng học sinh đến với kỹ năng toàn cầu. Còn trong năm học này, một hiệu trưởng THCS năng động, có nhiều ý tưởng đổi mới, sáng tạo của quận nội thành đã được một số trường tư mời về làm việc. Tuy nhiên ý định này chưa kịp thực hiện vì những người phụ trách công tác tổ chức cán bộ của địa phương đó đã có những buổi trao đổi, làm công tác tư tưởng để “giữ chân” GV.

Còn hiệu trưởng của một trường THCS có GV “nhảy việc” nói: “Thầy cô ra trường đã hơn 10 năm, dạy cả 2 buổi, tăng tiết suốt tuần mà tổng thu nhập khoảng 6 triệu đồng/tháng. Trong khi các trường tư có chế độ đãi ngộ với thu nhập gấp 4 lần và điều kiện cơ sở vật chất khác hoàn toàn nên khó mà níu giữ, vì rõ ràng mình không thể đáp ứng những điều kiện như vậy”.

Ý Kiến

Trường công lập không thể nuôi sống, đáp ứng nhu cầu

“Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ dạy trường công hay tư. Việc dạy ở trường công hay tư đều không ảnh hưởng gì đến uy tín, năng lực chuyên môn… Muốn làm tốt nghề thì phải nuôi sống bản thân trước đã. Do vậy, khi trường công lập không thể nuôi sống và đáp ứng nhu cầu bản thân, gia đình, không thể tạo mọi điều kiện có thể để tôi phát triển bản thân… thì tôi quyết định đến với một trường tư thục mang định hướng quốc tế”.

Giáo viên H.L.T (TP.HCM)

Lương quá thấp không đảm bảo cuộc sống

“Tôi chuyển từ trường công sang làm ở một trường quốc tế sau 4 năm vì thu nhập ở trường công không đủ trang trải cuộc sống. Khi có bằng thạc sĩ, thu nhập cũng chỉ 4,1 triệu đồng/tháng, nếu chịu khó coi thi cật lực thì có thể kiếm thêm trên 2 triệu đồng/học kỳ. Lương quá thấp không đảm bảo được cuộc sống”.

Một cựu giảng viên Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM

Theo thanhnien

Chi phí đại học ở nơi đắt đỏ nhất thế giới

Học phí đắt đỏ, sinh viên ngoài bang và người không cư trú tại Mỹ phải trả nhiều gấp đôi, gấp ba so với sinh viên trong bang.

Học phí ở đại học Mỹ là bao nhiêu? Nếu quan tâm đến việc học tập tại xứ sở cờ hoa, một trong những yếu tố quan trọng nhất để cân nhắc là bạn sẽ phải bỏ ra bao nhiêu tiề.n trong những năm tháng sinh viên.

Học phí vượt xa các nước

Nổi tiếng nhất thế giới về giáo dục bậc cao, Mỹ đồng thời có mức học phí đại học cao nhất trong số 35 thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), xét cả trường công và tư, theo báo cáo công bố tháng 9/2017.

Học phí trung bình hàng năm dành cho hệ cử nhân của đại học công lập ở Mỹ năm học 2015-2016 là 8.202 USD. Xếp thứ hai là Chile với 7.654 USD mỗi năm cho trường công. Trong khi đó, khoảng một phần ba quốc gia trong OECD không tính phí cho các cơ sở công lập. Ở 10 quốc gia, học phí thấp hơn 4.000 USD.

Chi phí đại học ở nơi đắt đỏ nhất thế giới - Hình 1

Học phí hệ cử nhân cơ sở công lập tại một số nước OECD năm học 2015-2016. Đồ họa: Business Insider

Hầu hết thành viên của OECD là nước phát triển có mức thu nhập cao. Các quốc gia phát triển khác ngoài tổ chức như Trung Quốc hay Singapore cũng không có chi phí đại học trung bình cao như Mỹ.

Đối với trường tư, khoảng cách giữa học phí của Mỹ và các quốc gia trong OECD trở nên rõ nét. Năm học 2015-2016, trung bình một cử nhân ở Mỹ mất 21.189 USD mỗi năm khi học trường tư, cao gấp nhiều lần các quốc gia khác.

Chi phí đại học ở nơi đắt đỏ nhất thế giới - Hình 2

Học phí hệ cử nhân cơ sở tư thục tại một số nước OECD năm học 2015-2016. Đồ họa: Business Insider

Nếu một số quốc gia phân chia học phí khác nhau cho sinh viên trong Liên minh châu Âu (EU) và sinh viên quốc tế, đại học Mỹ tính phí sinh viên trong bang khác ngoài bang và người không cư trú tại Mỹ. Forbes thông tin, mức phí vốn đã "trên trời" sẽ tăng gấp đôi, gấp ba đối với sinh viên ngoài bang và quốc tế.

Cụ thể, tại Đại học bang Arizona, sinh viên đại học trong bang trả 10.370 USD và sinh viên quốc tế trả 28.270 USD học phí năm học 2016-2017. Tương tự, tại Đại học Purdue ở Indiana, một cư dân Indiana sẽ trả khoảng 5.000 USD mỗi năm nhưng một người không cư trú phải trả hơn 15.000 USD. Những con số này chưa bao gồm phí nhà ở đắt đỏ hay bảo hiểm y tế.

Đại học Michigan (một trong những đại học công lập có thứ hạng cao) đang tính phí cho sinh viên ngoài bang là 45.410 USD mỗi năm, thêm khoảng 10.872 USD phí ăn ở, 1.048 USD cho sách và thiết bị học tập, 2.454 USD cho các chi phí cá nhân khác. Tổng cộng, mỗi sinh viên tốn khoảng 59.784 USD mỗi năm.

Chi phí ăn ở, sinh hoạt

Theo Times Higher Education, nhìn chung các làng đại học ở vùng Trung Tây nước Mỹ có mức sống thấp hơn, phía Đông và phía Bắc cao hơn. Trung bình, mỗi căn hộ bắt đầu từ mức 500 USD mỗi tháng (căn hộ một phòng ngủ ở khu vực nông thôn) lên đến 3.500 USD mỗi tháng (căn hộ một phòng ngủ ở Boston).

Chỗ ở trong khuôn viên trường thường là ký túc xá, với khoảng 2-3 người mỗi phòng. Mọi người dùng chung nhà tắm và nhà vệ sinh. Năm 2017, phòng ký túc xá ở Mỹ giá trung bình 10.440 USD mỗi năm tại đại học công lập bốn năm hoặc 11.890 USD mỗi năm tại đại học tư thục bốn năm, gồm tất cả tiện tích và chi phí liên quan đến chỗ ở. Mỗi đại học ước tính phí ăn ở cho sinh viên, đăng tải trên website.

Các dịch vụ điện nước có thể không được gộp trong giá thuê nhà. Điện tốn khoảng 50-100 USD mỗi tháng và phí sưởi ấm cũng tương tự. Nước, hệ thống thoát nước và thu gom rác thải được chủ nhà trả, nhưng nếu trách nhiệm đó thuộc về người thuê nhà, số tiề.n phải bỏ ra là 50-75 USD ba tháng một lần.

Phí mua hàng tạp hóa ở Mỹ rơi vào khoảng 20-60 USD mỗi người trong một tuần, tùy thuộc chế độ ăn uống. Giá trái cây và rau tươi chênh lệch đáng kể ở các nơi khác nhau trên cả nước. Một số khu nhà ở hay ký túc trong trường đại học có gói bữa ăn đi kèm phí thuê phòng.

Tiề.n Internet mỗi tháng khoảng 45-50 USD, xăng tốn khoảng 3,5 USD cho mỗi gallon (4,5 lít). Vé giao thông công cộng hàng tháng có giá 50-60 USD, một số khu vực giảm giá cho sinh viên. Chi phí trung bình cho sách và tài liệu học tập mỗi năm rơi vào khoảng 1.170 USD, hay 390 USD mỗi học kỳ.

Đối với sinh viên ngoại quốc, một khoản tiề.n bắt buộc khác cần xem xét là thị thực du học, có giá 160 USD. Quá trình nộp đơn có thể kéo dài, nên bắt đầu khoảng 3-5 tháng trước khi vào học kỳ.

Hỗ trợ tài chính

Chi phí học tập tại Mỹ rất cao nhưng điều quan trọng là phải xem xét giữa giá nguyên gốc (quảng cáo trên website đại học) và khoản thực trả của sinh viên sau khi tìm hiểu các nguồn tài trợ.

Năm 2013-2014, 85% sinh viên hệ cử nhân toàn thời gian tại đại học công lập bốn năm và 89% sinh viên đại học tư thục phi lợi nhuận hưởng lợi từ một số hình thức hỗ trợ tài chính.

Chi phí đại học ở nơi đắt đỏ nhất thế giới - Hình 3

Sinh viên dự lễ phát bằng vào tháng 5 năm 2018 của Đại học Harvard. Ảnh: Center for American Progress

Thông thường, những đại học uy tín nhất nước Mỹ với mức học phí cao ngất ngưởng lại mang đến cho sinh viên nhiều cơ hội tài trợ nhất. Chẳng hạn, khoảng 91% sinh viên tại Viện Công nghệ Massachusetts nhận được hỗ trợ tài chính.

Hỗ trợ tài chính có nhiều dạng: học bổng dựa trên kết quả học tập, trợ cấp tùy vào điều kiện tài chính, cung cấp vị trí trợ giảng hoặc hỗ trợ nghiên cứu, vừa học vừa làm. Một số loại hỗ trợ chỉ dành cho công dân Mỹ nhưng sinh viên quốc tế cũng không thiếu cơ hội giành học bổng hấp dẫn. Ví dụ, Đại học Pennsylvania dành 6 triệu USD mỗi năm để tài trợ cho sinh viên sau đại học ngoài nước Mỹ.

Một số đại học thứ hạng cao ở Mỹ vận hành chính sách tuyển sinh needs-blind admission, có nghĩa trường không quan tâm đến nền tảng tài chính của sinh viên trong quá trình ứng tuyển và hứa cung cấp hỗ trợ tài chính để mọi ứng viên thành công có thể hưởng lợi. Trong năm 2017, các cơ sở này bao gồm Viện Công nghệ Massachusetts, Đại học Harvard, Đại học Princeton, Đại học Yale và Đại học Amherst.

Ngoài ra, chính phủ Mỹ tài trợ một vài chương trình học bổng cho sinh viên quốc tế, chẳng hạn chương trình sinh viên nước ngoài Fulbright và chương trình học bổng Hubert Humphrey.

Thùy Linh

Theo Vnexpress

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đình chỉ cô giáo ở Hà Nội có hành vi thân mật với na.m sin.h trong lớp học
17:15:34 02/10/2024
Phan Đạt rút khỏi showbiz hậu "bó.c phố.t" chấn động, một nam diễn viên lập tức khóa trang cá nhân
15:09:26 02/10/2024
Xác minh clip nữ "giáo viên" có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT
16:00:10 02/10/2024
NSƯT Hữu Châu bị réo chèn ép diễn viên trẻ, Phan Đạt công khai tin nhắn riêng tư
16:19:43 02/10/2024
Miss Grand 2024: Quế Anh bị phẫn nộ khủng khiếp, chưa từng có lịch sử nhan sắc
15:15:24 02/10/2024
Nữ giáo viên trẻ có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT tường trình gì?
17:23:55 02/10/2024
Bà Phương Hằng "quay xe", huỷ kèo quyên góp bão lũ, bị 1 sao nam réo thẳng tên
17:44:50 02/10/2024
Điểm mặt sao Việt tham gia nhóm "khăn giấy ướt" của Negav, loạt cái tên bất ngờ
13:36:40 02/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bỏ nghề streamer vì lương 7 triệu đồng/tháng, hot streamer xinh đẹp giờ ra sao?

Netizen

18:57:21 02/10/2024
Hà Kiều Trang hay Trang Banana - nữ streamer sinh năm 1998, quê ở Ba Vì, Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Y tế Hà Nội, cuối năm 2018, cô bén duyên với nghề làm streamer.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 46: Chải gặp được khách sộp, Như bị "sugar daddy" lảng tránh

Phim việt

18:50:49 02/10/2024
Có vẻ như công việc làm shipper của Chải đã có những dấu hiệu tích cực. Con đường kiế.m tiề.n của cậu dường như sắp bớt khó nhọc hơn.

Khoảng 30 người tiếp xúc với hổ chế.t nghi nhiễm cúm A/H5N1 tại Đồng Nai

Tin nổi bật

18:47:41 02/10/2024
Hôm nay (2/10), ông Lê Quang Trung - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai - cho biết qua điều tra dịch tễ, bước đầu ghi nhận có 30 người tiếp xúc với các con hổ tại khu du lịch Vườn Xoài (phường Phước Tân, TP Biên Hòa).

Nguyên nhân khiến Italy và Thụy Sĩ vẽ lại biên giới

Thế giới

18:32:59 02/10/2024
Theo chính phủ Thụy Sĩ, ngay sau khi cả hai bên ký kết, thỏa thuận sẽ được công bố và thông tin chi tiết về biên giới mới sẽ được công khai.

Hai cựu hiệu trưởng và thuộc cấp chi sai, hạch toán ngoài sổ sách cả trăm tỷ đồng

Pháp luật

18:31:02 02/10/2024
Ngày 2/10, Viện KSND tỉnh Đồng Nai đã hoàn tất cáo trạng truy tố 8 bị can là cựu lãnh đạo và nhân viên Trường Đại học Đồng Nai về tội tham ô tài sản và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ...

Hoa hậu Quế Anh đăng tâm thư trước thềm dự thi Miss Grand International 2024

Sao việt

17:45:47 02/10/2024
Trên trang cá nhân mới đây, Hoa hậu Quế Anh đã đăng tải bức tâm thư ngay trước thêm tham dự đấu trường nhan sắc Miss Grand International 2024.

Nhận miễn phí tựa game có giá gần 300.000 VND trên Steam, thời gian chỉ kéo dài 24 tiếng

Mọt game

17:38:27 02/10/2024
Không giống như Epic Games Store với những ưu đãi miễn phí định kỳ mỗi tuần, Steam thường xuyên mang tới những bất ngờ thú vị tới với người chơi.

Beyoncé nhận kết cục đắng vì dính líu tội ác của Diddy, thao túng Justin Bieber?

Sao âu mỹ

17:19:26 02/10/2024
Những ngày này, vụ việc của Diddy đang là tâm điểm của mọi sự chú ý, cũng là sự kiện gây chấn động nhất trong năm 2024. Nhiều người bàng hoàng tự hỏi tại sao những vụ việc kinh hoàng này đến bây giờ mới bị đưa ra ánh sáng.

Xếp hạng may mắn của 12 con giáp ngày 3/10/2024: Tuổ.i Sửu và Tỵ có vận may cực tốt

Trắc nghiệm

16:49:30 02/10/2024
Xếp hạng may mắn 12 con giáp hôm nay 3/10. Đâu là con giáp may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.Xếp hạng may mắn nhất: Tuổ.i Sửu và Tỵ

Hôm nay nấu gì: Bữa tối ngon miệng, đủ chất với 3 món thú vị

Ẩm thực

16:43:42 02/10/2024
Bữa tối ngon miệng, đủ chất với 3 món thú vị. Đảm bảo bữa ăn hợp mùa thu này ai cũng sẽ thích thú khi thưởng thức.